5. Kết cấu đề tài
3.1. Định Hướng Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Vps
3.1.1 Định hướng phát triển của thịtrường chứng khoán Việt Nam
Năm 2020 là một năm đầy biến động. Sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề, được dự đoán là một năm suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Điểm sáng là tình hình bệnh dịch ở Việt Nam được Chính phủ kiểm sốt tốt và nền kinh tế tuy cũng chịu những thiệt hại nặng nề nhưng không rơi vào mức khủng hoảng trầm trọng như thế giới, mức tăng trưởng GDP đạt 2,91%. Đặc biệt, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020 được đánh giá là một trong những thị trường chứng khốn có sức hồi phục tốt nhất thế giới với con số tăng ấn tượng 15% so với cuối năm 2019. Theo Ủy ban Chứng khoán Việt Nam, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới giữ được mức tăng trưởng dương 2,91% và được dự báo sẽ có sự phục hồi 6.5% vào năm 2021. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng để phục hồi lòng tin của nhà đầu tư và thu hút dịng tiền đầu tư vào thị trường chứng khốn.
Trong bối cảnh vị thế thị trường cận biên và triển vọng được nâng hạng lên thị trường mới nổi trước năm 2025, thị trường Việt Nam còn được đánh giá là còn nhiều dư địa để phát triển trên cơ sở thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngồi. Do đó, thị trường Việt Nam cần phải có những chính sách kích thích và quy mơ thị trường cần phải được mở rộng, nâng cao hệ thống giao dịch và cải thiện tình trạng nghẽn lệnh. Chỉ khi làm được như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút được một lượng vốn đầu tư đều đặn hơn, lượng giao dịch cũng sẽ sơi động hơn. Bên cạnh đó, việc thị trường mở cửa cũng giúp thu hút nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp thông qua thị trường chứng khốn. Sự đa dạng hóa danh mục đầu tư các lĩnh vực cũng khiến mối quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới phát triển mạnh mẽ hơn và hút được dòng vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Hơn thế nữa, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã liên tục tạo điều kiện hoàn thiện và phát triển những chính sách, định chế chứng khốn trung gian, các tổ chức tài chính
về việc hội nhập và mở rộng cách tiếp cận thị trường có thể sẽ khiến cho các định chế chứng khoán trung gian, các tổ chức tài chính phát triển minh bạch, cơng khai và đúng quy định của pháp luật, thị trường. Qua đó kích thích tăng trưởng nhu cầu đầu tư trên thị trường và tăng nhu cầu giao dịch chứng khốn thơng qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đề xuất và sẽ tiếp tục triển khai các mục tiêu trọng tâm của thị trường chứng khoán giai đoạn 2021-2030: Tập trung, nỗ lực đưa các quy định, chính sách mới của Luật Chứng khoán và văn bản hướng dẫn vào thực tiễn để hỗ trợ doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tạo động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững. Thông qua các mục tiêu này, UBCKNN sẽ trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành chiến lược phát triển, định hình thị trường chứng khốn về dài hạn; hồn thành dự án hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin phục vụ cho hoạt động giao dịch chứng khoán, thanh toán giữa các tổ chức tài chính nhằm mục đích triển khai các sản phẩm tài chính mới; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường và xử lý nghiêm khắc các trường hợp cố ý vi phạm để tư lợi cá nhân; đẩy nhanh việc cơ cấu lại thị trường chứng khốn; hồn thiện bộ máy Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg ngày 23/12/2020 của Chính phủ.
Đại dịch Covid-19 kéo dài và gây ảnh hưởng trầm trọng đến tồn bộ nền kinh tế. Trong đó các ngành như Du lịch, Vận tải, Dịch Vụ và Tiêu Dùng sẽ chịu những tổn thất nặng nề. Trong khi đó, lãi suất gửi tiết kiệm của Ngân hàng Thương mại cũng giảm nhiều so với giai đoạn chưa xuất hiện dịch bệnh. Do vậy, thị trường chứng khoán đã thu hút được lượng vốn tăng đột biến. Quy mơ vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294 tỷ đồng, tăng 20,8% so với cuối năm 2019. Thanh khoản trên thị trường cũng đạt 7.420 tỷ đồng/phiên giao dịch, tăng 59,3% so với bình quân năm 2019.
Trong dài hạn, các quy định mới liên quan tới TTCK kỳ vọng sẽ đều chính thức được áp dụng vào nửa cuối năm 2021, theo đó tác động tích cực lên tâm lý nhà đầu tư trong nước và thúc đẩy tâm lý thị trường chứng khốn Việt Nam nói chung. Đối với một số vấn đề trong các lĩnh vực quan trọng như đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, cổ phần hóa hay cơ cấu TTCK, Việt Nam cần giải quyết cấp bách những nút thắt
một cách nhanh chóng nhằm tối đa hóa đà tăng trưởng và tối ưu hóa giai đoạn dân số vàng, xác định và xây dựng tầm nhìn cho nền kinh tế Việt Nam.