Chủ thể quản lý quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30)

1.2 .NỘÌ dung pháp luật về quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1. Quy định về quản lý quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1.1. Chủ thể quản lý quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Quỹ BHXHBB được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ NLĐ trong một số trường hợp khó khăn, góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội cùa Nhà nước. Do vậy, quỹ BHXHBB cần được quản lý một cách hiệu quả để vừa hỗ trợ NLĐ kịp thời vừa đảm bảo sự ổn định bền vững của quỹ. Trách nhiệm quản lý quỹ được pháp luật điều chỉnh tương đối cụ thề bao gồm Cơ quan Bảo hiểm xã hội, Hội đồng quản lý quỳ và một số chủ thể khác.

2.1. ỉ. ỉ Cơ quan Bảo hiểm xã hội

BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Cụ thể, ở trung ương là BHXH Việt Nam. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH tỉnh, thành phố (BHXH tỉnh) trực thuộc BHXH Việt Nam. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố (BHXH huyện) trục thuộc BHXH tỉnh. Ngoài ra BHXH còn chịu sự quản lý Nhà nước của một số Bộ liên quan như: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; cùa Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Chức năng và nhiệm vụ của Cơ quan BHXH được quy định cụ thể tại Nghị định

89/2020/NĐ-CP ngày 04/08/2020 bao gồm:

• Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam

• Xây dựng, trỉnh Chính phủ, và thực hiện các chiến lược, kể hoạch, dự án, đề án sau khi được phê duyệt.

• Tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT. • Quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHTN, BHYT.

• Thanh tra, xử phạt hành chính, đảm bảo việc đóng BHXH, BHTN, BHYT được thực hiện đúng pháp luật;

• Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, và các báo cáo khác theo quy định của pháp luật.

• Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của BHXH Việt Nam là sử dụng và đảm bảo mọi hoạt động của tố chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý và sử dụng các quỹ BHXH đều phải tuân theo quy định của pháp luật; và có nghĩa vụ báo cáo định kỳ

về tình hình các quỹ BHXH cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Một trong các mục tiêu quan trọng của quản lý và sử dụng các quỹ BHXH đó là phải đảm bảo cân đối thu - chi các quỹ BHXH đề đảm bảo nguồn tài chính chi trả các chế độ BHXH, BHTN cho người hưởng và bù đắp một phần lạm phát cho người hưởng các chế độ BHXH thông qua việc thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ Cấp BHXH cho người hưởng theo quy định. Đe đảm bảo cân đối thu - chi các quỹ BHXH, ngoài việc chi trả các chế độ cho người hưởng, BHXH Việt Nam cịn có trách nhiệm sử dụng quỹ BHXHBB để đầu tư họp lý đảm bảo tăng trưởng quỹ, đảm bảo nguồn kinh phí để chi trả các chế độ như hưu trí, tử tuất, TNLĐ, BNN cho NLĐ trong dài hạn. BHXH Việt Nam phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc và hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật và hoạt động đầu tư phải chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam, Chính phủ (mà đại diện là Bộ Tài chính) và Quốc hội để đảm bảo sự họp lý,

tính minh bạch.

2.1.1.2. Hội đồng Quản lỷ Bảo hiểm xã hội

Hội đồng quản lý BHXH giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát hoạt động của BHXH Việt Nam và tư vấn về chính sách BHXH, BHTN, BHYT. Hội đồng quản lý gồm đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành liên quan đó là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tồng Liên đồn Lao động Việt Nam, Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp

tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tông Giám đôc BHXH Việt Nam và thành viên khác do Chính phủ quy định.

Hội đồng quản lý bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 05 năm.

Theo quy định tại Nghị định 89/2020/NĐ-CP, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý bao gồm:

• Xảy dựng, phát triển, và giám sát thực hiện các kế hoạch phát triển BHXH, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của BHXH.

Giảm sát, kiểm tra việc thực hiện thu chi các quỹ BHXH, BHTN, BHYT đúng mục đỉch, đúng pháp luật. Kiến nghị với cơ quan cỏ thấm quyển sửa đôi việc sử dụng các quỹ BHXHBB được an tồn, phù họp với tình hình thực tế của xã hội

và nền kinh tế.

Thơng qua dự toán hằng năm về thu, chi, mức chi phỉ các quỹ BHXH, BHTN, BHYT trước khi BHXH Việt Nam trình cơ quan có thâm quyển quyết định;

Thơng qua các báo cáo hằng năm về việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT; tình hình quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHTN, BHYT trước khi BHXH Việt Nam trình cơ quan có thảm quyền;

Quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ BHXH, hảo hiểm thất nghiệp, báo hiếm y tế trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc;

Thành viên của Hội đồng quản lỷ là đại diện của bộ, ngành chịu trách nhiệm báo cáo về những nội dung liên quan với Bộ trưởng bộ, ngành đó;

• Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đơi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, bảo hiếm thất nghiệp, bảo hiếm y tế; chiến lược phát triển của ngành; kiện tồn hệ thống tơ chức của BHXH Việt Nam; cơ chế quản lỹ và sử dụng các quỹ BHXH, bảo hiếm thất nghiệp, bảo hiếm y tế;

• Đe nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tơng Giám đốc và các Phó Tơng Giám đốc BHXH Việt Nam. ”[11]

Như vậy, có thê thây, Hội đơng quản lý BHXH có vai trị như một câu nôi giữa BHXH Việt Nam với các cơ quan ban ngành liên quan nói riêng và với Chính phủ nói chung. Do tầm quan trọng của các quỹ BHXH đối với toàn xã hội mà BHXH Việt Nam phải chịu sự quản lý, giám sát của rất nhiều cơ quan ban ngành. Bên cạnh đó, do tính chất cũa BHXH là ảnh hưởng và chịu sự tác động mọi lĩnh vực cũa nền kinh tế, mọi khía cạnh của đời sống xã hội nên việc thành lập một cơ quan giám sát đối với các quỹ BHXH, mà các thành viên của nó đến từ các cơ quan ban ngành liên quan là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Hội đồng quản lý BHXH đảm bảo việc vận hành của BHXH Việt Nam được thông suốt, việc sử dụng các quỹ BHXH được thống nhất giữa các cơ quan ban ngành liên quan. Bên cạnh đó, hội đồng quản lý cịn đảm bảo chính sách mới về BHXH được xây dựng, sửa đổi kịp thời, phù hợp với tình hình chung của tồn xã hội mà khơng gặp bất kỳ vướng mắc nào.

2.1.1.3. Các chủ thê khác giám sát việc sử dụng quỹ Bảo hiêm xã hội

Khoản 4, Điều 8, Luật BHXH 2014 quy định: “Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham

gia, phổi họp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, ủy ban nhân dãn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lỷ về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã /zóz”[31].

Khoản 2, Điều 16, Luật BHXH 2014 quy định: “Định kỳ ba năm, Kiêm toán nhà

nước thực hiện kiêm toán quỹ bảo hiếm xã hội và báo cáo kết quả với Quốc hội. Theo yêu cầu cùa Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ, quỹ bảo hiềm xã hội được kiêm toán đột xuất "[31].

Khoản 13, Điều 23, Luật BHXH 2014 quy định về trách nhiệm của Cơ quan BHXH như sau: “Định kỳ 06 tháng, bảo cáo Hội đồng quản lỷ bảo hiêm xã hội và

hằng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiếm xã hội, bảo hiếm thất nghiệp; bảo cảo Bộ Y tế về tình hình thực hiện bảo hiềm ỵ tề; hảo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiếm thất nghiệp, bảo hiểm ỵ íé”[31].

Với đặc thù và tính quan trọng của minh, quỹ BHXHBB đòi hòi rất nhiều cơ quan, ban ngành tham gia giám sát việc sử dụng quỹ BHXH. Theo đó, 06 tháng một

lân, các cơ quan BHXH phải báo cáo thu chi cho các bộ ngành liên quan, cụ thê là Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Bên cạnh đó, các nguồn quỳ BHXHBB cịn cần sự tham gia quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân các cấp tại địa phương. Kiểm toán nhà nước Việt Nam bắt buộc phải kiểm tốn tồn bộ quỹ BHXHBB định kỳ 03 nãm một lần, hoặc khi có yêu cầu đột xuất của Quốc hội, Ưỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ.

Sự quan trọng của quỹ BHXHBB đối với hệ thống an sinh xã hội của toàn bộ đất nước địi hỏi sự cấn thận như vậy. Điều đó là khơng thừa. Có như vậy mới đảm bảo quỹ BHXHBB được vận hành trơn tru, tránh bị mất mát, hạn chế và kịp thời phát hiện để xử lý và khắc phục hậu quả đối với những hành vi trục lợi quỹ BHXHBB.

2.1.2 Quy định về quản lỷ quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Quỹ BHXHBB được quản lý thống nhất, dân chủ và công khai theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch tốn độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Việc quản lý quỹ BHXHBB gồm hai mặt là quản lý Nhà nước về BHXH và quản lý sự nghiệp BHXH. Hai nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng lại có các đặc tính khác nhau và do các cơ quan khác nhau đảm nhiệm.

về quản lý nhà nước đối vói hoạt động BHXH’. đây là q trình nhà nước sử

dụng quyền lực của mình tác động và điều chỉnh vào các quan hệ hoạt động BHXH nhằm đảm bảo cho hoạt động BHXH diễn ra theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của BHXH.

Việc quản lý Nhà nước về BHXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan của Chính phủ đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý. Theo quy định của pháp luật, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhừng nhiệm vụ xây dựng và trình ban hành pháp luật về BHXH; ban hành các văn bản pháp quy về BHXH thuộc thẩm quyền; tuyên truyền, phồ biến, chế độ, chính sách pháp luật về BHXH; tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách về BHXH đến việc tổ chức bộ máy thực hiện cũng như thanh tra, kiếm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH. Vụ BHXH là vụ chức năng giúp Bộ Lao động - thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về BHXH.

Bên cạnh đó, việc quản lý Nhà nước vê BHXH cịn được thực hiện bởi bộ, cơ quan ngang bộ khác như Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ nội vụ... trong phạm vi, quyền hạn của mỉnh thực hiện quản lý nhà nước về BHXH. Ưỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về BHXH trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ [31, Điều 8].

Như vậy, việc quản lý nhà nước về BHXH được phân bổ cho các cấp và ngành chức năng quản lý trong phạm vi quyền hạn và địa phương tương ứng. Đây là cơ chế hợp tác giữa các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo việc quản lý nhà nước được hiệu quả.

về quản lý sự nghiệp BHXH'. BHXH Việt Nam là một tổ chức có tư cách pháp

nhân, hạch tốn độc lập và được Nhà nước bảo hộ. BHXH Việt Nam đặt dưới sự chi z • I • • • • • đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phũ, sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, sự giám sát của tồ chức cơng đồn. Việc quản lý sự nghiệp BHXH do BHXH Việt Nam, đơn vi

sự nghiệp thuộc Chính phủ, quản lý và thực hiện các chế độ BHXH; thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH.

Ổ Việt Nam, cơ quan quản lý cao nhất của BHXH là Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam. Hội đồng quản lý BHXH được tổ chức ở cấp quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát hoạt động của cơ quan BHXH và tư vấn chính sách BHXH, BHYT và

BHTN.

Hội đồng quản lý BHXH gồm đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức đại diện NSDLĐ, cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế, BHXH Việt Nam và tổ chức khác có liên quan. Hội đồng quản lý BHXH có nhiệm vụ chỉ đạo và giám sát, kiểm tra việc thu chi, quản lý quỹ; quyết định các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH; thẩm tra quyết tốn và thơng qua dự tốn hằng năm; kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan bổ sung, sửa đổi các chính sách, chế độ BHXH; giải quyết các khiếu nại của người tham gia BHXH; đề xuất việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên Ban lãnh đao BHXH Viêt Nam.

Vê hoạt động thanh tra, kiêm tra và xử lý vi phạm pháp luật vê quỹ BHXH:

Nghị định 21/2016/NĐ-CP quy định cơ quan có chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng các quỹ BHXHBB là BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nội dung chủ yếu của hoạt động thanh tra, kiểm tra về đóng các quỹ BHXHBB là (i) Đối tượng đóng; (ii) Mức đóng; (iii) Phương thức đóng. Cá nhân, tố chức vi phạm các quy định về đóng BHXHBB phải chịu hình phạt hành chính chủ yếu là phạt tiền theo quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Bên cạnh đó, cá nhân tố chức vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khác phục hậu quả như truy nộp số tiền, nộp tiền lãi... Trường hợp cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tiếp tục tái phạm thì cịn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 216 Bộ luật hình sự 2015.

2.2. Quy định về nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảo hiểm xà hội bắt buộc tại Việt Nam gồm 5 chế độ là chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Đe việc quản lý được hiệu quả, quỹ BHXHBB được chia thành 3 quỹ thành phần là quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và quỹ hưu trí - tử tuất. Theo quy định của pháp luật, quỹ BHXHBB là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Theo quy định tại Điều 82 Luật BHXH 2014 các nguồn hình thành quỹ BHXHBB gồm: (i) Người sử dụng lao động đóng; (ii) Người lao động đóng; (iii) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ; (iv) Hỗ trợ của Nhà nước; (v) Các nguồn thu hợp pháp khác. Trách nhiệm đóng góp hình thành quỹ BHXHBB được pháp luật quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành.

2.2. /. Người sử dụng lao động đóng góp quỹ Bảo hiếm xã hội bắt buộc

Pháp luật tại hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định mọi NSDLĐ phải có trách nhiệm đóng góp hình thành quỹ BHXHBB, để bảo đảm đời sống cho NLĐ và gia đình họ khi NLĐ được hưởng quyền lợi về BHXHBB do pháp luật quy định.

NSDLĐ là chủ thể hưởng lợi trực tiếp từ quá trình lao động của NLĐ. Sức lao

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)