Thực trạng các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trung học cơ sở của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa (Trang 63)

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lập Thạch hiện nay

Để đánh giá được thực trạng phát triển đội ngũ GV các trường THCS trong luận văn đã sử dụng Phiếu khảo sát theo mẫu số 2, đối tượng khảo sát gồm 50 người là lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, lãnh đạo và chuyên viên phòng Nội vụ, lãnh đạo UBND huyện, CBQL ở các trường THCS trên địa bàn huyện.

Bảng cho điểm theo thang điểm 5 tương ứng với các loại: tốt (5 điểm), khá (4 điểm), trung bình (3 điểm), yếu (2 điểm), kém (1 điểm).

Kết quả điều tra được phân tích và trình bày theo từng nội dung như sau:

2.3.1. Thực trạng công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Trong những năm qua huyện đã triển khai công tác quy hoạch phát triển ĐNGV, bắt đầu bằng việc căn cứ vào quy mô phát triển các nhà trường để xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng ĐNGV. Trên cơ sở phân tích thực trạng ĐNGV hiện có mà lập kế hoạch tuyển chọn, kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển ĐNGV.

Trong các năm học qua các nhà hàng năm huyện đều tổ chức tuyển dụng thêm giáo viên nhưng số lượng giáo viên vẫn cịn thiếu so với định mức của Bộ. Tình trạng thiếu giáo viên kéo dài làm ảnh đến việc điều hành, sắp xếp chuyên môn, cử giáo viên đi học nâng cao... Mặt khác, việc xây dựng quy hoạch phát

64

triển ĐNGV các nhà trường chưa được thường xuyên tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn phát triển của các nhà trường. Với 6 tiêu chí để khảo sát thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ GV ở các trường THCS, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.13. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng việc xây dựng quy hoạch phát

đội ngũ GV cáctrường THCS huyện Lập Thạch

TT Tiêu chí

Số lƣợng ngƣời cho điểm

Theo từng tiêu chí Điểm TB

1 đ 2 đ 3 đ 4 đ 5 đ 1 Xác định đúng mục tiêu phát triển đội ngũ

GV đến năm 2020. 1 6 29 10 4 3.2 2

Xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ GV ở các trường THCS có tính khả thi.

5 9 15 16 5 3.14

3

Xây dựng được tiêu chuẩn giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp GV THCS ở các trường THCS.

1 4 5 30 10 3.88

4 Dự kiến được các nguồn lực thực hiện

quy hoạch 3 6 16 18 7 3.4 5 Lựa chọn các giải pháp thực hiện quy

hoạch. 7 10 16 12 5 2.96 6

Quy hoạch luôn được xem xét, bổ sung, điều chỉnh, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, thúc đẩy được sự phấn đấu, vươn lên của cán bộ, GV.

3 10 15 13 9 3.3

Điểm bình qn các tiêu chí 3.31

Theo số liệu bảng số 2.13 ta thấy thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ GV các trường THCS huyện Lập Thạch còn rất nhiều nội dung cần quan tâm.

Các tiêu chí đều đạt ở mức trung bình khá, điểm trung bình chung cho các tiêu chí của cơng tác quy hoạch là 3.31, tỷ lệ này mới chỉ ở mức trên trung bình . Do đó, cơng tác này được đánh giá là chưa tốt.

65

2.3.2. Về công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên

Công tác tuyển chọn giáo viên là công tác quan trọng nhằm phát triển về số lượng, cơ cấu và chất lượng ĐNGV trong hệ thống các trường THCS. Thực tế trong những năm vừa qua, công tác tuyển chọn ĐNGV các trường THCS được thực hiện theo hướng sau: Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch của các trường, Phòng GD&ĐT tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch biên chế cho tất cả các trường và có chi tiết tới từng bộ môn và cùng với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt, sau đó phân chỉ tiêu giáo viên mới về các trường và luân chuyển các giáo viên.

Với 5 tiêu chí để khảo sát thực trạng công tác tuyển chọn luân chuyển đội ngũ GV ở các trường THCS, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.14. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn, luân

chuyển đội ngũ GV các trường THCS huyện Lập Thạch

TT Tiêu chí

Số lƣợng ngƣời cho điểm theo từng tiêu chí Điểm TB

1 đ 2 đ 3 đ 4 đ 5 đ 1

Xây dựng được tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ GV ở các trường THCS.

1 2 13 15 19 3.98

2 Thực hiện sắp xếp sử dụng độ ngũ GV ở các

trường THCS theo đúng quy định. 2 13 11 13 11 3.36 3

Thực hiện công tác luân chuyển GV từ trường thừa sang trường thiếu theo đúng quy định phù hợp với từng trường .

0 6 18 18 8 3.56

4

Việc luân chuyển thực sự động viên, khích lệ được đội ngũ GV ở các trường THCS để yên tâm công tác.

3 6 21 11 9 3.34

5

Luân chuyển đội ngũ GV ở các trường THCS đúng nguyện vọng và hoàn cảnh của GV.

6 13 11 12 8 3.06

Điểm bình qn các tiêu chí 3.46

Việc luân chuyển đội ngũ GV đã thực hiện song chưa triệt để, nhiều trường vẫn còn thiếu GV trong khi đó có trường thừa GV, có nhiều GV có

66

nguyện vọng luân chuyển về những trường gần nhà nhưng không được ln chuyển. Điểm bình qn tiêu chí của công tác này là 3,46 điểm, ở mức trên trung

bình.

Như vậy việc tuyển chọn luân chuyển đội ngũ GV THCS huyện Lập Thạch cần quan tâm và thực hiện tốt hơn nữa, góp phân nâng cao chất lượng quản lý cũng như chất lượng giáo dục của các nhà trường trên địa bàn huyện nói chung và các trường THCS nói riêng.

2.3.3. Về cơng tác sử dụng đội ngũ giáo viên

Việc sử dụng ĐNGV của các nhà trường trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, trên quan điểm “đúng người, đúng việc”, “đúng chuyên môn, đúng khả năng”, không những đã phát huy được hết năng lực của

ĐNGV mà cịn làm cho mơi trường làm việc thoải mái, giúp họ làm việc nhiệt tình hơn trong giảng dạy và hồn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ của trường đề ra.

Bảng 2.15. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng công tác sử dụng đội ngũ GV

các trường THCS huyện Lập Thạch

TT Tiêu chí

Số lƣợng ngƣời cho điểm theo từng tiêu chí Điểm

TB

1 đ 2 đ 3 đ 4 đ 5 đ 1 Bố trí GV thành các tổ chun mơn trong

nhà trường . 2 4 6 12 26 4.1 2 Các tổ trưởng, nhóm trưởng là các GV có

năng lực và uy tín. 4 5 7 5 29 4.0 3 Phân công giảng dạy phù hợp với chuyên

môn và sở trường của GV. 5 9 12 15 9 3.3 4 Phân công GV căn cứ vào vị trí nhu cầu

của từng nhà trường 3 6 14 21 6 3.4 5 Phát huy được tiềm năng GV qua công

việc. 6 3 8 24 9 3.5

Điểm bình quân các tiêu chí 3.7

Qua khảo sát cho thấy ĐNGV các trường được bố trí thành các tổ chuyên môn, theo đúng điều lệ trường phổ thơng điểm trung bình đạt 4.1 cao hơn điểm bình qn các tiêu chí.

67

Việc bố trí sử dụng ĐNGV ở các nhà trường cơ bản là đúng người, đúng người đúng việc. điểm bình quân đạt 4.0 cao hơn điểm bình qn các tiêu chí.

Nhà trường đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác và sử dụng ĐNGV hiện có thơng qua việc thường xun kiểm tra, thanh tra, đánh giá từng năm, từng học kỳ từ tổ chun mơn đến từng giáo viên nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp hiệu quả trong việc điều chỉnh sắp xếp, lựa chọn và sử dụng ĐNGV của trường.

Mặc dù vậy, công tác sử dụng ĐNGV của các nhà trường trong những năm qua vẫn còn một số tồn tại: Phương án sử dụng ĐNGV chưa thực sự hợp lý, chưa phát huy được thế mạnh của ĐNGV (số lượng giáo viên được huy động để giảng dạy nâng cao và bồi dưỡng học sinh giỏi cịn ít, chủ yếu là giáo viên lớn tuổi). Số lượng giáo viên hiện nay vẫn còn thiếu cho nên một số GV vẫn phải dạy nhiều hơn so với mức quy định.

2.3.4. Về công tác đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng đối với ĐNGV nhà trường, nên trong những năm qua việc đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng ĐNGV đã được nhà trường đặc biệt quan tâm. Theo thống kê, đến năm học 2012 - 2013 có 08 GV có trình độ thạc sỹ và 03 GV đang học cao học.

Nhà trường ngoài việc được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học… còn được đầu tư về kinh phí cho việc bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nhận thức, chun mơn, nghiệp vụ cho ĐNGV. Nhà trường luôn chú trọng xây dựng được đội ngũ nhà giáo về cơ bản có phẩm chất đạo đức.

Trong những năm qua nhà trường đã tăng cường công tác bồi dưỡng theo chuyên đề và bồi dưỡng thường xuyên cho 100% giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Do vậy, để làm tốt cơng tác này thì việc quy hoạch đội ngũ cán bộ cơng chức, viên chức là nội dung trọng tâm đảm bảo cán bộ, GV đi vào nề nếp, chủ

68

động đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và trong tương lai, đầu tư phát triển về số lượng và chất lượng. Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về tin học, đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng hè, ứng dụng CNTT trong giảng dạy...

Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục và phát triển ĐNGV trong giai đoạn mới hiện nay thì cơng tác đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV vẫn còn nhiều bất cập: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa được cụ thể, các nội dung, hình thức bồi dưỡng chưa được đa dạng... điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng ĐNGV nhà trường.

Với 5 tiêu chí để khảo sát thực trạng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV ở các trường THCS, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.16. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV

các trường THCS huyện Lập Thạch

TT Tiêu chí

Số lƣợng ngƣời cho điểm

Theo từng tiêu chí Điểm TB 1 đ 2 đ 3 đ 4 đ 5 đ

1 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác định

có tính khả thi. 0 2 16 19 13 3.86 2 Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

bằng nhiều hình thức. 1 12 14 18 5 3.28 3 Tạo điều kiện cho GV đi học Đại học, thạc

sỹ... 10 17 15 4 4 2.5

4 Sử dụng hợp lý GV sau khi kết thúc khoá

đào tạo hoặc bồi dưỡng 7 11 13 11 8 3.04 5

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nằm trong quy hoạch chưa bổ nhiệm chức danh quản lý.

10 12 15 9 4 2.7

Điểm bình quân các tiêu chí 3.07

Theo đánh giá của các chuyên gia, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV các trường THCS huyện Lập Thạch ở mức trung bình.

Bảng 2.16 cho thấy điểm bình qn các tiêu chí là 3,07, tức là mức chưa

69

tốt. Thậm chí có 3/5 tiêu chí ở dưới mức trung bình là: Tạo điều kiện cho GV đi học Đại học, Thạc sĩ...; sử dụng hợp lý đội ngũ GV sau khi họ kết thúc khoá học bồi dưỡng hoặc đào tạo;

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nằm trong quy hoạch chưa bổ nhiệm chức danh quản lý. Hàng năm Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện cử GV có năng lực nằm trong diện quy hoạch đi học nâng cao trình độ chun mơn. Tuy nhiên phịng GD&ĐT chưa có kế hoạch riêng về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, mà thường chỉ thực hiện riêng lẻ từng năm và trên thực tế chưa thực hiện đào tạo, bồi dưỡng một cách tồn diện.

2.3.5. Về cơng tác đánh giá đội ngũ giáo viên

Công tác kiểm tra, đánh giá của Phòng GD&ĐT đối với đội ngũ GV ở các cấp học nói chung, cấp THCS nói riêng là việc làm thường xuyên, theo định kỳ.

Hàng năm Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngay từ đầu năm học, kế hoạch này được thông báo rộng xuống cơ sở. Nội dung thanh tra, kiểm tra chủ yếu là việc thực hiện nhiệm vụ năm học, quản lý hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.

Bảng 2.17. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội

ngũ GV các trường THCS huyện Lập Thạch

TT Tiêu chí

Số lƣợng ngƣời cho điểm theo

từng tiêu chí Điểm TB

1 đ 2 đ 3 đ 4 đ 5 đ 1

Có kế hoạch cụ thể của Phịng GD&ĐT về việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động GD đối với GV các trường THCS.

0 0 1 2 47 4.92

2

Nội dung thanh tra, kiểm tra được Phòng GD&ĐT thực hiện đúng với quy định, phù hợp để đánh giá công tác giảng dạy, quản lý của các nhà trường.

0 0 2 10 38 4.72

3

Có những điều chỉnh bằng các quyết định quản lý và có hiệu lực sau thanh tra, kiểm tra.

0 1 9 15 25 4.28

4

Công tác thanh tra, kiểm tra thực sự thúc đẩy, giúp đội ngũ GV các trường THCS nâng cao, phát triển về phẩm chất đạo đức

0 2 7 18 23 4.24

70

và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. 5

Căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra, lấy đó là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng cuối năm học.

3 5 15 15 12 3.56

Điểm bình qn các tiêu chí 4.34

Qua kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá với 5 tiêu chí cho thấy cơng tác này ở huyện Lập Thạch đã được thực hiện tương đối tốt, điểm trung bình các tiêu chí là 4,34; có 4/5 tiêu chí đạt khá tốt và tốt.

Mặc dù vậy, công tác thanh tra, kiểm tra khơng tránh khỏi một số hạn chế đó là: Những điều chỉnh sau khi thanh tra, kiểm tra chưa thực sự tốt, chưa có biện pháp phù hợp. Đơi khi cơng tác thanh tra cịn mang tính động viên, nhắc nhở, các nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra chưa được phong phú.

Công tác kiểm tra đánh giá xếp loại GV THCS của huyện được tiến hành thường xuyên, kết hợp với nhiều hình thức đánh giá (qua thanh tra tồn diện của Phịng GD & ĐT, qua kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà trường, qua đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp GV) góp phần cho các cấp quản lý giáo dục, các trường nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ, từ đó giúp cho việc bố trí, sử dụng có hiệu quả đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục.

Việc đánh giá xếp loại được tiến hành có nề nếp hàng năm, tỷ lệ GV xếp loại xuất sắc, loại khá, tăng hàng năm, góp phần tạo ra động lực thi đua dạy tốt học tốt.

Hạn chế: Nội dung đánh giá một số điểm chư hợp lý, cách tính điểm khá phức tạp, khó vận dụng, hình thức. Một số trường chưa quán triệt đầy đủ nội dung yêu cầu, mức độ thái độ đánh giá còn bộc lộ tư tưởng hữu khuynh, tỷ lệ xuất sắc khá chưa phản ánh đứng thực chất.

71

Phương pháp kiểm tra đánh giá còn cứng nhắc chưa linh hoạt mềm dẻo. Công tác tư vấn, thúc đẩy chưa chỉ ra hướng giải quyết những khuyết điểm của GV khi thực hiện quy chế chuyên môn.

Việc đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp GV THCS triển khai hiệu quả chưa cao ở các nhà trường. Ý thức tự đánh giá của một bộ phận GV chưa cao, đánh giá chưa khách quan, thiếu các nguồn minh chứng.

2.3.6. Về xây dựng môi trƣờng, động lực phát triển ĐNGV

Để tạo điều kiện cho ĐNGV làm tốt công tác giảng dạy, được phát huy tối đa tài năng sáng tạo của mình, đảm bảo những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giúp cho họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội, các trường THCS huyện Lập Thạch đã thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đãi ngộ. Điều này đã giúp cho ĐNGV có cuộc sống cả về vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa (Trang 63)