Phương pháp hoạt động nhóm và dạy học dự án (phương pháp Project)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học nguyên hàm – tích phân và ứng dụng lớp 12 trung học phổ thông luận văn ths lý luận và phương pháp dạy học bộ môn (toán học) (Trang 29 - 35)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường THPT

1.3.3. Phương pháp hoạt động nhóm và dạy học dự án (phương pháp Project)

Project)

1.3.3.1. Phương pháp hoạt động nhóm

Tác giả Lê Văn Hảo [5-tr.13]: Để giúp người học tham gia vào đời sống xã hội một cách tích cực, tránh thụ động, ỷ lại thì phương pháp dạy học trong nhà trường có một vai trị rất to lớn. Dạy học theo nhóm đang là một trong những phương pháp tích cực nhằm tới mục tiêu trên. Với phương pháp này, người học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào nhiệm vụ đã được phân sẵn. Hơn

nữa với phương pháp này người học thực thi nhiệm vụ mà không cần sự giám sát trực tiếp, tức thời của giáo viên.

Ở trường phổ thông, thông thường lớp học được chia thành từng nhóm từ 4 đến 6 người. Tùy theo mục đích, u cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.

Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân cơng mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, khơng thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong khơng khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước tồn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân cơng mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.

Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành theo các cách thức sau: a) Làm việc chung cả lớp

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.

- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm. b) Làm việc theo nhóm

- Phân cơng trong nhóm.

- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm. - Cử đại diện hoặc phân cơng trình bày kết quả làm việc theo nhóm.

c) Tổng kết trước lớp

Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả Thảo luận chung

Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài.

Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.

Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này cịn gọi là phương pháp cùng tham gia.

Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả. Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy học và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.

1.3.3.2. Dạy học theo dự án

Đầu thể kỷ XX các nhà sư phạm Mỹ (Woodward; Richard; J.Dewey; W.Kilpatrick) đã xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp dự án và coi đó là phương pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống coi giáo viên là trung tâm. Ban đầu, phương pháp dự án chỉ được vận dụng trong dạy học thực hành ở các môn kỹ thuật trong các trường đại học và cao đẳng, về sau phương pháp dự án được dùng trong hầu hết các môn học, kể cả các môn khoa học xã hội. Sau một thời gian phần nào bị lãng quên, ngày nay phương pháp dạy học dựa trên dự án lại được chú ý vận dụng nhiều ở các nước có nền giáo dục phát triển và kể cả ở Việt Nam.

Theo K.Frey, học giả hàng đầu về dạy học dự án của Cộng hịa Liên bang Đức thì dạy học dự án (Project Based Learning) là một hình thức của hoạt động học tập trong đó, nhóm học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất về một nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được.

Với một số nhà nghiên cứu về dạy học dự án của Hoa Kỳ như Thomas, Mergendoller hay Michaelson thì dạy học dự án là một mơ hình tổ chức học

tập xung quanh dự án. Các dự án có nhiệm vụ phức tạp, dựa trên các câu hỏi hay vấn đề đầy thử thách, đòi hỏi học sinh phải thiết kế, giải quyết vấn đề, hoặc tiến hành các hoạt động điều tra; nó cung cấp cho học sinh cơ hội để làm việc tương đối tự động trong một khoảng thời gian mở và kết quả cuối cùng là tạo ra các sản phẩm thực tế hoặc các bài thuyết trình trước lớp học.

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: Dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu.

Dạy học dự án nhấn mạnh vai trò của người học, theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore “Dạy học dự án là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống”

Hay một định nghĩa khác của dạy học dự án: Là một mơ hình dạy học lấy người học làm trung tâm. Nó giúp phát triển nhận thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tịi, thực hiện hóa những kiến thức đã học trong q trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học dự án được xây dựng

dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế.

Vậy thực hiện dạy học dự án như thế nào?

a) Xác định mục tiêu dự án: Xuất phát từ nội dung học tập, giáo viên phải

đưa ra được một chủ đề với những gợi ý hấp dẫn, kích thích học sinh phải tham gia thực hiện. Chủ đề đưa ra phải gắn với thực tiễn cuộc sống thực, học sinh có thể làm việc độc lập để hình thành kiến thức và cho ra những kết quả thực tế, thơng qua việc thực hiện dự án học sinh hình thành kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.

b) Thiết kế ý tưởng dự án: Dự án là một bài tập tình huống mà người học

phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học, dự án phải là vấn đề hướng đến thế giới thực, phát sinh nhiều giả thuyết, cần sự nỗ lực giải quyết của nhiều người, phù hợp với mục tiêu học tập và được xây dựng dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có, thúc đẩy sự phát triển và khả năng nhận thức của học sinh. Khi thiết kế ý tưởng dự án nên chú ý đến các chủ đề thực tế và các vấn đề mà học sinh thực sự muốn tìm hiểu.

c) Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: Là một hệ thống những câu hỏi do giáo viên đưa ra nhằm mục đích định hướng cho dạy học một nhóm kiến thức thuộc một số bài học, bộ câu hỏi định hướng là sự thể hiện cụ thể và sinh động mục tiêu dạy học: các yêu cầu về kiến thức, thái độ, kỹ năng… Cần suy nghĩ về các câu hỏi học sinh sẽ hỏi khi triển khai dự án và chú trọng vào việc làm sao để cuốn hút học sinh, câu hỏi tạo ra sự gợi mở, sự gợi mở này sẽ khiến cho hoạt động học tập trở nên khó đốn trước, vốn là một đặc trưng cơ bản của việc dạy học dự án.

d) Lập kế hoạch dự án: Dạy tốt và đảm bảo học sinh tham gia tích cực vào

q trình học, giáo viên cần lên kế hoạch và chuẩn bị bài hiệu quả như: Xác định mục tiêu bài học, thiết kế câu hỏi định hướng, phương pháp đánh giá, thiết kế hoạt động dự án. Kế hoạch hướng dẫn học sinh theo dự án, cần dành một thời gian nhất định cho việc này: Trên cơ sở chủ đề, nội dung cần tìm

hiểu, gợi ý cho học sinh tìm hiểu chủ đề liên quan, cho phép học sinh chọn tiểu chủ đề yêu thích, các học sinh cùng tiểu chủ đề sẽ hình thành nhóm; giáo viên hướng dẫn các nhóm lập kế hoạch nghiên cứu, phân cơng nhiệm vụ cho từng thành viên, xác định phương tiện, thời gian thực hiện và dự kiến kết quả, khi hình thành kế hoạch các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung để hồn thiện kế hoạch của mỗi nhóm.

e) Làm việc theo nhóm: Các ý tưởng là vô cùng quan trọng với thành công

của dự án, do đó hoạt động của nhóm sẽ giúp cho nhóm tìm ra nhiều ý tưởng mới, khi các ý tưởng đưa ra được thống nhất là lúc dự án sắp được tiến hành. Mâu thuẫn có thể là sự mở rộng của sự sáng tạo. Để giải quyết mâu thuẫn, mọi người luôn phải tơn trọng ý kiến của nhau. Nói cách khác, làm dự án theo nhóm mang tính chất cộng tác hơn là cạnh tranh. Mỗi cá nhân đều có cơ hơi phát triển năng lực của mình vì mọi học sinh đều nhận được cơ hội như nhau. Điều này khiến dạy học dự án trở thành một mơ hình làm việc tuyệt vời để giải quyết vấn đề sự đa dạng trong nhóm.

f) Đánh giá dự án: Trong dạy học dự án, các chuẩn được sử dụng nhằm

giúp cho việc thiết kế dự án, việc đánh giá được lên kế hoạch trước và xuyên suốt trong bài học, các bài kiểm tra chỉ là một trong nhiều loại đánh giá. Việc thực hiện nhiệm vụ, các phiếu tự đánh giá, bảng kiểm mục và các bài kiểm tra được coi như các công cụ để đánh giá. Để triển khai thành công dạy học dự án, việc đánh giá nên tập trung vào những câu hỏi cụ thể như: học sinh hướng đến các mục tiêu học tập như thế nào? Liệu học sinh có nâng cao được khả năng tự quản lý, tư duy sâu để học tốt hơn hay không?...

1.3.3.3. Ưu điểm và hạn chế của dạy học dự án là gì

Ưu điểm

Gắn lý thuyết với thực tiễn; kích thích động cơ hứng thú học tập của học sinh; phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm cao, sáng tạo; phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp hợp, mang tính tích hợp; phát triển năng lực

cơng tác làm việc và kỹ năng giao tiếp; rèn luyện tính bền bỉ, kiên trì; phát triển năng lực đánh giá.

Hạn chế

Đòi hỏi phải có thời gian để học sinh nghiên cứu, tìm hiểu; phương tiện vật chất phù hợp; yêu cầu giáo viên có trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm, tích cực, yêu nghề.

Do vậy, không thể áp dụng dạy học dự án lan tràn, nhưng phương pháp dạy

học dự án là sự bổ sung quan trọng và cần thiết cho các phương pháp dạy học khác, chúng ta cần quan tâm trong việc tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học nguyên hàm – tích phân và ứng dụng lớp 12 trung học phổ thông luận văn ths lý luận và phương pháp dạy học bộ môn (toán học) (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)