CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Tự DO Ý CHÍ
2.1. Mối quan hệ giữa nguyên tắc tự do ý chí và tự do họp đồng
Trải qua quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, kể từ chế độ đầu tiên là Cộng sản nguyên thủy cùng với sự tồn tại của thị tộc thì đã xuất hiện sự phân cơng lao động, từ đon giản nhất giữa đàn ông và đàn bà cho đến khi sự phân công lao động đó diễn ra mạnh mẽ, lịch sử xã hội Cộng sản nguyên thủy trải qua ba lần phân công lao động thì sự trao đối hàng hóa đã xuất hiện, sự ra đời của thị trường thưong mại và đồng tiền chính là tiền đề cho sự xuất hiện của chế định hợp đồng với các hình thức hợp đồng sơ khai, đơn giản nhất. Như vậy, chế định hợp đồng có thể nói đã tồn tại và phát triển song song với sự phát triển và tiến bộ của loài người, cùng với sự phát triển và thay đổi của nhà nước. Chế định hợp đồng có vai trị vô cùng quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ về tài sản. Các nguyên tắc trong việc giao kết họp đồng đã dần được hình thành, đảm bảo pháp lý cho các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng đặc biệt là nguyên tắc tự do ý chí.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định "Họp đồng là sự thỏa thuận giữa
các bên về việc xác lập, thay đối hoặc chấm đứt quyền và nghĩa vụ dân sự".
Họp đồng là một loại giao ước có đặc điểm chung là sự thống nhất ý chí. Họp đồng được hình thành trên cơ sở của sự thống nhất ỷ chí. “Dù ở hệ thống pháp luật nào, người ta cũng đều thừa nhận nền táng của luật họp đồng là tự do ý chí, có nghĩa tự do ý chí là vấn đề trọng yếu của hợp đồng” [7, tr20]. Thống nhất ý chí là vấn đề cốt lõi trong tất cả các giai đoạn từ xác lập đến hay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Các bên tham gia thỏa thuận chí là một q trình từ khi thương lượng xác lập hợp đồng cho đến khi các bên thống nhất để đạt được mục đích chung của các bên khi xác lập hợp đồng, sự thống nhất ý chí, sự đồng thuận đạt được mà kết quả chính là họp đồng mà hai bên đã xác lập. Đề tiến tới kết quả là một hợp đồng thì các bên phải trao
đổi, đàm phát giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình đàm phán dẫn tới một sự thống nhất chung về ý chí. Chính sự đồng thuận trong việc thỏa thuận này tạo ra sự khác biệt giữa hợp đồnh và hành vi pháp lý đơn phương -bản chất là sự thể hiện ý chí của một bên. Như vậy, yếu tố tiền đề để dẫn tới họp đồng được hình thành chính là tự do ý chí. Theo quy định nêu trên ta có thề phân tích hợp đồng trước hết là sự thỏa thuận giữa các bên sự thỏa thuận là cả một quá trình từ thương lượng cho đến thống nhất ý chí giữa các bên để thống nhất chung một ý chí, một mục đích.
Nội hàm của nguyên tắc tự do ý chí được thể hiện trong quy định về giao kết họp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 ở các khía cạnh:
Thứ nhất: Trong giai đoạn giao kết họp dồng, các bên được tự do
thương lượng và chấm dứt thương lượng. Các bên có quyền tự do lựa chọn giao kết hay không giao kết họp đồng dựa trên căn cứ đề nghị giao kết hợp đồng của một bên. Trước khi dẫn tới quan hệ hợp đồng thì các bên sẽ trải qua giai đoạn thương lượng tiền hợp đồng. Các bên được tự do thương lượng mà chưa phát sinh bất cứ một quyền, nghĩa vụ họp đồng nào, việc tự do thương lượng này cũng được thực hiện ở bất cứ thời điểm nào. Các bên được quyền tự do thương lượng để đi tới kết quả cuối cùng là sự giao kết họp đồng để làm phát sinh và ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên hoặc là chấm dứt thương lượng trong giai đoạn đầu tiên này -giai đoạn giao kết họp đồng.
Thứ hai: Các bên được tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng, một
chủ thể có thể cùng nhận được đề nghị giao kết họp đồng của nhiều chủ thể khác nhau, dự vào ý chí tự do của họ mà có thể lựa chọn ký kết họp đồng với chủ thể này và từ chối giao kết hợp đồng với chủ thể khác. Tự do lựa chọn đối tác này được thực hiện trong khuôn khổ quy định của pháp luật về điều kiện của chủ thế như sau: Đổi với các cá nhân phải đáp ứng điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định tại Điều 16 và Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015; các quy định về đại diện của pháp nhân theo quy định tại
Điêu 85; quy định vê người đại diện theo pháp luật của cá nhân, pháp nhân theo quy định tại Điều 136, 137 Bộ luật Dân sự hiện hành. Các quy định này căn cứ để xác định một chủ thể có điều kiện để tham gia giao kết hợp đồng hay không.
Thứ ba: Các bên được quyền tự do thỏa thuận nội dung của hợp đồng.
Tự do hợp đồng có thể được hiểu là “các bên tự do xác định nội dung của hợp đồng, tự thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng. Các quy định về trật tự công cộng chỉ được áp dụng trong các trường hợp ngoại lệ” [9]. Tự do thỏa thuận nội dung của hợp đồng bao gồm sự thởa thuận đối tượng của hợp đồng có thể là hàng hóa hoặc dịch vụ cung ứng, tự do thỏa thuận giá cả, phương thức thanh tóa, thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích của các bên khi thực hiện quyền tự do thỏa thuận nội dung của họp đồng, Bộ luật Dân sự có những quy định về nội dung của hợp đồng theo hướng các bên tham gia thỏa thuận phải thỏa thuận đầy đủ các điều khoản chủ yếu đế bảo đảm cho hợp đồng đó có hiệu lực. Trong khuôn khổ quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng của các bên bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự thỏa thuận của các bên không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ hay trật tự công cộng (các nguyên tắc cơ bản của pháp luật).
Thứ tư: Tự do lựa chọn loại hợp đồng và hình thức của hợp đồng. Các
bên được tự do lựa chọn loại họp đồng cho phù hợp với mục đích và nhu cầu của mình, họp đồng đó có thể là một trong 13 loại hợp đồng cụ để đã được quy định mẫu trong Bộ luật Dân sự năm 2015 hoặc cũng có thể là một loại hợp đồng hồn hợp bao gồm nhiều nội dung của các loại hợp đồng đã được quy định hoặc cũng có thế là một hợp đồng chung chung mà không được định danh cụ thể loại hợp đồng. Từ loại họp đồng được tư do thỏa thuận dẫn tới hình thức của hợp đồng cũng được các bên tự do quyết định cho phù hợp với
hoàn cảnh giao kêt. Họp đơng giữa các bên có thê là hợp đơng miệng hay hợp đồng bằng văn bản cũng có thể là một hành vi cụ thề. Hình thức của hợp đồng là phương tiện để thể hiện nội dung mà các chủ thể đã tiến hành thỏa thuận. Hình thức của hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quan hệ giữa các bên, trách nhiệm của các bên khi có vi phạm tranh chấp xảy ra, là căn cứ để bên thứ 3 có thể biết được nội dung của hợp đồng đã xác lập. Chính vì vậy, một số trường hợp bắt buộc để bảo đảm hiệu lực của hợp đồng thì các bên khi tham gia giao kết hợp đồng phải bảo đảm hợp đồng được thực hiện dưới một hình thức nhất định.
2.2. Nguyên tắc tự do ý chí trong quy định về chủ thể của hợp đồng
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chủ thể của quan hệ dân sự bao gồm cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sờ bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Tuy có cách thức quy định khác so với Bộ luật Dân sự năm 2005 nhưng trong nội hàm quy định về chủ thể thì chúng ta có thể khái quát chủ thể tham gia giao kết hợp đồng bao gồm: Cá nhân, pháp nhân, các chủ thề khác (tổ họp tác, hộ gia đình và tồ chức khác khơng có tư cách pháp nhân) và Nhà nước -chủ thể đặc biệt của quan hệ hợp đồng. Bằng quyền tự do ý chí của mình, cá nhân, tổ chức có thể tham gia xác lập các giao dịch dân sự nói chung hay giao kết họp đồng nói riêng. Và để hợp đồng hay giao dịch dân sự đó phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa các bên thì một trong những điều kiện tiên quyết là việc các bên giao kết có đầy đủ năng lực pháp luật cũng như yêu cầu thực tế của gioa dịch. Điểm a, Khoản 1 Điều
117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Chủ thê có năng lực pháp luật dân
sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập ”, để
phù hợp vói mỗi loại giao dịch thì chủ thể phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đúng quy định. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tại điểm a khoán 1 Điều 122 quy định “Người tham gia giao dịch có năng lực
hành vi dân sự” việc thay đổi của cụm từ “người tham gia giao dịch” bằng
“chủ thê” cùng với việc bô sung nội dung “năng lực pháp luật dân sụ phù họp với giao dịch” để phù hợp với sự thay đối mới trong quy định về chủ thể. Việc quy định này nhằm mục đích tránh thu hẹp phạm vi theo cách hiểu “người” chỉ là cá nhân và hướng tới bao quát hết được tất cả các chủ thề của giao dịch dân sự, nhiều loại giao dịch và hợp đồng. Theo quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tại Điều 17 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quy định về chủ thể bao gồm năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự của chủ thể phải phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập và tính tự nguyện, tự do ý chí cùa chủ thể tham gia giao dịch. Bản chất của giao kết hợp đồng là việc các bên được tự do bày tở ý chí và thống nhất ý chí điểm b, khoản 1 Điều 117
“Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hồn tồn tự nguyện ” đây chính là
nguyên tắc tự do ý chí trong quy định chủ thể của hợp đồng.
- Đoi với chủ thể là cá nhân
Cá nhân là chủ thể của giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự phù họp với giao dịch dân sự được xác lập. Cá nhân có đầy đủ năng lực của chủ thể là năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự mới nhận thức được hành vi của mình và có ý chí tiêng để tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh cũng như tự chịu trách nhiệm đối với họp đồng đã giao kết. Ý chí riêng của mồi cá nhân trong trường hợp này hết sức quan trọng là điều kiện quyết định hiệu lực của giao dịch.
Khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Năng lực pháp luật dân sự của cả nhân là khả năng của cá nhãn có quyền
dân sự và nghĩa vụ dân sự” và “năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ
khi người đỏ sinh ra và chẩm dứt khi người đó chết đi Điều 16 Bộ luật Dân
sự năm 2015 quy định “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của
cá nhân hằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”,
sự phù hợp ý chí, mong muốn chủ quan với lý trí của chủ thể chính là năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Đề chủ thề tham gia giao kết hợp đồng dân sự
thì điêu kiện năng lực chủ thê cùa cá nhân là tiên đê cân thiêt là yêu tô quyêt định hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng đó là sự tất yếu phù hợp với pháp luật ở đa số các nước trên thế giới hiện nay. Cá nhân có năng lực chủ thể phù hợp với hợp đồng được xác lập đều có quyền tham gia giao kết hợp đồng, trừ những trường hợp cá nhân chưa thành niên, bị mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân có nhận thức gặp khó khăn, hạn chế trong việc làm chủ hành vi dân sự. Xuất phát từ góc nhìn tâm sinh lý, người đủ 18 tuối hồn tồn có đầy đù khả năng nhận thức về sự vật, sự việc và đầy đủ lý trí để quyết định, tự chịu trách nhiệm về hành động của mình, nhận thức của họ đã đầy đủ và toàn diện, biết trước được hành vi của mình sẽ dẫn tới hậu quả có lợi hay bất lợi. Nhận thức được hành vi mình đã làm và quyền lựa chọn cách xử sự trước sự kiện xảy ra. Việc phân định năng lực hành vi dựa trên độ tuối theo quy định của pháp luật hiện nay hoàn toàn phù hợp với sự phát triển về ý chí cũng như lý trí của cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp
luật dân sự. Các trường hợp hạn chế về năng lực hành vi này được quy định từ Điều 21 đến Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015 cụ thể như sau:
- Người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi không được xác lập giao dịch bất cứ giao dịch nào, mọi giao dịch đều do người đại diện theo pháp luật của họ xác lập.
- Người từ đủ sáu tuối đến chưa đủ mười lăm tuổi có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đù trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh họa hàng ngày phù hợp với lứa tuối thì các giao dịch khác khi xác lập, thực hiện phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật;
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuồi có thể tự mình xác lập, thực thực hiện giao dịch dân sự, tuy nhiên các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật thì phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật;
- Người bị hạn chê năng lực hành vi dân sự khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc pháp luật có quy định khác.
Khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Giao dịch xác lập giữa người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vơ hiệu, trừ trường hợp giao dịch vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ” và quy định tại khoản 4 điều 143 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi• • • A • •
thường thiệt hại”. Đây là sự dự liệu các trường hợp đặc biệt khác nhằm bảo vệ quyền lợi của người được đại diện, người được giám hộ.
- Pháp nhân và các chủ thể đặc biệt khác
Điều 1, Bộ luật Dân sự năm 2005 trước đây đã xác định chủ thể của quan hệ dân sự theo một nghĩa rộng bao gồm cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác. Vậy ngoài pháp nhân -tổ chức được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ