Bài tập thí nghiệm vật lí với việc bồi dưỡng năng lực thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) soạn thảo và hướng dẫn giải bài tập thí nghiệm phần chất lỏng vật lý 10 nhằm nâng cao năng lực thực nghiệm cho học sinh (Trang 30 - 32)

1.3. Bài tập vật lí trong dạy học vật lí ở THPT

1.3.6. Bài tập thí nghiệm vật lí với việc bồi dưỡng năng lực thực nghiệm

Vật lí ở phổ thơng chủ yếu là vật lí thực nghiệm. Những kiến thức vật lí ở phổ thơng được xây dựng hầu hết dựa vào thí nghiệm hoặc được kiểm tra lại bằng thí nghiệm. Để hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của các kiến thức đó thì cách tốt nhất là cho HS tái tạo lại những kiến thức bằng chính phương pháp mà các nhà vật lí đó dùng trong nghiên cứu - phương pháp thực nghiệm[9], [15].

Trong hoạt động giải bài tập vật lí. Đặc biệt là bài tập thí nghiệm, HS phải tự mình phân tích các điều kiện của bài tập đặt ra, xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận rút ra được nên tư duy của họ được phát triển, năng lực làm việc tự lực của họ được nâng cao. Tư duy vật lí là khả năng quan sát hiện tượng vật lí, phân tích một hiện tượng phức tạp thành những hiện tượng thành phần, thiết lập các mối liên hệ giữa các mặt định tính và định lượng của các hiện tượng và các đại lượng vật lí, đốn trước các hệ quả từ lí thuyết và vận dụng được kiến thức. Hầu hết các hiện tượng nêu lên trong BTVL là phức tạp, trừ một số bài tập đơn giản chỉ đề cập đến một hiện tượng vật lí. Muốn giải được chúng cần phải phân tích hiện tượng phức tạp ấy thành các hiện tượng thành phần, nghĩa là cần phải phân tích một BTVL phức tạp thành các bài tập đơn giản. Trong q trình đó HS phải vận dụng các thao tác tư duy để giải bài tập, nhờ đó mà tư duy được phát triển và năng lực làm việc tự lực được nâng cao.

Như vậy thông qua việc giải bài tập thí nghiệm HS được rèn luyện khả năng quan sát hiện tượng, phân tích hiện tượng, phán đoán và cách giải quyết vấn đề... Đây chính là các yếu tố cơ bản của năng lực thực nghiệm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chúng tơi vừa trình bày phần cơ sở lý luận của đề tài luận văn. Những vấn đề được trình bày ở trên được tóm tắt thành những ý chính như sau: - Hoạt động giải bài tập vật lí, đặc biệt là các bài tập thí nghiệm sẽ giúp cho học sinh có thể đạt được nhiều kĩ năng khác nhau như khả năng qua sát hiện tượng, phân tích hiện tượng, phán đoán, giải quyết vấn đề. Việc tổ chức dạy học giải BTTN để bồi dưỡng năng lực thực nghiệm ở người học là mục tiêu chính của đề tài. Đây cũng chính là một khía cạnh nhỏ trong công cuộc cải cách giáo dục của nước ta hiện nay. Trong hoạt động dạy học, học sinh là chủ thể của hoạt động học. Giáo viên là người tổ chức, chỉ đạo, uốn nắn, tạo những tình huống học tập trong đó xuất hiện những vấn đề cần giải quyết sao cho học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động phù hợp với khả năng của từng học sinh.

- Thông qua những hoạt động giải bài tập, học sinh sẽ thấy được những thuận lợi cũng như những khó khăn để từ đó tự sửa chữa, tự điều chỉnh và tự đánh giá để đạt được mục đích học tập là chiếm lĩnh tri thức một cách vững chắc và biến nó thành năng lực của cá nhân mình, vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống một cách hiệu quả.

CHƯƠNG 2

SOẠN THẢO VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC BÀI TẬP

THÍ NGHIỆM PHẦN CHẤT LỎNG - VẬT LÍ 10, NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) soạn thảo và hướng dẫn giải bài tập thí nghiệm phần chất lỏng vật lý 10 nhằm nâng cao năng lực thực nghiệm cho học sinh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)