Yêu cầu hoàn thiện pháp luật:

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 70 - 73)

1.2 .NỘÌ dung pháp luật về quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc

9 _A A 1 r

3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật:

Đăm bảo tính thống nhất

Thống nhất theo từ điến Tiếng Việt là: “sự phù hợp, nhất trí với nhau, khơng

mâu thuẫn với nhau "[42]. Xét ở góc độ pháp lý, tính thống nhất là sự phù họp,

khơng mâu thuẫn nhau giữa các văn bản pháp luật. Sự phù hợp, không mâu thuẫn

giữa các quy định của pháp luật đuợc hiêu với nhiêu mức độ như sau các quy định của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn không được trái với quy định của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn; các quy định cùng điều chỉnh một vấn đề trong nhiều văn bản phải phù họp với nhau; các quy định pháp luật của quốc gia phải phù họp với những quy định, cơng ước quốc tế... Tính thống nhất của hệ thống pháp luật là một đặc trưng, một yêu cầu không thể thiếu được của hệ thống pháp luật.

Đẻ đạt được hiệu quả điều chinh cao thì các quy định về quỹ BHXHBB phải có liên hệ chặt chẽ với nhau đồng thời phải đảm bảo được sự đồng bộ với các quy định về chế độ BHXH trong Luật BHXH năm 2014 cũng như phải đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên quan bởi các quy định có đồng bộ, khơng mâu thuẫn chồng chéo thì việc thực thi mới dễ dàng, thông suốt.

Pháp luật quản lý thu - chi BHXH phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển những quy định hợp lý của các chính sách đà ban hành, đồng thời cần tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới để có những áp dụng đúng đắn, hợp lý các quy định trong lĩnh vực quản lý quỹ BHXHBB.

Trong xu thế hội nhập, pháp luật về quỹ BHXHBB cần phải phù hợp với pháp luật quốc tế. ILO đã ban hành công ước số 102 về quy phạm tối thiểu về an tồn xã hội. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều quốc gia đã có những cải cách thành cơng trong lĩnh vực BHXH nói chung, cũng như quỹ BHXHBB nói riêng. Hơn nữa, BHXH hiện nay khơng chỉ dành cho NLĐ trong nước mà còn áp dụng cho cả lao động là người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam. Vi vậy, cần phải hoàn thiện pháp luật về BHXH theo hướng phù hợp, tương đồng với pháp luật quốc tể để thu hút NLĐ.

Đảm bảo tính hợp lý

Xét trên góc độ pháp lý, tính hợp lý là sự thiết thực, sự phù hợp của những quy định pháp lý với tỉnh hỉnh thực tiễn kinh tế - xã hội. Hệ thống pháp luật được hình thành do nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng chúng phát triển theo một trật tự nhất định. Chức năng điều chỉnh cùa pháp luật chỉ có thể được thực hiện khi luật pháp được xây dựng phù hợp với những điều kiện cụ thể của sự phát triển kinh tế xã hội trong mồi giai đoạn nhất định. Một hệ thống pháp luật có thể được xây

dựng khá tồn diện khơng có mâu thuẫn, nhung lại khơng phù hợp với tình hình kinh tế xà hội thục tế. Tuy nhiên, ít thấy trường hợp trên thực tế cả hệ thống pháp luật rơi vào tình trạng không phù hợp, mà thường hay gặp sự không phù hợp của từng bộ phận thuộc hệ thống pháp luật nói chung. Sở dĩ có tình trạng đó bởi lẽ sự thay đổi, biến động không ngừng cùa xã hội dẫn đến có thể có một bộ phận của hệ thống pháp luật dần trở nên không phù hợp, lạc hậu do các quan hệ xã hội mà chúng điều chỉnh đã thay đổi, nhưng các quy phạm ấy chưa được sửa đổi, bố sung kịp thời, tạo ra sự khơng phù hợp nhất định làm chúng có hiệu lực pháp lý, nhưng mất hiệu lực thực tiễn.

Theo đó, pháp luật về BHXH nói chung, pháp luật về quỹ BHXHBB nói chung cũng cần có những sự thay đối, điều chỉnh liên tục để đảm bảo hợp lý với tình hình biến động thực tế của xã hội. Một ví dụ mà chúng ta có thể dễ dàng thấy được đó là:

do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, số NLĐ mất việc, phải nghỉ việc tăng cao, dẫn đến nguồn thu cho quỹ BHXHBB giảm trong khi số người có nhu cầu hưởng BHTN, BHYT lại tăng dẫn đến mất cân bằng thu - chi của quỹ BHXHBB. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh để cân bàng thu - chi của quỹ BHXHBB, đồng thời đảm bảo chi trả nhanh chóng để đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng.

Đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi là sự đảm bảo cho những quy định pháp luật có thế thi hành được, không phải chỉ là những quy định trên danh nghĩa. Quy định pháp luật còn đòi hởi phải có các mệnh lệnh chi tiết, cụ thể để dễ dàng triển khai thực hiện trong thực tể, phù hợp với khả năng của các cơ quan có trách nhiệm trong việc tổ chức và thực hiện văn bản và phù hợp với nhận thức pháp luật cùa đối tượng điều chỉnh, đồng thời cũng cần tạo ra sự kịp thời đồng bộ giừa các cơ quan Nhà nước có liên quan trong hoạt động ban hành văn bản và tồ chức thực hiện văn bản. Văn bản có tính khả thi cao khi các quy định của văn bản khơng chỉ có tính cường chế với người dân mà người dân cũng phải thấy rằng sự cường chế đó là hợp lý, 4‘hợp lịng dân” và vì lợi ích chung mà pháp luật cần có đề tạo ra các chuẩn mực chung áp dụng cho mọi người.

Đảm bảo tỉnh minh bạch

Theo cách hiếu thơng thường, tính minh bạch là sự rõ ràng, rành mạch, ai cũng được biết. Khơng thề nói rằng, khi một văn bản quy phạm pháp luật được công khai đăng tải trên phương tiện thơng tin đại chúng là văn bản đó đã có tính minh bạch, bất luận nội dung đó như thế nào, và ngược lại, một văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng rất chi tiết, cụ thể, rõ ràng, bảo đảm tính phù hợp, tính thống nhất đồng bộ, tính họp hiến, hợp pháp.. .nhưng khơng được cơng bố để mọi người đều có thế tìm hiếu thi hành lại có thế nói rằng văn bản đó đã bảo đảm tính minh bạch. Như vậy, nội dung tính minh bạch cùa văn bản pháp luật bao gồm 2 yếu tố; một là, phải rõ ràng, minh bạch và hai là, phải có tính cơng khai, ai cũng có thể biết.

Đặc biệt là đối với quỹ BHXHBB, với bản chất là một quỹ tiền tệ làm việc với “tiền”. Đảm bảo sự minh bạch là một yêu cầu thiết thực trong quá trình quản lý, hoạt động quỹ để có được sự tin tưởng của xã hội nói chung, NLĐ nói riêng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)