- Thứ ba, nếu việc đặt ra các hạn chế về quyền là cần thiết trong một xã
2.2.2. Những điểm hạn chế
Để đối phó với những hiểm nguy do dịch bệnh gây ra, các biện pháp hạn chế quyền được đưa ra và áp dụng tuy nhiên hàm chứa khơng ít những rủi ro, ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các quyền cơ bản của con người, ảnh hưởng đến tính dân chủ và nguyên tắc phân chia quyền lực, quy trình ra quyết định sơ sài. Bên cạnh những tác động tích cực cùa các chính sách, quy định phịng chống dịch bệnh Covid-19 vẫn còn một số những bất cập, có thể kể đến như:
Thứ nhât, các Chỉ thị của Thù tướng đặt ra những vân đê cân được
xem xét. Các chỉ thị này thực chất là những văn bản chỉ đạo điều hành, nhưng nội dung lại chứa đựng những quy phạm pháp luật, do đó khi ban hành cần viện dẫn cơ sở pháp lý của việc ban hành các biện pháp có tính cưỡng chế để bảo đảm tính họp pháp của chị thị. Đơn cử như Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chổng dịch được người dân ủng hộ và thực hiện nghiêm túc. Tuy cần nhiên về định nghĩa về “cách ly toàn xã hội”, thực sự chưa rõ ràng. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng từ đó dần đến những cách hiểu và thực hiện khác nhau của chính quyền địa phương, về sự lúng túng của Chính phủ và sự bất cập của hệ thống pháp luật liên quan địi hịi cần phải có sự khắc phục trong thời gian tới.về sự lúng túng của Chính phủ, việc sử dụng từ “cách ly xã hội” thay cho từ phù hợp “giãn cách xã hội” cộng với một số quy định thiếu rõ ràng, văn bản khi mới công bố đã gây ra sự bối rối cho người dân và chính quyền các cấp. dẫn đến tình trạng người dân, đặc biệt là ở các thành phố lớn do nhầm tưởng là sẽ có cách ly xã hội triệt để nên đã đổ xô vào các chợ để tích trừ hàng hóa dự trữ dẫn đến một số mặt hàng các thiết bị vệ sinh như khẩu trang, nước rửa tay bị đẩy giá tăng cao, tình trạng chen lấn đi mua lương thực, thực phẩm ở các siêu thị còn tạo ra nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng. Đối với chính quyền địa phương, do nội dung quy định thiếu cụ thể, dẫn tới tình trạng mỗi nơi áp dụng Chỉ thị 16 theo một kiểu. Có địa phương vẫn duy trì tình trạng giao thơng bình thường song có địa phương khác lại quy định “nội bất xuất ngoại bất nhập”, “ngăn sông, cấm chợ” thậm chí làm rào chắn đường xá khơng cho người địa phương khác ra vào. Có thể hiểu nguyên do của việc trên là ở các địa phương chưa có kinh nghiệm chống dịch, chưa thực sự bình tĩnh ứng phó. Ở tại các địa phương, chính quyền đóng cửa các cửa hàng, cơ sở kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ không thiết yếu, chỉ trừ
các mặt hàng và dịch vụ thiêt u nhưng khơng có quy định mặt hàng, dịch vụ nào là thiết yếu. Vào ngày 4/4/2020 Văn phịng Chính phủ ban hành văn bản số 2601/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng chống dịch. Tiếp theo đó, Thủ tướng và người đứng đầu Văn phịng Chính phủ đã có những giải thích, truyền thơng trong nước đã bắt đầu đổi cụm từ “cách ly toàn
trên thưc tê cho đên đâu tháng 5/2020 vân có địa phương hiêu sai và áp dụng biện pháp cực đoan như ngăn cản sự lưu thơng bình thường giữa địa phương mình với nơi khác. Tình trạng trên cho thấy thời gian đầu, Chính phũ và chính quyền địa phương đã lúng túng trong việc quyêt định và áp dụng các biện pháp phịng,
chơng dịch Covid-19.
Thứ hai, trong thực tiên, có thê thây răng nhiêu biện pháp được ban
hành đã cao hơn so với mức hạn chế (giới hạn) quyền con người trong điều kiện bình thường, thậm chí chính là các biện pháp đình chỉ qun con người, như các biện pháp áp dụng đối với các quyền tự do đi lại, tự do kinh doanh, hội họp, biêu tình như đã trình bày ở trên. Tuy vậy, Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố tình trạng khẩn cấp để có cơ sở để áp dụng các biện pháp tạm đình chỉ quyền con người. Việc khơng áp dụng tình trạng khẩn cấp nhưng vẫn áp dụng một số biện pháp đặc biệt, trong đó bao gồm cả các biện pháp tạm đình chỉ quyền con người tuy không trái với quy định hiện hành, bởi Hiến pháp và pháp luật hiện nay chưa có quy định về tạm đình chỉ quyền con người, nhưng chưa phù hợp với các tiêu chuẩn chung của pháp luật quốc tế và pháp luật ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Thứ ba, các quy định vê xử lý vi phạm trong phịng, chơng bệnh trun
nhiễm cịn thiếu cụ thể gây khó khăn cho việc tiếp cận nội dung nhằm kiểm tra tính đúng đắn cùa hành vi hay khi xác định chế tài của từng hành vi vi
phạm làm hạn chê hiệu lực của luật. Các cơ quan nhà nuớc Việt Nam dụa trên
JL • • •• • 1 • •
các văn bản pháp lý sẵn có để thực thi các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến phòng chống dịch bệnh nhu: Luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007; Luật xừ lý vi phạm hành chính 2015; Nghị định số 176/2013/NĐ-CP; Nghị định số 174/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên nếu như một số hành vi vi phạm hành chính về y tế đã được quy định khá rõ thì đối với một số hành vi và biện pháp cưỡng chế như hạn chế tụ tập đơng người, đình chỉ kinh doanh, cơ sở dịch vụ- câu hỏi đặt ra khuôn khổ cho các biện pháp này như bối cảnh sử dụng, đối tượng áp dụng, thời hạn áp dụng, khiếu nại tố cáo hay cơ chế giám sát như thế nào chưa được quy định cụ thể, dẫn đến khả năng về sự tùy nghi hành chính.
Thứ tư, các biện pháp giám sát không chỉ hạn chế tự do đi lại, hạn chế
tự do kinh doanh còn ảnh hưởng đến quyền riêng tư của cá nhân gây ra những hậu quả nặng nề. Chẳng hạn như trong làn sóng Covid-19 thứ hai ở Việt Nam (chính thức được công bố ớ Đà Nằng từ 25/7/2020), một số cơ quan truyền thông đã công khai thông tin những bệnh nền của một số bệnh nhân truyền nhiễm Covid-19. Điều này dường như được chấp nhận dễ dàng bởi công chúng như các cơ quan hành pháp, song thực chất lại vi phạm quyền được bảo mật về tình trạng bệnh tật, là một trong các yếu tố thuộc quyền riêng tư của các bệnh nhân, được pháp luật ủng hộ và không bị giới hạn trong bối cảnh ở Việt Nam tại thời điếm đó. Phần thơng tin về bệnh nền của các bệnh nhân (đặc biệt là các ca tử vong) hiền nhiên không giống như thông tin về lịch trình di chuyển của các ca bệnh, do đó khơng giống có ý nghĩa trực tiếp trong công tác ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Điều này tạo nên các ý kiến trái ngược nhau về việc có hay khơng xâm phạm quyền riêng tư, khi nào thì vì lợi
ích cộng đồng mà có thể "hy sinh" quyền riêng tư?
Đôi với những người tiêp xúc với bệnh nhân Covid-19, cơ quan cơng quyền cịn cơng khai lịch trình di chuyền của người bệnh và người tiếp xúc.
Trên thực tế, đã có tình trạng thơng tin cá nhân và mối quan hệ của người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 bị tung tin thất thiệt. Nhiều trường hợp đã bị cộng đồng mạng săn lùng như "tội đồ" với nhiều suy diễn bình luận, cơng kích, thậm chí bịa chuyện đề xuyên tạc. Nhiều cá nhân lợi dụng sự quan tâm của cộng đồng đã tạo hàng trăm tài khoản mạng xã hội giả mạo đăng tải
thông tin của người bệnh để "câu" tương tác. Một phần do thiếu trách nhiệm và thiếu bảo mật thông tin cá nhân, hàng loạt danh sách F2 đã được chia sẻ trên mạng xã hội với những thông tin bao gồm tên tuổi, nơi làm việc, nơi ở và những thông tin khác khiến cuộc sống của các F2 bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có trường hợp, khi một cậu con trai (F3) của mẹ (F2) nghe hàng xóm xì xào, nhìn mình như bệnh nhân liền sợ hãi hỏi mẹ: “Họ đốt nhà mình hả mẹ?”.
Sự phân biệt đối xử xảy ra cả trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ: Một bệnh viện tư nổi tiếng ở Hà Nội đã từ chối tiếp nhận một sản phụ khi họ phát hiện ra cô ấy quê ở huyện Binh Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc), mặc dù trước đó họ đã
được tư vấn ở chính Bệnh viện này. Thực tế cho thấy, nhiều người sợ hãi không dám khai báo sự thật khi giao tiếp trực tiếp với những người bị nhiễm bệnh và những người bị nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Họ sợ bị cộng đồng kỳ thị, chẳng hạn, bệnh nhân số 34 ở Bình Thuận được gọi là bệnh nhân “siêu lây nhiễm” vì khơng khai báo trung thực việc đi lại của mình. Bệnh nhân số 34 giao tiếp trực tiếp (Fl) với 31 người và tiếp xúc F2 của cô ấy là 100 người.
Rõ ràng, quyền riêng tư của bệnh nhân nhiễm bệnh truyền nhiễm trong một chừng mực nào đó vẫn bị xâm phạm. Điều này đến từ ý thức về vấn đề quyền riêng tư của người dùng internet còn hạn chế, khung pháp lý chưa được hoàn thiện lẫn các thiết chế thực thi và xử lý quy định vẫn còn thiếu hiệu quả.
Ngồi ra cịn những lo ngại về khả năng lặp lại các biện pháp hạn chế
quyên, bât cứ khi nào cân thiêt. Lập luận của các nhà chức trách có thê đưa ra để kéo dài các biện pháp này là khi mọi người phải lựa chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, họ thường sẽ chọn sức khỏe.
Thứ năm, Chính phủ và các cấp chính quyền đã có những biện pháp
thực thi trong đại dịch nhưng điều kiện, bổi cảnh và phương thức thực hiện lại chưa được quy định rõ ràng trong pháp luật. Ví dụ về quy định “tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sờ làm đẹp, karaoke, quán bar, vũ trường..) và các cơ sở kinh doanh khác theo quy định hoặc chỉ đạo của Chủ tịch ũy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” nêu trong Chỉ thị 15 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ phần nào đó đã để dành một khoảng đất trống cho việc xác định các cơ sờ
kinh doanh dịch vụ nào bị tạm đình chỉ hoạt động- cho Chủ tịch UBND cấp• • • • • • 4^2 • JL tỉnh. Bởi vậy các địa phương đã ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thề ví dụ như
ngày 27/3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã kỷ văn bản số 1047/UBND- K.GVX yêu cầu sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn thành phố quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19.
về phương diện pháp lý, một số chuyên gia chỉ ra rằng, Chỉ thị 16 thực chất là có thể coi là một dạng tuyên bố tình trạng khẩn cap. Neu như vậy, việc ban hành Chỉ thị này chưa phù họp với quy định của Hiến pháp 2013 và Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm của Việt Nam, vì theo hai văn bán nêu trên, Thủ tướng chỉ có quyền đề nghị, cịn Uỷ ban thường Vụ quốc hội và trong trường họp Uỷ ban không thế họp ngay được thì Chủ tịch nước mới có quyền ban ban bố tinh trạng khẩn cấp.
Thêm vào đó, theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 của Việt Nam, Chỉ thị không phải là văn bản quy phạm pháp luật, điều đó có nghĩa là Chỉ thị không thể dùng để áp đặt các quy tắc cư xử bắt buộc cho các chủ thể trong xã hội, mà chỉ là văn bán hướng dẫn thực hành
trong nội bộ một cơ quan nhà nước. Nói cách khác, tính chât và giá trị pháp lý của Chì thị của Thủ tướng Chính phủ cũng gây ra những tranh luận trong giới luật gia, đặc biệt khi mà trong nội dung của Chỉ thị này và Hướng dẫn thi hành cùa nó đều yêu cầu các cơ quan nhà nước “xử lý nghiêm các trường họp vi phạm”.
Thứ sáu, Việt Nam được xếp là một trong nhũng quốc gia áp dụng các
biện pháp nghiêm khắc ở mức độ cao, trong đó có các biện pháp hạn chế, tạm đình chỉ các quyền con người. Điều này dẫn đến khơng ít các quyền bị giới hạn, tạm định chỉ quá mức hoặc vượt ra khởi khuôn khổ pháp luật thông thường. Tuy vậy, việc xem xét, xử lý các hành vi vi phạm nguyên tắc hạn chế quyền con người hầu như chưa được đặt ra. Có nhiều nguyên nhân cho thực trạng này, như thiếu vang sự hiện diện của tòa án trong xử lý giải quyết các