Về chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 52)

2.1.3.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

TTCM là người giúp HT quản lý đội ngũ GV trong tổ, là cầu nối liền giữa HT và GV. Trên thực tế các trường THPT huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn chưa xây dựng được chuẩn mực về tiêu chuẩn của người tổ trưởng. Mỗi trường có những quy định, hình thức bầu chức danh TTCM khác nhau. Do đó, cần có sự thống nhất yêu cầu về tiêu chuẩn đối với TTCM. Để có cơ sở lý luận và khoa học cho việc xây dựng, quản lý, đánh giá chính xác, khoa học đội ngũ tổ trưởng ở các trường THPT, chúng tôi lấy ý kiến khảo sát từ các TTCM.

Kết quả khảo sát các tiêu chuẩn của người TTCM

Kiến thức và hiểu biết; Phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực cá nhân. Người TTCM cần xây dựng cho mình vốn kiến thức và hiểu biết pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước, hiểu được các nội dung chính sách, chiến lược của ngành, có hiểu biết chính trị-xã hội, nhận thức được những sự thay đổi, biến động trên thế giới và của đất nước. Với nội dung trên, chúng tôi thu được ý kiến đồng tình rất cao của đội ngũ cán bộ quản lý, TTCM, GV (rất cần 13/16 TTCM bằng 81.25% , cần 3/16 TTCM bằng 19,75%, không cần (0%) Ngoài thâm niên giảng dạy, TTCM phải thực sự có năng lực, hiểu và vận dụng linh hoạt được các yêu cầu đặt ra của chuyên ngành, cập nhật được các thông tin mới, hướng dẫn, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Người tổ trưởng phải có năng lực quản lý, năng lực giao tiếp nhằm thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để củng cố và phát

huy thế mạnh của tổ. Qua khảo sát, chúng tơi nhận được sự đồng tình cao của các TTCM đối với các nội dung tiêu chuẩn về năng lực cá nhân.

Theo kết quả đánh giá công chức cuối năm của các trường THPT cho thấy TTCM đều có phấm chất chính trị, đạo đức, lối sống xếp loại tốt. Điều này là phù hợp với kết quả xếp loại chung về đánh giá công chức hằng năm. Đa số các TTCM đã là đảng viên, trường THPT Lộc Bình 6/6 đồng chí là đảng viên, Na Dương 4/6, Tú Đoạn 3/4. Qua đây cho thấy, nhìn chung đội ngũ TTCM đều có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, có lịng u nghề, thương u học sinh, có tinh thần đồn kết, xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh.

Bảng 2.7: TTCM là đảng viên ở các trường THPT huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn trong năm học 2012 – 2013

Trường THPT Đảng viên %

Lộc Bình 6/6 100

Na Dương 4/6 66,7

Tú Đoạn 3/4 75

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của 03 trường THPT huyện Lộc Bình) 2.1.3.2. Trình độ đào tạo

Bảng 2.8: Thống kê trình độ đào tạo của TTCM các trường THPT huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn trong năm học 2012 – 2013

Trường THPT

Năm học 10 – 11 Năm học 11 - 12 Năm học 12 - 13 TS Ths ĐH CĐ TS Ths ĐH CĐ TS Ths ĐH CĐ Lộc Bình 6 6 6 1 5 6 2 4 Na Dương 6 6 6 6 6 1 5 Tú Đoạn 4 4 4 4 4 4 Tỉ lệ % 100 100 100 6,25 93,75 100 18,75 81,25

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của 03 trường THPT huyện Lộc Bình)

đều có trình độ đại học, có nghĩa là 100% đạt chuẩn về trình độ đào tạo; tỉ lệ trên chuẩn tuy có tăng lên, nhưng còn thấp hơn nhiều so với yêu cầu trong tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục phổ thông. Qua đây, đặt ra yêu cầu cần được HT quan tâm hơn đến vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ TTCM trên chuẩn bằng việc thực hiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch chiến lược nhằm nâng cao trình độ trên chuẩn cho đội ngũ TTCM.

2.1.3.3. Năng lực quản lý

- Năng lực chun mơn nghiệp vụ: + Có kiến thức chun mơn vững vàng;

+ Có trình độ sử dụng sáng tạo các phương pháp dạy học; + Có phong cách giảng dạy phù hợp với đối tượng.

Qua bảng số liệu chúng ta thấy: TTCM ở các trường trong bảng đều được xếp loại viên chức Khá - Tốt; tỉ lệ đạt danh hiệu thi đua từ chiến sỹ thi đua cơ sở trở lên tăng theo thời gian từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2012 – 2013. Điều này phản ánh trình độ chun mơn của đội ngũ TTCM là vững vàng, là nịng cốt của các tổ chun mơn. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các trường; ở những trường có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và kinh tế - xã hội như trường THPT Lộc Bình (Thị Trấn), THPT Na Dương (Thị Trấn) thì đội ngũ TTCM có trình độ chun mơn vững vàng hơn, họ có nhiều giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, có những đồng chí đạt nhiều thành tích về ơn thi học sinh giỏi. Ở địa bàn khó khăn hơn là trường THPT Tú Đoạn đội ngũ TTCM có độ tuổi trẻ hơn cả về tuổi đời và tuổi nghề nên ít nhiều cịn thiếu kinh nghiệm so với các trường thuận lợi nêu trên, mặt khác do những năm gần đây đội ngũ ở các trường này được trẻ hóa, do thuyên chuyển nên có sự xáo trộn nhất định về cơ cấu TTCM.

Bảng 2.9: Tổng hợp đánh giá xếp loại viên chức của TTCM các trường THPT huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012 – 2013

Trường THPT

Năm học 10 - 11 Năm học 11 - 12 Năm học 12 – 13 TS Tốt khá Tb TS Tốt khá Tb TS Tốt khá Tb

Lộc Bình 6 6 6 6 6 6

Na Dương 6 6 6 4 2 6 4 2

Tú Đoạn 6 1 5 6 2 4 6 3 3

Tỉ lệ % 100 72,2 27,8 100 66,7 33,3 100 72,2 27,8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của 03 trường THPT huyện Lộc Bình) Bảng 2.10: Tổng hợp danh hiệu thi đua cá nhân của TTCM các trường THPT huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012 – 2013

Trường THPT

Năm học 10 - 11 Năm học 11 - 12 Năm học 12 – 13

TS CSTĐ cấp tỉnh CSTĐ CS LĐTT TS CSTĐ cấp tỉnh CST Đ CS LĐTT TS CSTĐ cấp tỉnh CSTĐ CS LĐTT Lộc Bình 6 1 4 1 6 1 4 1 6 1 5 0 Na Dương 6 1 1 4 6 1 3 2 6 1 3 2 Tú Đoạn 4 1 3 4 2 2 4 1 2 1 Tỉ lệ % 100 12,5 37,5 50 100 12,5 56,25 31,25 100 18,75 62,5 18,75

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của 03 trường THPT huyện Lộc Bình)

Qua biểu đồ ta thấy, tỉ lệ TTCM đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở trở lên có xu hướng tăng, tỉ lệ đạt lao động tiên tiến giảm dần. Điều này phản ánh phần nào trình độ năng lực chuyên môn, quản lý và hiệu quả công tác quản lý của TTCM ngày càng được nâng cao dần.

Bảng 2.11: Tổng hợp danh hiệu thi đua của tổ CM các trường THPT huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012 – 2013

Trường THPT

Năm học 10 - 11 Năm học 11 - 12 Năm học 12 – 13

TS CSTĐ cấp tỉnh CSTĐ CS LĐTT TS CSTĐ cấp tỉnh CST Đ CS LĐTT TS CSTĐ cấp tỉnh CSTĐ CS LĐTT Lộc Bình 6 6 6 6 6 6 Na Dương 6 5 1 6 6 0 6 6 Tú Đoạn 4 3 1 4 3 1 4 4 Tỉ lệ % 100 87,5 12,5 100 93,75 6,25 100 0 100 0

Năm học 2010-2011 0 14 2 LĐXS LĐTT HTNV Năm học 2011-2012 0 15 1 Năm học 2012-2013 0 16 0

Biểu đồ 2.3. Biểu hiện cơ cấu danh hiệu thi đua của tổ CM các trường THPT huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn theo năm học

Bảng 2.12: Thống kê thâm niên quản lý tổ CM của TTCM các trường THPT huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn

Trường THPT

Thâm niên QL tổ chuyên môn Tham gia các lớp đào tạo hoặc BD về

QLGD Dưới 5 năm Trên 5 năm

Lộc Bình 6

Na Dương 6

Tú Đoạn 2 2

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm của 03 trường THPT huyện Lộc Bình)

13% 0%0%

87%

Trên 5 năm Dƣới 5 năm

Biểu đồ 2.4. Biểu hiện cơ cấu thâm niên TTCM các trường THPT huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn.

- Năng lực quản lý:

Qua bảng số liệu cho ta biết: đội ngũ TTCM đa số đều có thâm niên quản lý tổ CM trên 5 năm, số tổ CM đạt danh hiệu tổ LĐTT trở lên cũng chiếm tỉ lệ lớn. Có được kết quả đó khơng thể khơng nói đến vai trị của TTCM trong công tác quản lý hoạt động của tổ; với thâm niên quản lý tổ CM lâu năm đã giúp cho các TTCM tích lũy nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản lý hoạt động của CM mình phụ trách. Tuy nhiên, số tổ chuyên môn chỉ hồn thành nhiệm vụ cịn khá cao; TTCM lại chưa được tham gia các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về kiến thức QLGD. Vì vậy ở một số TTCM về thực hiện công tác quản lý tổ CM chắc chắn cịn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là hai năm học vừa qua thực hiện chủ đề năm học “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” đã đặt ra yêu cầu cao về đổi mới sinh hoạt tổ CM từ khâu xây

dựng kế hoạch, đến tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá, đòi hỏi cần phải thực hiện một cách khoa học, bài bản và linh hoạt phù hợp với yêu cầu chung, vừa đảm bảo tính đặc thù của đơn vị.

2.2. Thực trạng quản lý đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn ở các trƣờng trung học phổ thơng huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn hiện nay

2.2.1. Quy hoạch, bổ nhiệm, phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Trong 03 năm trở lại đây, từ năm học 2010 - 2011 đến nay. HT các trường THPT trên địa bàn huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn đã coi trọng cơng tác quy hoạch cán bộ, giáo viên và nhân viên theo từng năm học, trong đó có đội ngũ TTCM. Tuy nhiên, việc rà soát lại đội ngũ TTCM để đưa vào quy hoạch lâu dài nằm trong kế hoạch chiến lược của nhà trường thường chưa được HT quan tâm đúng mức, mà chỉ thực hiện khi có sự biến động như có đồng chí TTCM sắp nghỉ hưu, hoặc có sự thuyên chuyển cơng tác,....Tính đến năm học 2012 – 2013 các trường đã có kế hoạch chiến lược, phát triển nhà trường.

Công tác bổ nhiệm TTCM ở các trường THPT thực hiện khơng thường xun, vì có lý do khách quan đó là theo điều lệ trường phổ thơng thì việc bổ nhiệm TTCM là khơng có thời hạn cụ thể, điều đó có nghĩa là TTCM có thể đảm nhiệm chức vụ 1 năm hay có thể trên 20 năm nếu cịn đáp ứng được cơng việc. Việc bổ nhiệm chỉ diễn ra khi có sự thay đổi như có đồng chí nghỉ hưu, hoặc thun chuyển công tác. Nhiều năm qua ở một số trường thực hiện công tác bổ nhiệm TTCM chưa đúng quy trình, thậm chí HT cịn chỉ định bằng lời trong cuộc họp HĐSP đầu năm học và chỉ ghi vào biên bản họp HĐSP.

Năm học 2012-2013 hiệu trưởng các trường THPT huyện Lộc Bình đã tiến hành tổ chức bổ nhiệm tổ trưởng theo đúng trình tự, thủ tục theo nhưng hình thức khác nhau. Để tìm hiểu cụ thể, chúng tôi đã hỏi ý kiến của BGH, TTCM, GV: Theo Thầy (Cơ), khi bổ nhiệm TTCM, hình thức nào sau đây là phù hợp?

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát các hình thức bổ nhiệm đội ngũ TTCM

Hình thức bổ nhiệm BGH TTCM GV

S.L % S.L % S.L % 1 Hiệu trưởng ra quyết định 2/9 22,2 4/16 25 12/50 24 2 Giáo viên bầu, hiệu trưởng ra quyết

định 1/9 11,1 3/16 18,75 23/50 46

3 BGH thống nhất,thông qua tập thể chi

uỷ 6/9 67,7 5/16 31,25 15 30

4 Hình thức khác 0 0 0

Như vậy đối với BGH các trường và các TTCM thì đồng ý ở tỷ lệ cao nhất là phương án BGH thống nhất,thơng qua tập thể chi uỷ; cịn đối với giáo viên thì đồng ý ở tỷ lệ cao nhất là phương án Giáo viên bầu, hiệu trưởng ra quyết định.

2.2.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Từ năm học 2010 – 2011 đến này, ngành GD đã thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa, thực hiện dạy học phân ban. Vì vậy cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đối với CB, GV, NV đã được HT các nhà trường quan tâm thường xuyên hơn, vì các lý do sau:

- Do yêu cầu của đổi mới giáo dục quy định.

- Do sự chỉ đạo thống nhất từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Lạng Sơn có chương trình và kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.

Ở các nhà trường, đội ngũ TTCM thường là các giáo viên cốt cán của các bộ mơn, nên trong các chương trình bồi dưỡng, tập huấn đều được các HT ưu tiên cử đi tham dự; một số trường như THPT Lộc Bình, THPT Na Dương,... các TTCM còn được cử đi làm cốt cán cấp tỉnh và được tham dự các lớp bồi dưỡng từ Bộ.

Về công tác đào tạo để nâng cao trình độ, nhất là trình độ sau đại học đối với GV nói chung trong những năm qua đã được các nhà trường quan

tâm,đặc biệt ở một số trường lớn. Tuy nhiên, qua thống kê cho thấy, tỉ lệ TTCM có trình độ sau đại học cịn thấp, trong tổng số 03 trường nêu trên mới chỉ có 03/16 TTCM có trình độ thạc sỹ chiếm 18,75 (năm học 2012 – 2013). Đội ngũ TTCM được đào tạo hoặc bồi dưỡng về QLGD hầu như chưa có, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới hoạt động của tổ CM trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Theo khảo sát cho thấy, hiện nay ở trường THPT như Lộc Bình, Na Dương, Tú Đoạn... đã cử các đồng chí giáo viên là nguồn kế cận TTCM, tổ phó CM đi đào tạo thạc sỹ. Tuy nhiên, điều này mới chỉ thực hiện được ở các trường có quy mơn lớn, biên chế giáo viên đảm bảo, cịn lại ở các trường khó khăn thì việc này chưa thực hiện được.

2.2.3. Tổ chức, chỉ đạo của hiệu trưởng đối với hoạt động tổ trưởng chuyên môn

Trong nhà trường, hoạt động chuyên môn (dạy học và giáo dục) đóng vai trị then chốt nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục. Việc tổ chuyên môn hoạt động tốt, có hiệu quả hay khơng sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Vì vậy vai trị tổ chức, chỉ đạo của HT đối với TTCM có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng hoạt động của tổ CM, qua đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ GV trong nhà trường.

Qua điều tra thực trạng cho thấy, hầu hết các trường ngay từ đầu năm học HT đã có kế hoạch chỉ đạo chuyên môn thông qua các hoạt động của tổ chun mơn, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- TTCM trực tiếp chỉ đạo việc phân công giảng dạy và chủ nhiệm dưới sự định hướng của HT; Việc phân công giảng dạy được căn cứ vào các điều kiện sau:

+ Căn cứ vào biên chế giáo viên (đủ, thừa, thiếu). + Căn cứ vào trình độ, năng lực chun mơn của GV.

+ Ưu tiên GV có kinh nghiệm và chuyên môn vững cho khối 12 và các lớp mũi nhọn.

Trên cơ sở đó HT họp các TTCM, tổ phó CM và các nhóm trưởng các bộ môn lại để thống nhất kế hoạch phân công giảng dạy và chủ nhiệm.

- Chỉ đạo TTCM hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân, TTCM xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ CM. HT họp cùng với các TTCM để thống nhất các bước xây dựng kế hoạch, quán triệt văn bản hướng dẫn của Sở và giao cho TTCM trực tiếp chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch cá nhân. Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch cá nhân của GV trong nhiều năm qua chưa theo mẫu thống nhất, GV chưa được tập huấn về cách xây dựng kế hoạch, bản thân một số HT cũng chưa nắm chắc cách xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, do đó việc tập huấn, hướng dẫn TTCM xây dựng kế hoạch cá nhân và kế hoạch của tổ gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)