2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát việc giảiquyết tố
2.2.2. Một số giải pháp khác
Một là, Nâng cao hiệu quả công tác tô chức cán bộ
Với vai trò là người lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động của VKS mồi cấp cũng như chịu trách nhiệm về hoạt động của VKS cấp dưới, đồng thời trước yêu cầu nâng cao chất lượng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra các vụ án hình sự, Viện trưởng - VKS các cấp cần phái tham gia trực tiếp vào những hoạt động kiểm sát quan trọng nhằm bảo đám các quyết định pháp lý được ban hành phải đúng đắn, hợp pháp và có căn cứ. Ví dụ: trong các vụ án giết người không quả tang, Lãnh đạoVKS phải trực tiếp cùng kiểm sát viên tham gia kiểm sát khám nghiệm hiện trường; vấn đề phê chuẩn việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong các trường hợp phức tạp, khó khăn trong việc xác định căn cứ để phê chuẩn thì lãnh đạo Viện phải trực tiếp xem xét hồ sơ trước khi quyết định phê chuẩn.
Tại luận văn thạc sỹ của mình, tác giả Giang Thanh Hưng cho rằng: “Nâng cao vai trò lãnh đạo của Viện trưởng Cấp trên đối với Viện
trưởng Cấp dưới trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp ở giai đoạn khởi tố vụ án, Viện trưởng cấp trên cần có biện pháp để các Viện kiếm sát cấp dưới thực hiện tốt chế độ báo cáo, thống kê,
chế độ thỉnh thí nghiệp vụ, đồng thời phải tạo cơ chế chặt chẽ trong việc xử lý các thông tin báo cáo, trả lời thỉnh thị của Viện kiểm sát Cấp trên. Viện trưởng cấp trên phải tăng cường sự chỉ đạo đồng thời với việc tăng cường biện pháp kiếm tra các hoạt động của cấp dưới, như quy định chế độ giao ban
công tác giữa Viện kiêm sát cáp trên đôi với Viện kiêm sát cáp dưới, lập các đoàn kiêm tra công tac”\J, tr 62]. Đồng ý với quan điểm đó, tác giả cho rằng
lãnh đạo VKS các cấp phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý chặt chẽ đối với các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở mồi cấp kiểm sát.Hoạt động quản lý trước hết phải bảo đảm quản lý chặt chẽ những hoạt động quan trọng như quản lý về tiếp nhận, xử lý về tin báo tội phạm; quản lý vấn đề khởi tố hay khơng khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; quản lý vấn đề trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hay quản lý các trường hợp án đình chỉ... Ngồi ra,cịn phải quản lý con người để phát huy hết năng lực của cán bộ khi được giao thực hiện chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự.
Bên cạnh đó, lãnh đạo VKS các cấp cần quan tâm chỉ đạo sát sao, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra; phân công KSV, cán bộ thường xuyên nắm và quản lý chặt chẽ tin báo, tố giác tội phạm tại các đơn vị; Kiểm sát việc tổ chức nắm, xác minh tin báo, tố giác tội phạm của cơ quan, đơn vị đảm bảo kịp thời, khách quan, toàn diện và triệt để. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm, KSV phải kịp thời báo cáo Lãnh đạo để yêu cầu Cơ quan, đơn vị khởi tố hoặc chuyển đến CQĐT để khởi tố điều tra theo quy định của pháp luật.
Hàng ngày, KSV được phân công phải chủ động nam chắc việc tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, phối hợp với điều tra viên làm tốt công tác phân loại xử lý. Hàng tuần, phải tổ chức đối chiếu, báo cáo kết quả giải quyết và đề ra phương hướng giải quyết trong tuần tiếp theo. Hàng tháng, tổ chức nắm tin báo tại các cơ quan, đơn vị được phân cơng, có biện pháp nắm thơng tin qua nhiều nguồn, xem xét hồ sơ sổ sách, đảm bảo khơng bở lọt thơng tin có dấu hiệu tội phạm mà không được xem xét phân loại, xử lý.
Đảm bảo khơng ngừng nâng cao trình độ của tồn ngành kiểm sát.Trong mọi công cuộc cải cách, yếu tố con người ln là yếu tố quan trọng, có ý
nghĩa, quyêt định đên sự thành bại của của bât cứ cơng việc nào. Đê đảm bảo điều đó, các cơ quan VKS cần phải đảm bảo công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ được đối mới và tăng cường. Hình thức đào tạo cần phải phong phú, tồn diện. Do đó, cần phải thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ về các văn bản pháp luật có liên quan và các biện pháp, kỳ năng để làm tốt công tác; định kỳ sơ, tổng kết rút kinh nghiệm những việc làm hay, những kinh nghiệm tốt nhằm phổ biến, nhân rộng phát huy hiệu quả công tác. Đây là việc làm rất quan trọng có ý nghĩa thiết thực, vì chỉ cỏ thơng qua sơ, tổng kết thực tiễn mới rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất ban hành, sửa đồi bổ sung các quy định của pháp luật nhàm đảm bảo cơ sớ pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện công tác này.
Đối với nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ càn phải được xây dựng một cách cụ thề và toàn diện cho cả đội ngũ lãnh đạo ngành kiểm sát và đội ngũ cán bộ, KSV trực tiếp tác nghiệp, theo hướng luôn cập nhật kiến thức mới về công tác quản lý, điều hành hoạt động hành chính tư pháp và hoạt động TTHS, về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, để xây dựng kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức thực tiễn, phẩm chất đạo đức trong sạch, có tinh thần thượng tơn pháp luật và dũng cám đấu tranh vì cơng lý. Những nội dung này cũng cần phải được nghiên cứu và cập nhật, thay đổi liên tục, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của xã hội, bắt kịp với những quy định pháp luật hiện hành
Thực hiện đánh giá, khen thưởng, kỷ luật một cách bài bản theo định kỳ. Cần thực hiện việc quy chế hóa các hoạt động quản lý như đánh giá, quy hoạch, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp đội ngũ cán bộ, KSV, vừa tăng cường hiệu quả quản lý, điều hành, vừa tạo hành lang pháp lý cho hoạt động độc lập của cán bộ, KSV và vừa nhằm chống tiêu cực, tham nhũng. Song song với đội ngũ cán bộ, thì cơ sờ
vật chât, phương tiện làm việc bao giờ cũng là yêu tô cân phải quan tâm đên khi tiến hành cải cách, cải tổ, đặc biệt là đối với Bộ máy Nhà nước.
Hai là, tăng cường công tác thanh tra hoạt động giải quyết tố giác, tin
báo tội phạm
Cần liên tục tổ chức những cuộc thanh tra đột xuất của VKSND các cấp đối với các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Công tác thanh tra cần phải thực chất. Để đảm bảo được điều đó cần quy định nhiều cấp thanh tra khác nhau. Cụ thể là VKSND có quyền thanh tra đối với hoạt động giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của các cơ quan cùng cấp hoặc cấp dưới trực thuộc. Đồn thanh tra ngồi các cán thuộc VKSND cịn phải có cán bộ VKSND cấp trên, đại diện của cơ quan cấp trên nơi đang bị thanh tra, thành viên của UBND, HĐND tham gia. Các trường hợp phát hiện thiếu sót, thực hiện sai khơng đúng quy định của pháp luật thì cần kịp thời xử lý để đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, gây hàm oan cho người vô tội. Những cán bộ thiếu trách nhiệm càn chịu trách nhiệm và bị xừ lý nghiêm minh.
Ngoài ra, Viện trưởng VKS cấp trên phải tăng cường công tác chỉ đạo cho Viện trưởng VKS cấp dưới trong công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, trước tiên Viện trưởng VKS cấp trên cần có biện pháp để các VKS cấp dưới thực hiện tốt chế độ báo cáo, thống kê, chế độ thỉnh thị nghiệp vụ, đồng thời phải tạo cơ chế chặt chẽ trong việc xử lý các thông tin báo cáo, trả lời thỉnh thị của VKS cấp trên. Tiếp theo là phải tăng cường công tác kiểm tra hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra của các VKS cấp dưới, như quy định chế độ giao ban công tác giữa VKS cấp trên với VKS cấp dưới, lập các đoàn kiểm tra... việc kiểm tra của VKS cấp trên đối với VKS cấp dưới phải thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và có hiệu quả như nội dung của
Chỉ thị công tác số 01 năm 2018 của Viện trưởng VKSND tối cao đã nêu:
"VKS cấp trên cần tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệm vụ đối với VKS cấp dưới. VKS Cấp dưới phái báo cảo đầy đủ, kịp thời
về hoạt động của mình cho VKS Cấp trên theo quy định của ngành "
Qua các giải pháp nói trên, Tác giả đưa ra một số kiến nghị sau: cần quy định rõ trong các quy chế công tác kiểm sát của ngành về trách nhiệm cụ thể của VKS cấp trên trong việc trả lời thỉnh thị của VKS cấp dưới, nhất là vấn đề thời gian trả lời thỉnh thị và quan hệ giữa các đơn vị nghiệp vụ cấp trên có liên quan đến vấn đề thình thị của VKS cấp dưới. Với quy định đó sẽ khắc phục được tình trạng nhiều vụ việc khi VKS cấp dưới thỉnh thị nhưng chưa được VKS cấp trên trả lời kịp thời, mà để kéo dài thời gian ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết vụ án.
Ba là, Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm
sát
Phối hợp và chế ước giữa CQĐT và VKS là một hệ thống yếu tố liên kết phức tạp giữa CQĐT và VKS trong TTHS, trong đó BLTTHS, Luật tổ chức VKSND, Luật Tổ chức điều tra hình sự chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, do vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm có văn bản hướng dẫn và thể chế hóa những quy định của luật để chi tiết, cụ thể hóa mối quan hệ này nhằm bảo đảm nhận thức thống nhất và hoạt động có hiệu quả, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể ở địa phương.
Duy trì họp liên ngành định kỳ để hướng dẫn giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án hình sự nói chung trong đó có khâu công tác về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm giữa VKS và CQĐT là một yếu tố then chốt góp phần tăng cường chất lượng giải quyết án hình sự nói chung. VKS chủ động phối hợp với CQĐT và Tòa án hàng năm xây dựng nhiều vụ án trọng điểm và những phiên tòa điển hình theo tinh thần cải cách tư pháp để đưa ra xét xử lưu động nhằm tuyên truyền, giáo dục
phòng ngừa đâu tranh tội phạm ở các khu dân cư, các xã phường, thị trân và các địa bàn phức tạp thường xảy ra tội phạm để từ đỏ rút kinh nghiệm cho Điều tra viên, KSV, Thẩm phán trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
Bốn là, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, trình độ áp dụng khoa học kỹ
thuật của các cán bộ VKS
Cùng với xu thế phát triển của đất nước, việc sử dụng cơng nghệ thơng tin có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nói chung và việc kiểm sát giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm nói riêng. Ngay trong chính BLTTHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã có nhiều thay đồi, sửa đổi so với BLTTHS năm 2003 theo hướng yêu cầu áp dụng nhiều hơn khoa học cơng nghệ vào tố tụng hình
sự. Ví dụ như yêu cầu quá trình lấy lời khai trong tố tụng hình sự cần phải được ghi âm, ghi hình có âm thanh...
Đe làm được điều đó, điều kiện cần đó là cơ sờ vật chất của tồn ngành kiếm sát cần phải đầy đủ, và đủ khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Đảng và Nhà nước, cũng như lãnh đạo VKSND các cấp cần quan tâm đầu tư, xây dựng, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất của tồn ngành kiểm sát.
Bên cạnh đó, cần hướng dẫn, đào tạo các cán bộ KSV có đù trình độ hiểu biết, sử dụng, áp dụng công nghệ cao vào công việc thực tế. về lâu dài, VKSND các cấp cần xây dựng thêm các phòng ban kỹ thuật để không ngừng cập nhật những công nghệ mới, bắt kịp với sự phát triển của xã hội, và có thể kịp thời hỗ trợ các cán bộ khác trong ngành kiểm sát khi cần thiết.
KÊT LUẬN CHƯƠNG 2
Có thê thây, công tác kiêm sát việc tiêp nhận, giải quyêt tơ giác, tin báo về tội phạm có vai trị quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này cần nắm rõ được những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn từ đó đưa ra được các giải pháp, kiến nghị phù hợp. Trong chương này, tác giả tập trung phân tích thực tiễn hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tác giả cũng đưa ra một số vụ việc cụ thể xảy ra trên địa bàn tinh Ninh Bình trong thời gian qua còn tồn tại những vướng mắc, bất cập. Những vướng mắc đó có thể là từ quy định pháp luật cịn thiếu sót, chưa rõ ràng hoặc từ việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền cịn chưa sát sao... Qua đó, nêu lên những kết quả đã đạt được, những tổn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của các VKSND tại tinh Ninh Bình.
Trên cơ sở lý luận chương và tình hình thực tiễn được tác giả nêu ra ở phần đầu chương 2, tác giả đưa ra một số kiến nghị nham đảm bảo hoạt động kiểm sát trong lĩnh vực này trên địa bàn tinh Ninh Bình như việc hồn thiện các quy định của BLTTHS năm 2015, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, giải pháp về công tác tố chức cán bộ, về tăng cường cơ sở vật chất, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ ngành kiểm sát, mối quan hệ phối họp giữa VKSND với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tổ giác, tin báo về tội phạm, về sự tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và sự giúp đỡ chính quyền địa phương.
KẾT LUẬN
Giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là bước đầu tiên, đóng vai trị then chốt và quyết định đối với tồn bộ q trình tố tụng hình sự. Q trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cần được thực hiện chính xác để đảm bão khơng bở lọt tội phạm, không gây oan sai cho xã hội. Có như thế mới bảo vệ được sự bình yên của xã hội, bảo vệ được thế chế Xã hội chủ nghĩa.
Do đó, VKSND với chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, điển hình là cơng tác kiểm sát việc tiếp nhận, giãi quyết tố giác, tin báo về tội phạm có vai trị vơ cùng quan trọng. Thơng qua q trình kiểm sát, VKSND đảm bảo kịp thời phát hiện và xử lý những thiết sót, sai phạm trong việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của các cơ quan có trách nhiệm đế đảm bảo đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm.
Trong thời gian vừa qua, công kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của VKSND ngày càng đạt được nhiều kết quả, đây là
bước đột phát trong công tác kiểm sát của ngành kiểm sát. Tại Ninh Bình, cơng tác kiểm sát tố giác, tin báo tội phạm nói chung đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tốt, ngành kiểm sát tỉnh Ninh Bình cũng đã có nhiều thành tựu đạt được. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Nguyên nhân của những vấn đề này đến từ những lý do chủ quan lẫn khách quan.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và các quy định của pháp luật hiện hành về công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, luận văn đã góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Thêm vào đó,