Thực trạng pháp luật lao động hiện hành về bảo vệ tính mạng, sức

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 49)

2.1. Thực trạng pháp luật lao động hiện hành về nội dung bào vệ quyền

2.1.1. Thực trạng pháp luật lao động hiện hành về bảo vệ tính mạng, sức

khỏe của người lao động

2.1.1.1. Thực trạng pháp luật lao động hiện hành về bảo vệ sức khỏe của

người lao động

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Việc bảo vệ sức khỏe của người lao động là một vấn đề vô cùng cấp thiết đối với người lao động hiện nay. Một trong các quy định liên quan đến bảo vệ sức khỏe người lao động đó là các quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi bởi “Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được xem xét như là một

chê định của luật lao động, thê hiện nguyên tăc bão vệ người lao động”

[14.tr284].

Trong Bộ Luật Lao động năm 2019 có quy định rất rõ về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi tại Chương VII. Pháp luật Việt Nam quy định thời

giờ làm việc được xác định theo việc giới hạn khung thời gian và không cho phép người sử dụng lao động ép buộc người lao động làm việc với thời giờ vượt quá hạn mức.

+ Thời giờ làm việc bình thường:

Theo Điều 105 Bộ Luật lao động năm 2019 có quy định về thời giờ làm việc bình thường được quy định như sau: Thời giờ làm việc bình thường

khơng q 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Quy định

về thời gian này có các điểm khá tương đồng với một số quốc gia trên thế giới

như trong Công ước số 1 của tố chức lao động quốc tế, Nhật Bản cũng có quy định về việc người sử dụng lao động không được quy địn thời gian làm việc

quá 8 giờ trong 1 ngày. Ngoài ra trong Khoản 2 Điều 105 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định thêm về việc người sử dụng lao động có quyền quy

định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhung phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thi thời giờ làm việc bình thường khơng

q 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước

khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

Trong mơi trường làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm theo quy chuẩn kỳ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đưa ra thời gian làm việc họp lý để tránh tình trạng người lao

động làm việc quá lâu trong môi trường độc hại. Việc làm việc quá lâu trong môi trường độc hại sẽ dẫn đến sức khỏe của người lao động khơng được đảm bảo mơt cách tốt nhất.

Theo đó thì người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động thì sẽ có

thời gian làm việc khơng quá 8 tiếng một ngày và không quá 48 giờ một tuần nếu như người lao động làm việc tính theo ngày. Ngồi việc làm theo ngày thì người sử dụng lao động cũng có thể quy định giờ làm của người lao đông theo tuần, nếu làm việc theo tuần thì thời giờ lam việc bình thường sẽ khơng được quá 10 giờ một ngày và cũng không được quá 48 tiếng một tuần như làm việc

theo ngày. Từ đó cho thấy khung giờ giới hạn thời giờ làm việc bình thường là khơng được q 48 tiếng một tuần. Không những vậy trong Bộ Luật lao

động năm 2019 cũng có nêu rằng Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động nên thực hiện số giờ làm việc của người lao động là 40 giờ để có thể đảm bảo tốt nhất việc đáp ứng sức khỏe của người lao động.

Quy định về thời giờ làm việc này giúp cho người lao động được thực

hiện đầy đủ thời gian và người sử dụng lao động khơng có quyền bắt người

lao động vượt q số giờ làm việc quy định. Ngồi ra vẫn tơn trọng nguyên

tắc tự do thỏa thuận trong mối quan hệ lao động. Việc khuyến khích thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động thể hiện việc Nhà nước ln khuyến khích những thỏa thuận về giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có lợi cho

người lao động. Ngồi ra, việc khuyến khích thỏa thuận giờ làm việc một mặt

vẫn đăm bảo quyền tự do kinh doanh cùa người sử dụng lao động, mặt khác

cũng thúc đẩy ý thức tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. So với quy định về thời giờ làm việc tại bộ luật lao động năm 2012 thì

bộ luật lao động năm 2019 lai không quy định giới hạn rõ ràng là bao nhiêu

giờ làm việc đối với người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiếm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành mà thay vào đó bộ luật lao động năm 2019 lại quy định rằng người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đăm giới

hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo

quy chuân kỹ thuật qc gia và pháp luật có liên quan. Do quy định người sử dụng lao động sẽ tự đảm bảo thời gian làm việc trong mơi trường có yếu tố độc hại nên rất dễ có thể xảy ra các tình huống người sừ dụng lao động sẽ tận

dụng co hội ép buộc người lao động làm việc 8 giờ một ngày như với cơng việc bình thường. Việc áp dụng giờ làm việc theo quy định cho người lao

động trong các doanh nghiệp kinh doanh bình thường như vậy sẽ dẫn đến tình

trạng sức khỏe của người lao động không được bảo đảm. Từ quy định này cho

thấy điểm bất cập trong việc áp dụng giờ làm việc đối với người lao động làm

việc tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại. Việc khơng quy định ln trong bộ luật lao động khiến cho nhiều người lao động không nắm bắt

được rõ các quy định liên quan đến quyền lợi của mình ngồi tâm lý người lao động thường rất ít đọc các quy định cùa pháp luật mà trong quy định này lại dẫn thêm các quy định tại văn bản pháp luật khác từ đó dẫn đến việc người lao động dễ cảm thấy chán và cứ để cho người sử dụng lao động làm sai quy định và tất nhiên sức khỏe của người lao động cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

+ Thời giờ làm việc ban đêm

Pháp luật có quy định về thời giờ làm việc ban đêm, quy định được nêu trong Điều 106 Bộ Luật lao động năm 2019 có quy định rằng: “Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.” Việc quy định giờ làm đêm để phù hợp với việc để dễ dàng tính lương cho người lao động và cũng vì làm việc ban đêm rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

Do đó mà trong Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về tiền lương

ban đêm của người lao động, lương làm việc ca đêm của người lao động sẽ

được tính theo cơng thức có sẵn dựa trên tiên lương làm việc bình thường.

+ Thời giờ làm thêm

Để đăm bào hơn sức khỏe của người lao động pháp luật có quy định về việc làm thêm giờ và việc làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt. Theo Điều

107 Bộ Luật Lao động năm 2019 có định nghĩa răng: “ Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngồi thời giờ làm việc bình thường theo quy

định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.”

Việc tổ chức làm thêm ngoài giờ này khi thực hiện người sử dụng lao

động phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mới được thực hiện. Yêu cầu

đầu tiên là việc làm thêm phải được sự đồng ý của người lao động. Yêu cầu thứ hai là người sử dụng lao động phải bảo đảm số giờ làm thêm của người

lao động khơng q 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trong trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng

số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng. Ngoài ra người sử dụng lao động

cũng phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp các trường hợp đặc biệt. Một số trường hợp đặc

biệt người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm đối với một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp nhưng khi tố chức thì người sừ dụng lao động phải thơng báo bằng văn

bản cho cơ quan về lao động thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Thứ nhất, ngành nghề săn xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt,

may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

Thứ hai, ngành Sản xuất, cung cấp điện, viễn thơng, lọc dầu; cấp, thốt nước;

Thứ ba, Trường hợp giải quyết cơng việc địi hỏi lao động có trình độ chuyên

mòn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

Thứ tư, Trường hợp phải giải quyết cơng việc cấp bách, khơng thể trì

hỗn do tính chất thời vụ, thời điếm của ngun liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu

quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỳ thuật của dây chuyền sản xuất;

Thứ năm, Trường họp khác do Chính phủ quy định.

Từ quy định tại Điều 107 có giải thích rõ ràng là Thời gian làm thêm giờ

là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường theo quy định

của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động, việc quy định

rõ ràng khái niệm thời gian làm thêm giờ giúp cho người lao động không thể

bị người sừ dụng lao động áp bức về thời giờ làm việc. Trong điều này cũng quy định về việc nếu muốn người lao động làm việc thêm giờ thì người sử

dụng lao động phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 107 Bộ Luật Lao

động năm 2019 mới được tổ chức người lao động làm thêm giờ. Việc giới hạn

số giờ làm thêm của người lao động đã góp một phần khơng nhỏ vào việc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động, tránh việc lạm dụng sức lao động từ

phía người sử dụng lao động gây ảnh hưởng xấu và trực tiếp đến sức khỏe của người lao động. Mặc dù vậy nhưng pháp luật cũng tôn trọng những thỏa thuận

giữa người lao động và người sử dụng lao động tuy nhiên những thỏa thuận đấy vẫn phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong một số trường họp đặc biệt thực sự cần thiết thì người lao động

vẫn phải thực hiện việc làm thêm giờ để có thể đáp ứng nhu càu, điều kiện hồn cảnh mà khơng cần bắt buộc phải đáp ứng đủ các yêu cầu đã nêu tại

Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019. Trường hợp đặc biệt đó được quy định

tại Điều 108 Bộ luật lao động năm 2019 rang người sử dụng lao động có

quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị

giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

Thứ nhất, khi quốc gia có các nhiệm vụ cấp bách về quốc phịng, an ninh

có lệnh động viên và huy động người lao động đi làm việc thì người lao động

sẽ phải làm thêm giờ mà khơng có giới hạn về số giờ làm thêm.

Thứ hai, khi người lao động tham gia thực hiện các công việc nhăm bảo

vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quà thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa. Nhưng trong quy định cũng đã nêu rất rõ ràng trong trường họp có nguy

cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của

pháp luật về an tồn, vệ sinh lao động thì người lao động cũng sẽ không bị bắt

buộc phải làm thêm giờ.

Các trường hợp làm thêm giờ này đều là những trường hợp cần thiết, cấp

bách bắt buộc người lao động phái làm việc nhưng nếu người lao động cảm thấy trường họp làm thêm giờ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe

của chính mình theo các quy định về an tồn, vệ sinh lao động thì người lao động có quyền từ chối việc làm thêm giờ. Đây được xem là một ưu điểm

trong việc quy định về vấn đề thời gian làm thêm.

+ Thời giờ nghỉ ngơi

Ngoài các quy định về thời giờ làm việc tối đa thì người lao động cịn được pháp luật quy định về thời gian tối thiểu được nghỉ ngơi, người sử dụng lao động phải đảm bảo người lao động được nghỉ ngơi đầy đủ mức tối thiểu mà pháp luật quy định. Quy định về thời giờ nghỉ ngơi được quy định tại Mục 2 Chương VII của Bộ Luật lao động năm 2019 từ Điều 109 đến Điều 115. Các quy định về nghỉ ngơi được quy định rất rõ ràng từ việc nghĩ trong giờ làm việc tại Điều 109, nghỉ chuyển ca tại Điều 110, nghỉ hằng tuần tại Điều

111, nghỉ lễ, tết tại Điều 112, nghỉ hằng năm tại Điều 113, ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 114 và cuối cùng là nghỉ việc

riêng, nghỉ khơng hưởng lương tại Điều 115. Nhờ có những quy định về thời

gian nghỉ ngơi này mà người lao động cảm thấy quyền lợi của mình được bảo vệ hơn. Những thời gian nghỉ ngơi này có thể giúp cho những người lao động cảm thấy mệt mỏi được xua tan hoặc giúp cho họ có thời gian và tinh thần

thực hiện những dự định của họ cũng có thê nhờ chính lý do đó mà sức khỏe

cũng như tinh thần được bảo vệ và nâng cao thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động.

Đối với những người lao động làm các cơng việc có tính chất đặc biệt thì

thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi được quy định tại Điều 116 Bộ Luật

Lao động năm 2019. Theo Điều 116 Bộ Luật lao động năm 2019 có quy định về các cơng việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường

sắt, đường thủy, đường hàng khơng; thăm dị, khai thác dầu khí trên biển; làm

việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỳ thuật sóng cao tần; tin học, cơng nghệ tin học; nghiên cửu ứng

dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ

lặn; công việc trong hầm lị; cơng việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia

công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định, các quy định cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sẽ do các Bộ, ngành quản lý thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và vẫn phải tuân thủ quy định tại Điều

109 của Bộ luật lao động năm 2019.

Ngoài những ngành nghề được quy định tại Điều 116 Bộ Luật lao động năm 2019 thì tại Điều 68 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng có quy định thêm một số ngành nghề có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi như sau:

Thứ nhất, Các công việc phòng chống thiên tai, hỏa hoạn và dịch bệnh.

Đây là các cơng việc phụ thuộc vào tình hình thực tiễn xảy ra và có thể xảy ra bất thường cho nên thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi sẽ không thề áp

dụng theo quy định về thời giờ làm việc bình thường.

Thứ hai, Các cơng việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao. Các công việc

trong lĩnh vực thể thao có thể ngày thường vẫn sẽ áp dụng thời giờ làm việc

và thời giờ nghĩ ngơi bình thường nhưng khi có các cuộc thi đâu ví dụ như

Một phần của tài liệu Pháp luật lao động về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 31 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)