Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thí nghiệm trong dạy học bài thí nghiệm thực hành phần quang hình học vật lí 11 (Trang 106 - 112)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Kết luận chương 3

Việc thực nghiệm trong một số tiết học ít ỏi với số lượng học sinh hạn chế, chưa đủ để khẳng định giá trị phổ biến của phương pháp đã nêu ra trên

đây. Tuy nhiên, những kết quả bước đầu thu được có thể chứng tỏ: nếu tổ chức giảng dạy thực hành thí nghiệm Vật lí có hỗ trợ của thực hành thí nghiệm ảo sẽ tạo hứng thú, lôi cuốn học sinh tự lực tham gia giải quyết các vấn đề học tập không những trên lớp mà cả ở nhà vì nếu điều kiện cho phép phần mềm được sao chép hoặc up lên mạng, chỉ cần máy tính chạy được các tệp tin swf (thường được tích hợp sẵn trên các trình duyệt web) là các em có thể tìm hiểu trước và làm thí nghiệm trước ở nhà, tạo điều kiện tốt cho HS phát triển khả năng chủ động, sáng tạo về Vật lí - kỹ thuật. Đây là cơng việc có thể thực hiện được, phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện ở nhà trường phổ thông hiện nay.

Về mặt định tính: Học sinh ở các nhóm thực nghiệm đã tích cực, chủ động và tự lực hơn khi thực hành thí nghiệm so với học sinh ở lớp đối chứng, các em khơng bị bỡ ngỡ khi tiếp xúc với thí nghiệm thật. Học sinh tỏ ra rất hứng thú và tập trung cao trong giờ thực hành.

Về mặt định lượng: Chất lượng thực hành thí nghiệm Vật lí của học sinh các nhóm thực nghiệm là cao hơn so với nhóm đối chứng. Điều này được thể hiện rõ qua kết quả các bài thực hành thí nghiệm của các nhóm: tỷ lệ % điểm Khá, Giỏi ở các nhóm thực nghiệm là cao hơn so với nhóm đối chứng.

Từ kết quả thu được qua đợt thực nghiệm sư phạm, tôi khẳng định giả thuyết khoa học đưa ra là phù hợp cả với lí thuyết và cả thực tiễn, đề tài này có tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Vật lí ở phổ thơng chủ yếu là vật lí thực nghiệm, thí nghiệm có vai trị quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng thí nghiệm cho học sinh. Vì vậy, để dạy học tốt mơn vật lí ở trường phổ thông, học sinh cần có kĩ năng thí nghiệm. Trong phạm vi đề tài, tôi nghiên cứu xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo kết hợp với thí nghiệm thật nhằm phát triển kĩ năng thí nghiệm cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thơng. Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi đã đạt được những kết quả sau đây:

* Về lý luận: Hệ thống và phát triển cơ sở lý luận về phát triển kĩ năng

thí nghiệm trong học vật lí cho học sinh THPT, đó là:

- Dựa trên lý luận về kĩ năng của Tâm lí học và lý luận dạy học vật lí ở trường phổ thơng, xác định các kĩ năng thành phần của kĩ năng thí nghiệm cần hình thành ở học sinh gồm: kĩ năng thiết kế phương án TN và kĩ năng thực hiện theo thiết kế đó.

- Dựa theo yêu cầu dạy học vật lí ở trường THPT và trên cơ sở phân tích hoạt động sử dụng TN, mô tả chi tiết các kĩ năng trên và xây dựng hệ thống kĩ năng thí nghiệm cần hình thành ở học sinh trong học tập vật lí.

* Về thực tiễn:

Tiến hành nghiên cứu điều tra, tổng hợp và phân tích thực trạng dạy học TNVLPT ở trường THPT Lý Tử Tấn. Trên cơ sở đó, xác định những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong việc tổ chức dạy học nhằm phát triển kĩ năng TN trong dạy học Vật lí ở trường THPT.

- Điều chỉnh lại cấu trúc, nội dung và xác định mục tiêu chi tiết bài thí nghiệm thực hành trong phần Quang hình học, Vật lí 11.

để xây dựng phần mềm hỗ trợ dạy học bài thực hành trên.

- Xây dựng qui trình và xác định phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thực hành thí nghiệm với sự hỗ trợ của các phần mềm đã xây dựng được.

- Thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Lý Tử Tấn, Hà Nội. Kết quả bước đầu cho thấy tính khả thi và hiệu quả của biện pháp đã đề xuất đối với việc phát triển kĩ năng thí nghiệm cho học sinh trong dạy học vật lí.

Với kết quả như trên, đề tài đã đạt được mục đích đề ra và khẳng định được giả thuyết khoa học ban đầu.

2. Khuyến nghị

Q trình nghiên cứu đề tài, tơi có khuyến nghị:

- Việc triển khai các biện pháp phát triển kĩ năng thí nghiệm cho học sinh trong dạy học vật lí cần thực hiện có hệ thống với tất cả các nội dung trong chương trình học, tăng cường các hoạt động tự học, tự nghiên cứu của học sinh theo định hướng phát triển năng lực thực nghiệm trong dạy học.

- Trang bị thiết bị thí nghiệm và Tin học đầy đủ, đồng bộ cho các trường THPT để có điều kiện triển khai các biện pháp trên. Đồng thời, có biện pháp khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thơng, mơn Vật

lí. NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu Bồi dưỡng Giáo viên thực hiện

chương trình, sách giáo khoa lớp 11 THPT.

3.Trần Tố Chinh (2013), Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm Vật lí ảo

hỗ trợ thực hành Vật lí chương Dịng điện khơng đổi – Vật lí 11 cơ bản Trung học phổ thông (Luận văn Thạc sĩ), Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

4. Phạm Xuân Quế (2004), “Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học”, Tạp

chí Giáo dục.

5. Vũ Trọng Rỹ (2005), “Các yêu cầu sư phạm đối với thí nghiệm ảo – sản

phẩm multimedia”, Tạp chí Giáo dục, số 107.

6.Nguyễn Xuân Thành (2007), Mơ phỏng thí nghiệm trên máy tính để sử dụng phối hợp với thí nghiệm thật trong dạy học vật lí ở trong nhà trường phổ

thơng. Tạp chí Khoa học, 52(6), tr.82-86

7. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003),

Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thơng, NXB ĐHSP Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận

thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thơng, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Phạm Hữu Tịng (2001), Lí luận dạy học vật lí ở trường trung học, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

Tiếng Anh

11.Avi Hofstein, Vincent N. Lunetta (2003), The laboratory in Science

Education: Foundation for the twenty-Fisrt Century, Wiley Periodicals, New

York.

12. Dimitris Psillos, Hans Niedderer (2002), Teaching and learning in the

science laboratory, Springer,New York

13. Pham Xuan Que, Pham Kim Chung (2007), Role, requiments oF online

interactive physics experiment and how to develop the experiment. Journal of

Science, 52(6), pp. 87-90.

14. Yogesh Kumar Singh, Ruchika Nath (2007), Teaching of General

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thí nghiệm trong dạy học bài thí nghiệm thực hành phần quang hình học vật lí 11 (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)