Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh ninh bình) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 66 - 73)

2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát việc giảiquyết tố

2.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự

Tác giả Đồ Thu Thảo trong cơng trình nghiên cứu của mình đã xác định tiêu chí cho việc hồn thiện pháp luật đối với kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như sau: “Quy định của pháp luật phải đảm báo hoạt

động kiêm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm và KTVA hình sự của VKS phải được tiến hành chặt chẽ, VKS phái kịp thời phát hiện các vi phạm của các cơ quan có thâm quyền trong hoạt động này nhằm đảm bảo việc giải quyết nguồn tin về tội phạm và KTVA phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng pháp luật, những vi phạm trong công tác này phải được phát hiện, khắc phục và xử lý nghiêm mình. ” [6, tr 63]. Trên cơ sở đó,

cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhiều loại tội phạm mới, tội phạm công nghệ cao đặc biệt xảy ra với tính chất quốc

tê sẽ phát sinh.Hành vi phạm tội, thủ đoạn của người thực hiện tội phạm ngày càng tinh vi, xào quyệt. Do vậy, cần có quy định pháp luật thống nhất, chặt chẽ đế làm cơ sở pháp lý cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự.

Mặc dù mới được ban hành năm 2015 và sửa đổi bổ sung 2017 nhưng qua nghiên cứu những quy định của BLTTHS năm 2015 về tiếp nhận giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và kiểm sát việc tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần được khắc phục. Tác giả xin đưa ra một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định của BLTTS 2015 về vấn đề này như sau:

Thứ nhất, Cần quy định rõ trong BLTTHS về quyền và trách nhiệm của

VKS đối với việc kiểm sát tố giác, tin báo về tội phạm.

Đầu tiên là cần xem xét bổ sung lại vào Điều 145 BLTTHS năm 2015 quy định: “Viện kiếm sát có trách nhiệm kiếm sát việc giải quyết của Cơ quan

điều tra đối với tổ giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”. Đây là một

quy định đã có tại Điều 103 BLTTHS năm2003, tuy nhiên khơng hiểu vì một lý do nào đó đã bị lược bỏ tại BLTTHS năm 2015. Theo quan điểm của tác giả, đây là một quy định quan trọng, làm rõ nhiệm vụ của VKS đối với việc kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

Bên cạnh đó, cần phải hồn thiện Điều 145 BLTTHS năm 2015 về giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố: do điều luật quy định rất nhiều nội dung quan trọng về việc tiếp nhận, giải quyết, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác, về tội phạm. Tuy nhiên nội dung các quy định về những vấn đề trên cịn sơ sài, chưa đầy đủ. Trong đó, một điều luật quy định nội dung chính về trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tổ giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Thứ hai, hoàn thiện và hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS

hiện hành về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

Đê đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả trong việc giải quyêt tin báo, tố giác về tội phạm thống nhất ngun tắc trong q trình kiểm sát ln bám sát hồ sơ, có phương án nhanh chóng giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm sát do đó cần có những quy định về quyền đề ra yêu cầu xác minh của VKS, trách nhiệm thực hiện của CQĐT đối với yêu cầu xác minh đó. Trong một số trường hợp VKS có thể trực tiếp tiến hành xác minh (ví dụ đã có u cầu xác minh nhưng CQĐT không thực hiện hoặc việc điều tra, xác minh của CQĐT khơng khách quan, có hiện tượng bở lọt tội phạm...). Quyền trực tiếp tiến hành điều tra, xác minh là quyền năng pháp lý quan trọng, một trong những cơ sở đề VKS thực hiện theo đúng tinh thần của Hiến pháp và pháp luật là không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

BLTTHS năm 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT đã khắc phục được một số hạn chế, bất cập trong giãi quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có hiệu lực thi hành đã góp phần giải quyết được những khó khăn, vướng mắc của BTTHS năm 2003, việc quy định thêm nhiều nội dung mới cũng như mở rộng thấm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy một số quy định của pháp luật vẫn còn một số vướng mắc cần được tiếp tục nghiên cứu hồn thiện để cơng tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đạt kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, cần có văn bản pháp luật quy định rõ trình tự, thủ tục tiến hành kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Từ đó, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cần tiến hành đúng trình tự, thủ tục đã được quy định để đảm bảo khách quan, nghiêm túc, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không gây nên oan sai cho người vơ tội.

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì pháp luật đã giao cho Công an cấp xã nhiệm vụ, quyền hạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội

phạm nhưng chưa có quy định nào vê việc giao cho VKS kiêm sát hoạt động đó của Cơng an cấp xã. Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 146 BLTTHS và khoăn 5 Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT quy định Cơng an xã có trách nhiệm tiếp nhận, tố giác tin báo về tội phạm, lập biên bản, lấy lời khai ban đầu và chuyến tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho CQĐT có thẩm quyền

Như vậy, Cơng an xã khơng có quyền tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ ban đầu đối với tố giác, tin báo đã tiếp nhận, điều đó dẫn đến tình trạng các xã ở vùng biên giới, hải đảo, các xã xa trung tâm huyện khi tiếp nhận tố giác, tin bảo không thể tiến hành xác minh sơ bộ ban đầu mà phái chuyển ngay cho CQĐT có thẩm quyền. Sau khi tiếp nhận, CQĐT có thẩm quyền mới có thể đến xác minh hiện trường thì hiện trường đã bị xáo trộn, một số dấu vết tội phạm đã bị mất, quá trình thu thập chứng cử ban đầu gặp nhiều khó khăn.

Để đảm bảo cho hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm đạt hiệu quả tổt nhất, Liên ngành Trung ương cần có văn bản hướng dẫn và kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện pháp luật theo hướng quy định VKSND có quyền kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của công an cấp xã trong việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, giao quyền cho Công an xã ở các xã biên giới, hải đảo, các xã xa trung tâm huyện có thẩm quyền tiến hành hoạt động kiểm tra, xác minh sơ bộ ban đầu đối vớinhững tố giác, tin báo về tội phạm đã tiếp nhận để đảm bảo việc thu thập, bảo vệ dấu vết tội phạm trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 và Thơng tư liên tịch số 01/2017/TTLT chưa có quy định số lần Cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được phép tạm đình chì giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, chưa quy định về thời hạn CQĐT phải ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, báo về tội phạm sau khi nhận được quyết định hủy

bỏ quyêt định tạm đình chỉ của VKS, điêu đó dê dân đên việc Cơ quan có thẩm quyền lạm dụng quy định của pháp luật để kéo dài thời gian giải quyết tố giác, tin báo tội phạm.

Do vậy, Các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bân hướng dẫn quy định rõ về thời hạn VKSND tiến hành kiểm sát quyết định tạm đình chỉ, số lần Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được tạm đình chỉ giải quyết đối với tố giác, tin bảo và về thời hạn CQĐT phải ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo tội phạm kể từ ngày nhận được quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ cùa VKSND.

Thứ ba, bồ sung các hướng dẫn, quy chế của VKSND liên quan đến

kiểm sát tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

Để hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được thực hiện thống nhất, toàn diện, VKSND tối cao cần có hướng dẫn về xây dựng quy chế phối hợp toàn diện giữa VKSND cấp huyện với Công an cùng cấp ở hai nội dung quan hệ phối hợp giữa VKSND với CQĐT Công an huyện và quan hệ phối hợp giữa VKSND cấp huyện với các đơn vị thuộc Công an huyện được giao nhiệm vụ tiến hành nhiệm vụ tiếp nhận, phân loại tố giác, tin báo về tội phạm

Điều 148 BLTTHS năm 2015 quy định sau khi ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thì CQĐT phải gửi quyết định tạm đình chỉ kèm theo tài liệu liên quan đến VKS cùng cấp để kiểm sát, nếu việc tạm đình chỉ khơng có căn cứ thì VKSND ra quyết định hủy bị QĐ tạm đình chỉ của CQĐT, CQĐT phải ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin bảo đó. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2015 cũng chưa có quy định về thời hạn VKSND tiến hành kiểm sát quyết định tạm đình chỉ của CQĐT và trong thời hạn bao lâu kể từ khi nhận được quyết tạm đình chỉ của CQĐT thì VKSND phải quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ của CQĐT khi khơng có căn

cứ mà chỉ quy định thời hạn VKSND phải gửi quyêt định hủy bỏ quyêt định tạm đình chỉ cho CQĐT. Do vậy, để cơng tác kiểm sát việc tạm đình chỉ được thực hiện thống nhất trong tồn ngành KSND nói chung và VKSND hai cấp tỉnh Ninh Bình nói riêng, VKSND tối cao cần có văn bản hướng dẫn thống nhất quy định về thời hạn cụ thể VKSND phải tiến hành kiểm sát cũng như thờihạn ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đinh chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT nếu không có căn cứ.

Sau khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành, VKSND tối cao đã ban hành Quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giãi quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (ban hành kèm theo quyết định số 169/QĐ-VKSTC ngày 02/5/2018 cùa Viện trưởng VKSND tối cao), để việc thực hiện chức năng thực hành quyền công, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của VK.SND đạt sự đồng nhất và hiệu quả hơn, VK.SND tối cao cần tiến hành rà soát các quy định của luật tổ chức VKSND năm 2014, BLTTHS năm 2015 để sửa đổi, bổ sung, hồn thiện Quy chế cơng tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cho phù hợp về nhiệm vụ, thẩm quyền của VKSND và KSV trong công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và ban hành quy chế chính thức thay thể cho quy chế tạm thời như hiện nay.

Thứ tư, quy định rõ trách nhiệm VKS các cấp, Kiểm sát viên trong việc

kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Thực tế cho thấy, việc kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của VKS các cấp cịn hời hợt, mang tính chiếu lệ, CQĐT kết luận sao thì tin là vậy. VKS các cấp ít khi rà soát, kiểm tra, đánh giá lại việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.Vì vậy, cần nhìn nhận đúng, đánh giá tầm quan trọng của việc tiếp nhận, giải quyết, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác

vê tội phạm. Các quy định cân rõ ràng, cụ thê hơn vê thâm quyên, trách nhiệm của các cơ quan trong việc tiếp nhận các tin báo, tố giác về tội phạm, thủ tục tiếp nhận, giải quyết; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của VKS trong quá trình kiểm sát việc thụ lý, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm song song với đó là trách nhiệm của CQĐT.

Cần quy rõ trách nhiệm kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Theo đó, nếu xảy ra trường hợp bỏ lọt tội phạm, gây oan sai cho người vô tội mà cơ quan VKS các cấp không phát hiện ra kịp thời để tiến hành giải quyết, ngăn chặn thì phải chịu xử lý kỷ luật, thậm chí là chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ năm, cần quy định rõ giao cho VKS trực tiếp kiểm sát hoạt động của

các cơ quan khác bên cạnh CQĐT trong công tác tiếp nhận, giải quyết đối với tố giác, tin báo về tội phạm, ví dụ như cơ quan Cơng an cấp xã, Tịa án nhân dân.... Mặt khác, các cơ quan này còn phải chịu chế độ báo cáo tuần, tháng về tình hình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cho VKS giống như CQĐT.

Trong thực tế, rất nhiều trường hợp thì Cơ quan công an cấp xã là đơn vị đầu tiên tiếp nhận nguồn tin tố giác, tin báo về tội phạm. Tuy nhiên lại khơng

có cơ quan VKS cùng cấp với Công an cấp xã để kiếm sát hoạt động nói chung và việc giải quyết tin tố giác, tin báo về tội phạm của các đơn vị này. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay chưa quy định rõ trách nhiệm báo cáo tình hình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan Công an cấp xã.

Tương tự như vậy, nhiều trường hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân. Tuy nhiên hệ thống pháp

luật tố tụng hình sự Việt Nam cũng chưa quy định rõ trách nhiệm báo cáo của Tòa án nhân dân cho VKSND trong những trường hợp này.

Do đó, cần thiết phải ban hành quy định pháp luật quy định rõ thẩm quyền kiểm sát hoạt động của VKS các cấp đối với cơ quan Công an cấp xã,

TAND các cấp. Bên cạnh đó, cũng cần có quy định rõ ràng về trách nhiệm báo cáo, thời hạn báo cáo, và trình tự, thủ tục báo cáo việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Công an cấp xã đối vơi VKS cấp quận/huyện mà mình trực thuộc.

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh ninh bình) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)