Phương pháp dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học nguyên hàm – tích phân và ứng dụng lớp 12 trung học phổ thông luận văn ths lý luận và phương pháp dạy học bộ môn (toán học) (Trang 26 - 29)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường THPT

1.3.2. Phương pháp dạy học nêu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, tuy nhiên theo tác giả Nguyễn Bá Kim [6-tr.187] có thể định nghĩa như sau: Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một

trong những phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên là người tạo ra tình huống gợi vấn đề, tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, học sinh hoạt động tự giác, tích cực chủ động và sáng tạo giải quyết vấn đề thơng qua đó mà kiến tạo kiến thức, rèn luyện kĩ năng nhằm đạt được những mục đích học tập khác.

a) Đặc điểm của PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có những đặc điểm sau:

- Học sinh được đặt vào một tình huống gợi vấn đề chứ không phải là được thơng báo tri thức dưới dạng có sẵn.

- Học sinh hoat động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tận lực huy động tri thức và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ không phải chỉ nghe thầy giảng một cách thụ động.

- Mục tiêu dạy học không phải chỉ làm cho học sinh lĩnh hội kết quả của quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề, mà còn ở chỗ làm cho họ phát triển khả năng tiến hành những quá trình như vậy. Nói cách khác, học sinh được học bản thân việc học.

b) Các mức độ day học phát hiện và giải quyết vấn đề

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có 4 mức độ sau:

Mức độ 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.

Mức độ 2: Giáo viên đặt vấn đề, gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề dưới sự giúp đỡ của giáo viên khi cần thiết. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

Mức độ 3: Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống gợi vấn đề, học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện các giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

Mức độ 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề phải giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi cần thiết.

Trên đây là các mức độ trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Trong quá trình dạy học tùy theo từng nội dung cụ thể, tùy theo trình độ nhận thức của học sinh mà chúng ta lựa chọn mức độ cho phù hợp nhằm khơi gợi được hứng thú học tập của học sinh để giờ học của các em hiệu quả hơn.

c) Vận dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề vào việc dạy học giải bài tập toán

Khi đặt vấn đề dạy giải bài tập toán theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề, trước hết phải đề cập đến nội dung của bài tập tốn đó. Bài tốn đặt ra phải thực sự gợi vấn đề, tức là khêu gợi cho học sinh những khó khăn trong tư duy hoặc hành động chứ khơng phải những bài tốn chỉ yêu cầu học sinh trực tiếp vận dụng một quy tắc có tính chất thuật tốn. Điều này cũng chỉ có tính chất tương đối, bởi lẽ có bài tốn đối với người này là vấn đề nhưng đối với người khác thì khơng như vậy.

Những vấn đề ở đây thường là những bài tốn chưa có hoặc khơng có thuật giải. Đây là cơ hội tốt để giáo viên trang bị cho học sinh một số tri thức phương pháp – phương pháp giải tốn, phương pháp giải tốn hóa nhằm rèn luyện và phát triển tư duy khoa học ở học sinh.

Bước 1. Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề

– Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề (giáo viên tạo ra tình huống).

– Giải thích hoặc chính xác tình huống (khi cần thiết) để hiểu đúng vấn đề được đặt ra.

– Phát biểu vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề đó.

Bước 2. Tìm giải pháp

– Tìm một cách giải quyết vấn đề. Việc này thường được thực hiện theo sơ đồ thuật tốn ở H1.1

Giải thích sơ đồ:

+ Phân tích vấn đề: Làm rõ mối liên hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm (dựa vào những tri thức đã học, liên tưởng đến kiến thức thích hợp).

Bắt đầu

Phân tích vấn đề

Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết

Hình thành giải pháp

Giải pháp đúng

+ Hướng dẫn học sinh tìm chiến lược giải quyết vấn đề thông qua đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề. Cần thu thập, tổ chức dữ liệu, huy động tri thức, sử dụng những phương pháp, kĩ thuật nhận thức, tìm đốn suy luận như hướng đích, quy lạ về quen, đặc biệt hóa, chuyển qua những trường hợp suy biến, tương tự hóa, khái quát hóa, xem xét những mối liên hệ phụ thuộc, suy xuôi, suy ngược tiến, suy ngược lùi… Phương hướng đề xuất có thể được điều chỉnh khi cần thiết. Kết quả của việc đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề là hình thành được một giải pháp.

– Kiểm tra tính đúng đắn của giải pháp: Nếu giải pháp đúng thì kết thúc ngay, nếu khơng đúng thì lặp lại từ khâu phân tích vấn đề cho đến khi tìm được giải pháp đúng. Sau khi đã tìm được một giải pháp, có thể tiếp tục tìm kiếm các giải pháp khác theo sơ đồ, so sánh chúng với nhau để tìm ra giải pháp hợp lí nhất.

Bước 3. Trình bày giải pháp

– Trình bày lại tồn bộ việc phát biểu vấn đề cho tới giải pháp và tuân theo những chuẩn mực đề ra trong nhà trường. Nếu vấn đề là một đề bài cho sẵn thì có thể khơng cần phát biểu lại vấn đề.

Bước 4. Nghiên cứu sâu giải pháp

– Tìm hiểu những khả năng ứng dụng của kết quả.

– Đề xuất những vấn đề mới có liên quan và giải quyết nó có thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học nguyên hàm – tích phân và ứng dụng lớp 12 trung học phổ thông luận văn ths lý luận và phương pháp dạy học bộ môn (toán học) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)