Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) soạn thảo và hướng dẫn giải bài tập thí nghiệm phần chất lỏng vật lý 10 nhằm nâng cao năng lực thực nghiệm cho học sinh (Trang 75 - 103)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.7.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.7.2.1. Đánh giá tinh thần, thái độ học học của HS

 Quan sát giờ học của các lớp thực nghiệm được thực hiện theo tiến trình dạy học đã xây dựng, chúng tơi có những nhận xét sau:

- Ở tiết thực nghiệm đầu tiên, mới đầu các em còn hơi bỡ ngỡ với loại BT đưa ra, nhưng sau khi được GV hướng dẫn, các em thấy rất hào hứng và thích thú, cụ thể: Sau khi trao đổi và thảo luận với nhau, các em đã thực hiện các thao tác thí nghiệm như hướng dẫn, quan sát hiện tượng xảy ra đồng thời cũng đưa ra các phán đoán. Sang tiết thực nghiệm thứ hai và thứ ba thì các em đã rất

chủ động và tích cực. Tuy nhiên với các bài tập thiết kế phương án thí nghiệm thì các em vẫn cần nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn của GV.

 Với các bài tập giao về nhà các em đều thực hiện đầy đủ và nghiêm túc cụ thể:

 Với các bài tập thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn, nêu hiện tượng quan sát được và giải thích?. Các em nộp báo cáo kết quả, trong đó trình bày rõ hiện tượng quan sát được từ thí nghiệm và giải thích.  Với các bài tập thiết kế phương án thí nghiệm từ các dụng cụ đã cho. Các em nộp báo cáo kết quả, trong đó trình bày rõ phương án thí nghiệm, các thao tác thí nghiệm, hiện tượng xảy ra và giải thích.

3.7.2.2. Đánh giá việc nâng cao năng lực thực nghiệm của HS

Qua các tiết dạy thực nghiệm có sử dụng hệ thống các BTTN, chúng tôi đã theo dõi và ghi lại được những kết quả như sau:

 Với các BTTN sử dụng trong các tiết dạy thực nghiệm trên lớp * Đối với những bài tập tiến hành thí nghiệm theo mơ tả trong đề bài rồi rút ra nhận xét( như: Bài 2.14, Bài 2.16): Cả hai lớp gồm 12/12 nhóm đều tiến hành thí nghiệm có kết quả và nêu đúng nhận xét. Tuy nhiên một vài nhóm vẫn chưa thực hiện thật tốt các thao tác thí nghiệm.

* Đối với những bài tập tiến hành thí nghiệm để kiệm nghiệm hiện tượng theo

mô tả trong đề bài và giải thích( như: Bài 2.2 ): 12/12 nhóm đều tiến hành thí

nghiệm để kiệm nghiệm hiện tượng thành cơng. Về phần giải thích hiện tượng thì có 3/12 nhóm chưa giải thích đúng. Sau khi GV gợi ý thì các em đều dự đốn và giải thích đúng về hiện tượng thu được.

* Đối với những bài tập tiến hành thí nghiệm theo mơ tả trong đề bài, dự đoán về hiện tượng quan sát được và giải thích( như: Bài 2.3, Bài 2.6, Bài 2.7, Bài

2.12, Bài 2.13 ): Cả 12/12 nhóm đều thực hiện thành cơng và dự đoán (nêu) đúng hiện tượng quan sát được. Tuy nhiên vẫn có 4/12 nhóm( 2 nhóm ở lớp 10A5 và 2 nhóm ở lớp 10A6 ) phải thực hiện 2 lần mới thành cơng. Cịn về phần giải thích hiện tượng thì có 7/12 nhóm giải thích đúng( 3 nhóm của lớp 10A5 và 4 nhóm của lớp 10A6 ), cịn lại 5/12 nhóm của cả hai lớp đều giải thích chưa được đầy đủ.

* Đối với những bài tập thiết kế phương án thí nghiệm từ các dụng cụ cho trước( như: Bài 2.8, Bài 2.15, Bài 2.17, Bài 2.9 ): Chỉ có hai nhóm( 1 nhóm lớp của lớp 10A5 và 1 nhóm của lớp 10A6) đưa ra đúng phương án thí nghiệm. Sau đó với các câu hỏi gợi ý của GV các nhóm cịn lại đều xác định đúng được phương án thí nghiệm. Tuy nhiên vẫn cịn 5 nhóm(3 nhóm ở lớp 10A5 và 2 nhóm ở lớp 10A6) thực hiện các thao tác thí nghiệm chưa gọn gàng và xử lí kết quả thí nghiệm còn lúng túng.

 Với các BTTN sử dụng về nhà

Các BTTN giao về nhà cho HS được chia thành hai nhóm, bao gồm:

- Các bài tập thực hiện thí nghiệm theo mơ tả trong đề bài và giải thích hiện tượng quan sát được

- Các bài tập thiết kế phương án thí nghiệm theo dụng cụ cho trước.

Cả hai nhóm bài tập GV khơng giao sẵn dụng cụ làm thí nghiệm cho các em mà các em phải tạo ra được các dụng cụ như trong bài. Sau đó mới tiến hành thí nghiệm theo mơ tả hay thiết kế phương án thí nghiệm rồi tiến hành thí nghiệm, xử lí kết quả thí nghiệm...

Qua kết quả làm bài của HS, chúng tôi đã theo dõi và ghi lại được những kết quả cụ thể như sau:

- Với các bài tập thực hiện thí nghiệm theo mơ tả trong đề bài và giải thích hiện tượng quan sát được: Do các em đã được thực hiện một số bài trên lớp nên các nhóm HS (12/12 nhóm) đều thực hiện thành cơng thí nghiệm và giải thích được(để kiểm nghiệm bài làm của các em, khi nghiệm thu bài tôi đã nêu thêm các câu hỏi về bài làm của các em và các em đã trả lời được).

- Với các bài tập thiết kế phương án thí nghiệm theo dụng cụ cho trước. Chúng tôi giao hai bài đều xác định hệ số căng bề mặt của nước:

+ Bài 2.10: Tất cả các nhóm đều xác định đúng cơ sở lí thuyết để xác định hệ số căng bề mặt của nước là sự cân bằng lực giữa lực căng bề mặt của nước với trọng lượng của giọt nước. Tuy nhiên vẫn có 1/12 nhóm chưa nghĩ ra cách xác định trọng lượng của giọt nước, đã gọi điện hỏi GV và tôi đã gợi ý là đề bài cịn cho chiếc cân. Sau đó nhóm đã tìm ra phương án xác định trọng lượng của giọt nước: Cân cốc khơng có nước, sau đó cân cốc đã có nước nhỏ từ ống nhỏ giọt vào rồi lấy hiệu của hai khối lượng cân được.

+ Bài 2.20: Có 8/12 nhóm xác định đúng cơ sở lí thuyết để xác định hệ số căng bề mặt của nước là tạo hiện tượng mao dẫn trong khoảng hẹp giữa hai tấm kính, để áp dụng cơng thức h 4

gd

 

 sẽ tính được . Cịn 4 nhóm gặp khó

khăn khi xác định cơ sở lí thuyết phải cần tới sự gợi ý của GV. Dưới đây là một vài hình ảnh về kết quả thí nghiệm mà các em đã thực hiện(do các nhóm HS cung cấp).

Hình 3.1: Nước dâng lên giữa

hai tấm thủy tinh đặt song song

Hình 3.2: Nước dâng lên giữa hai tấm thủy tinh hình nêm

Hình 3.3: Màng xà phịng trên

khung dây có vịng chỉ ở giữa

Hình 3.4: Giọt dầu luyn trong dung dịch cồn

Hình 3.5: Nước màu trong ống hình chữ U hở hai đầu

Hình 3.6: Màng xà phịng xuất hiện trong phễu

Trên đây là tóm tắt những kết quả mà chúng tơi ghi lại được trong quá trình thực nghiệm. Dựa vào tiêu chí là các mức độ biểu hiện của năng lực thực nghiệm nêu ở chương 1. Với phạm vi các BTTN mà chúng tơi trình bày trong chương 2 thì chúng tơi cũng chỉ đề cập tới việc bồi dưỡng NLTN ở hai mức 1 và 2 là chủ yếu. Vì vậy từ các kết quả tốm tắt ở trên, chúng tôi đã tiến hành đánh giá như sau:

Coi mỗi mức của NLTN trong bảng là 100%, xem trong hai dạng bài tập với mức đó thì có bao nhiêu nhóm thực hiện được theo mức độ I (khơng đạt), bao nhiêu nhóm thực hiện theo mức độ II (trung bình), bao nhiêu nhóm thực hiện theo mức độ III (đạt) rồi tính theo phần trăm, sao cho tổng cả 3 mức độ (I, II, III) với mỗi tiêu chí là 100%. Ví dụ: Đánh giá mức 1 của NLTN khi giải bài tập thực hiện thí nghiệm theo mơ tả trong đề bài, tất cả các nhóm đều thực hiện tốt các yêu cầu của mức 1, như vậy mức độ III là 100%, mức độ I và II là 0%. Làm tương tự với các mức khác và với các bài tập đã tiến hành thực nghiệm. Thống kê kết quả ta được các bảng sau:

Bảng 3.1: Đánh giá năng lực thực nghiệm với các bài thực hiện thí nghiệm theo mơ tả, quan sát (nêu)hiện tượng xảy ra và giải thích Các tiêu chí Mức độ Bài 2.2 Bài 2.7 Bài 2.12 Bài 2.13 Nhận dạng dụng cụ và tiến hành TN đúng như mô tả Đạt 100% 100% 100% 100% Trung bình 0 0 0 0 Không đạt 0 0 0 0

Dự đoán hiện tượng vật lí.

Đạt 50% 100% 50% 50%

Trung bình 50 0 50% 50%

Không đạt 0 0 0 0

Giải thích về hiện tượng quan sát được

Đạt 75% 58,3 75% 66,6%

Trung bình 0 41,7 25% 33,4%

Bảng 3.2: Đánh giá NLTN với các bài thiết kế phương án thí nghiệm từ những dụng cụ đã cho

Các tiêu chí Mức độ Bài 2.8 Bài 2.9 Bài 2.15 Bài 2.17

Xác định cơ sở lí thuyết cần áp dụng Đạt 50% 75% 50% 100% Trung bình 50% 25% 50% 0 Không đạt 0 0 0 0 Đưa ra các phương án thí nghiệm Đạt 50% 75% 50% 100% Trung bình 50% 25% 50% 0 Không đạt 0 0 0 0 Thực hiện TN theo phương án thiết kế Đạt 50% 75% 75% 100% Trung bình 50% 25% 25% 0 Không đạt 0 0 0 0 Xử lí kết quả thí nghiệm Đạt 75% 75% 75% 100% Trung bình 25% 25% 25% 0 Không đạt 0 0 0 0

Các bảng thống kê cho thấy khơng đạt rất ít và số lượng trung bình cũng ở mức thấp hơn so với mức đạt. Do đó nếu được làm nhiều loại bài tập như vậy sẽ nâng cao được các mức biểu hiện của NLTN.

3.7.2.3. Đánh giá việc tiếp thu và vận dụng kiến thức của HS

Thông qua việc chấm 3 đề kiểm tra: Đề 1 (kiểm tra trước khi dạy thực nghiệm), đề 2 (kiểm tra sau khi dạy xong hai tiết thực nghiệm đầu) và đề 3(kiểm tra sau khi dạy xong tiết thực nghiệm thứ ba) chúng tôi thu được kết quả như sau:

Với đề số 1

Câu 1: Có 28/85 HS giải thích đúng được hiện tượng, 57/85 HS khơng giải thích chưa đầy đủ(các em chỉ giải thích được giọt nước chưa thể rơi khỏi miệng ống là do nó chưa đủ nặng).

Câu 2: 29/85 HS đưa ra được phương án thí nghiệm, 56 HS không đưa ra được phương án thí nghiệm với các dụng cụ đã cho.

Với đề số 2

Câu 1: Có 50/85 HS giải thích đúng được hiện tượng, 35/85 HS chưa giải thích đúng hiện tượng.

Câu 2: Có 43/85 HS đưa ra được phương án thí nghiệm, 29/85 HS chỉ đưa ra là có thể xác định được lực làm cho giọt nước ở miệng ống nhỏ giọt không rơi là: F = P, nhưng không đưa ra được phương án thí nghiệm với các dụng cụ đã cho, 13/85 HS không trả lời câu này.

Với đề số 3

Câu 1: Có 50/85 HS giải thích được hiện tượng, 28/85 HS giải thích khơng đầy đủ (các em chỉ giải thích là do khơng khí trong bong bóng xà phịng bị đẩy ra làm tạt ngọn lửa), 7/85 HS khơng giải thích được hiện tượng.

Câu 2: Có 56/85 HS đưa ra được phương án thí nghiệm, 29/85 HS chỉ đưa ra được công thức xác định hệ số căng bề mặt mà khơng đưa ra được phương án thí nghiệm dựa trên các dụng cụ đã cho.

Thông qua các bài kiểm tra cho thấy, khả năng vận dụng kiến thức của HS sau khi được giải các bài tập thí nghiệm là khá rõ rệt. Điều này cũng chứng tỏ rằng: Bài tập thí nghiệm vừa có tác dụng bồi dưỡng để nâng cao năng lực thực nghiệm cho HS vừa giúp nâng cao khả năng vận dụng kiến thức của HS.

 Ngoài những đánh giá ở trên thì sau khi thực nghiệm chúng tơi có trao

đổi với các GV dự giờ và HS cả hai lớp thực nghiệm để có thêm các thơng tin theo ý đồ của đề tài. Cụ thể như sau:

Đối với GV dự giờ các lớp thực nghiệm: Các câu hỏi được chúng tôi sử dụng khi trao đổi với GV dự giờ như sau

Câu 1: Những khó khăn và thuận lợi khi sử dụng hệ thống BTTNVL trong

quá trình dạy học Vật lí là gì?

Câu 2: Thầy(cơ) có nhận xét gì về thái độ học tập của HS với hệ thống BT mà

Câu 3: Thầy(cơ) có nhận xét gì về hệ thống BTTN được chúng tôi sử dụng

trong các giờ học thực nghiệm?

 Các ý kiến cụ thể của GV dự giờ:

- Tiến trình hướng dẫn học sinh giải bài tập diễn ra sinh động, học sinh hứng thú với BTTN, nhất là loại bài tập có hiện tượng xảy ra. Tuy nhiên với những bài tập mà các em phải thiết kế phương án thí nghiệm, thì vẫn cần có sự trợ giúp nhiều từ phía GV.

- Sau giờ học thực nghiệm đầu tiên HS đã quen dần với làm việc theo nhóm, ngồi ra giờ học có sự tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh.

- Những tiết thực nghiệm này đã giúp cho học sinh thu được những kiến thức cần thiết của bài học và làm cho các em cũng hiểu sâu sắc hơn những kiến thức đó. Đặc biệt các em được rèn luyện và bồi dưỡng về năng lực thực nghiệm rất tốt. Đồng thời thông qua những tiết học này GV cũng nhận được rất nhiều thông tin phản hồi từ HS. Qua đó giáo viên có thể khắc phục và chỉnh sửa những hạn chế trong cách hướng dẫn của mình cho phù hợp và có hiệu quả hơn.

- Mỗi phần kiến thức của chương trình, nếu xây dựng được hệ thống BTTN phù hợp sẽ thực sự đem lại những hiệu quả rõ rệt ở HS về: Thiết kế phương án thí nghiệm, thao tác thí nghiệm, khả năng quan sát, khả năng phán đoán, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.

- Tuy nhiên các GV được hỏi cũng cho rằng: Để có được các tiết học sử dụng BTTN hiệu quả, phải mất thời gian chuẩn bị rất nhiều. Ngoài ra với thời lượng 45 phút của tiết học, số lượng bài tập sử dụng không được nhiều.

Như vậy có thể nói rằng, hệ thống bài tập đã lựa chọn phù hợp với đối tượng HS, kích thích được tính chủ động, tích cực. Rèn luyện được các kĩ năng: quan sát hiện tượng, phân tích hiện tượng, phán đốn và giải quyết vấn đề ở học sinh.

Đối với HS: Chúng tôi đã mời một nhóm HS của cả hai lớp thực nghiệm ( gồm 10 em bao gồm đầy đủ các HS từ khá đến yếu) để trao đổi. Các câu hỏi được đặt ra chung cho cả nhóm như sau:

Câu 1: Giữa hai loại BT: BT thơng thường ( định tính, định lượng, đồ thị...)

và BTTN, em thích làm loại BT nào hơn? Vì Sao?

Câu 2: Theo em thì BTVL nói chung và BTTNVL nói riêng có giúp ích gì

trong q trình học tập mơn Vật lí khơng? Vì sao?

Câu 3: Để học tốt mơn Vật lí thì em có nghĩ rằng HS cần phải làm nhiều loại

BT hay khơng?

Câu 4: Khó khăn lớn nhất mà em thường gặp phải khi học mơn Vật lí là gì? Câu 5: Các em thích được GV giao BT khi nào?

 Ý kiến của HS:

- 90% các em đều thích các BTTN, nhất là các bài có hiện tượng xảy ra, một số ít các em HS khá cịn rất thích thú với loại BT thiết kế phương án thí nghiệm. Nhìn chung qua trao đổi với các em thì hầu hết các em đều cho rằng:

+ BTTN thích hơn, tuy nhiên các em chủ yếu thích loại BT có hiện tượng xảy ra cịn loại BT thiết kế phương án thí nghiệm các em cho rằng đây là BT khó.

+ BTVL nói chung và BTTN Vật lí nói riêng có tác dụng quan trọng trong việc giúp các em hiểu sâu sắc các kiến thức vật lí.

+ Để học tốt vật lí thì cần phải làm thật nhiều BT khác nhau.

+ Khó khăn lớn nhất khi học mơn vật lí là thời lượng để làm BT rất ít. + Các em thường thích được GV giao BT ngay sau khi học xong một kiến thức mới nào đó.

Tuy nhiên cịn một số em vẫn chưa tỏ ra tích cực đối với việc làm BT, cụ thể là các em còn “sợ” giải BT(các em để trống khơng trả lời câu hỏi trong bài kiểm tra). Tìm hiểu về nguyên nhân của vấn đề này chúng tôi mới thấy rằng đó là sự hạn chế về khả năng tốn học, nhất là với các HS trung bình và yếu.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương này chúng tơi đã trình bày tồn bộ những kết quả của việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) soạn thảo và hướng dẫn giải bài tập thí nghiệm phần chất lỏng vật lý 10 nhằm nâng cao năng lực thực nghiệm cho học sinh (Trang 75 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)