nhân thân của người lao động
2.2.1. Thực trạng pháp luật lao động hiện hành về biện pháp pháp lý.
Theo Bộ Luật lao động thì hệ thống thanh tra tập trung vào ba lĩnh vực chính sau: đó là điều kiện làm việc, an toàn lao động và vệ sinh lao động. Hệ thống thanh tra lao động có chức năng thanh tra các đối tượng sau đây:
- Các doanh nghiệp trong mọi thành phân kinh tê;
- Doanh nghiệp sản xuất là hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
- Các hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã có sử
dụng lao động theo hợp đồng lao động;
- Các cơ quan hành chính, tổ chức, đơn vị sản xuất và dịch vụ kinh
doanh trực thuộc các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tồ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác.
Việc thanh tra lao động, xử lý vi phạm được quy định rất rõ tại chương XVI từ Điều 214 đến Điều 217. Nội dung thanh tra lao động bao gồm: thanh tra việc chấp hành quy định về pháp luật lao động; điều tra tai nạn lao động và
vi phạm an toàn vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỳ thuật về điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động;
giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật; xử lý
theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về lao động theo quy định của pháp luật.
Từ đó cho thấy bất kỳ nơi nào có quan hệ lao động thì thanh tra đều có
thẩm quyền đến thanh tra. Trong q trình lao động, khi có các vụ việc tai nạn
lao động xảy ra thì thanh tra lao động phải điều tra rõ về các vụ tai nạn lao động này. Tùy thuộc vào mức độ của tai nạn lao động mà quyết định việc
điều tra và thanh tra. Theo đó đối với các vụ tai nạn lao động nhỏ thì chỉ cần
các doanh nghiệp tự điều tra. Còn đối với các tai nạn nghiêm trọng và có chết người thì sẽ do Sở Lao động - Thương binh và xã hội kết hợp với các cơ quan
điều tra khác đề đưa ra kết luận và các biện pháp xử phạt.
Ngoài đưa ra các quy định về thanh tra lao động, các biện pháp pháp lý còn được thể hiện qua các quy định về xử phạt hành chính các vi phạm quy
định trong lĩnh vực lao động.
Người sử dụng lao động sẽ bị xừ phạt vê vi phạm hành chính trong
lĩnh vực lao động khi vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 về Quy
định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng người sử dụng lao động.
Các hành vi như phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao
động, vệ sinh lao động; ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc
làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới; phân biệt đối xử về giới
trong phân công công việc dần đến chênh lệch về thu nhập; từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định
sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đối với đặt ra và thực
hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài việc bị xử phạt hành chính nếu xảy ra hậu quả thì người vi phạm buộc phải tuân thủ biện pháp khắc phục hậu
quả. Biện pháp khắc phục hậu quả được nêu tại Khoản 5 Điều 8 với các biện
pháp như buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều 8 và buộc sửa đổi hoặc bãi bô các quy
định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới đối
với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 8.
Việc bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình nếu vi
phạm cũng sẽ bị phạt. Việc giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động sẽ bị xử phạt theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao
động có hành vi Giữ bản chính giây tờ tùy thân, văn băng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động.”
Ngồi ra cịn phải thực hiện biện pháp khắc phục theo Điểm d Khoản 3
Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 đó là Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chĩ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 9.
Trong Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 còn quy định các
mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về báo cáo an toàn, vệ sinh lao động, vi phạm các biện pháp đảm bào an toàn, vệ sinh lao động, vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, vi phạm quy định về hoạt động
huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao
động quy định từ Điều 20 đến Điều 27.
Từ đó cho thấy bằng các quy định về xử phạt hành chính cũng giúp một phần vào việc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động. Nhưng lại có bất cập là nếu như khơng có người tố giác hoặc thanh tra thì việc thực hiện các
biện pháp xử lý vi phạm này cịn khá khó khăn.
Mức nộp phạt khi vi phạm hành chính vẫn cịn ở mức khá thấp so với
những lợi ích mà người sử dụng lao động có được khi vi phạm trong các
trường hợp này. Đây chính là một nhược điểm làm cho việc xử phạt hành
chính khơng đủ sức răn đe những người sử dụng lao động. Trên thực tế thì thường người sử dụng lao động sẽ khơng bị xử phạt nếu như khơng có ai tố
cáo về vấn đề vi phạm hoặc bị phạt do công ty bị cơ qun có chức năng thanh tra. Từ những yếu tố đó, người sử dụng lao động vẫn có những hành vi vi
phạm các quy định vê bảo vệ quyên nhân thân cùa người lao động và chỉ khi
những người lao động nộp đơn kiện những người sử dụng lao động này thì những người sử dụng lao động mới chấp nhận bồi thường thiệt hại cho những
người lao động.
2.2.2. Thực trạng pháp luật lao động hiện hành về biện pháp xã hội
Trong mối quan hệ lao động thường chỉ có hai bên là người sừ dụng lao
động và người lao động. Do bên người lao động luôn ở trong vị thế yếu hơn nên cần có những tồ chức đứng ra bào vệ cho những người lao động. Từ lý do
đó mà tố chức đại diện người lao động tại cơ sở được thành lập. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được Bộ luật lao động năm 2019 định nghĩa như sau: “ Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sừ dụng lao động
nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao
động trong quan hệ lao động thơng qua thương lượng tập thế hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người
lao động tại cơ sở bao gồm cơng đồn cơ sở và tố chức của người lao động tại
doanh nghiệp.” Không chỉ đại diện cho người lao động thương lượng tập thế
mà tổ chức còn được đối thoại tại nơi làm việc, được tham khảo ỷ kiến xây
dựng giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến
quyền và lợi ích của người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người
lao động tại cơ sở. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động
cá nhân khi được người lao động ủy quyền. Các quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được quy định rất rõ tại Điều 178 Bộ
luật lao động năm 2019. Khơng chỉ có quy định về quyền và nghĩa vụ của tố
chức đại diện người lao động tại cơ sở tại Điều 178 mà trong Bộ luật lao động
năm 2019 có quy định một chương riêng vê tô chức đại diện của người lao
động được thành lập ra chủ yếu để bảo vệ bên yếu thế hơn trong mối quan hệ lao động đó chính là người lao động.
2.2.3. Thực trạng pháp luật lao động hiện hành về biện pháp kinh tế
Biện pháp kinh tế để bảo vệ quyền nhân thân của người lao động có thể kể đến trong tình hình kinh tế hiện nay đó chính là biện pháp bồi thường thiệt hại,
biện pháp xử phạt hành chính đối với người sử dụng lao động vi phạm các quyền và nghĩa vụ liên quan đến bảo vệ quyền nhân thân của người lao động.
Người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động khi người
sử dụng lao động vi phạm quy định về tiền lương, bồi thuơng thiệt hại cho hành vi gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động, bồi
thường thiệt hại do người sử dụng lao động vi phạm hợp đồng lao động, bồi
thường người lao động khi người sừ dụng lao động yêu cầu người lao động
làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiếm. Ngoài việc người lao động được trang bị phương tiện bâo hộ lao động thì khi người lao động làm việc
trong điều kiện mơi trường có yếu tố nguy hiểm và yếu tố độc hại thì sẽ được người sử dụng lao động bồi thường bằng hiện vật theo quy định tại Điều 24 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015, Việc bồi dưỡng bàng hiện vật cho
người lao động được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Việc bồi dưỡng bàng hiện vật phải giúp cho người lao động tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể.
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật phải bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật phải được thực hiện trong ca, ngày làm
việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chồ.
Khi tham gia vào môi quan hệ lao động, người lao động thường bị người sữ
dụng lao động vặt kiệt sức. Trong ngành nghề nào cũng vậy nguy cơ bị bệnh
nghề nghiệp và tai nạn lao động có khả năng xảy ra rất cao. vấn đề về chế độ đối
với những người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẽ thuộc về người sử
dụng lao động thực hiện. Trong Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH đã đưa ra một số các trường hợp người lao động được bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và người lao động được hưởng bồi thường như thế nào.
Có hai trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
được bồi thường. Trường họp thứ nhất là người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà khơng hồn tồn do lồi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường
họp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH. Không phải trường họp tai nạn lao động nào xảy ra người sử dụng lao động cũng phải bồi thường mà người lao động chỉ được bồi thường khi tai nạn lao động đó có
thể có lỗi nhưng khơng phải là ngun nhân chính hoặc hồn tồn khơng có lỗi của chính người lao động dẫn đến tai nạn lao động này xảy ra. Trường họp thứ hai là người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sữ
dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường họp
người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử
dụng lao động khác gây nên). Trong trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp khi đang trong quá trình tham gia lao động hoặc trước khi nghỉ hưu
hoặc trước khi thôi việc hặc chuyển đến nơi làm việc khác mà có xác nhận bị• • • J • • •
mắc bệnh nghề nghiệp thì người lao động hồn tồn có thể được nhận bồi thường về bệnh nghề nghiệp.
Việc bôi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghê nghiệp cần dựa theo nguyên tắc và tuân thủ đúng nguyên tắc bồi thường.
Nguyên tắc bồi thường được quy định như sau:
Thứ nhất, tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó,
khơng cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó. Khi tai nạn lao động xảy ra thì người lao động sẽ được người sử dụng lao động bồi thường
luôn và tai nạn lao động lần nào thì sẽ chỉ thực hiện bồi thường tai nạn lần đó. Khơng có việc người lao động được hưởng nhiều lần tiền bồi thường và cũng
không thể cộng dồn các vụ tai nạn xảy ra trước đó để nhận được nhiều tiền
bồi thường hon.
Thứ hai, việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp
được thực hiện theo quy định sau:
- Người lao động được bồi thường lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thưong cơ thể) trong lần khám đầu.
- Từ lần thứ hai trở đi thì việc bồi thường sẽ căn cứ vào mức (%) suy
giảm khả năng lao động tăng lên đế bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
Mức bồi thường mà người lao động được nhận đối với việc người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động được hưởng ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao
động từ 81 % trở lên hoặc cho than nhân người lao động bị chết do tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp. Mức bồi thường sẽ là bằng ít nhất 1,5 tháng tiền
lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11 % đến 80% thì cứ tăng 1 % sẽ được
cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại
Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH:
Tbt = 1,5 + {(a- 10) X 0,4}
Trong đó:
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11%
trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
- 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
- a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.