Biến động tài sản của Công ty giai đoạn 2019-2021

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty tnhh vlxd tuổi trẻ (Trang 54)

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2019 2020 2021

2020/2019 2021/2020

ST Tỷ lệ (%) ST Tỷ lệ (%)

TÀI SẢN NGẮN HẠN 211.834 291.686 274.346 79.852 37,70% -17.340 -5,94%

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 2.943 3.143 1.571 199 6,76% -1.571 -50,00%

III. Các khoản phải thu

ngắn hạn 92.882 135.188 110.489 42.306 45,55% -24.699 -18,27%

1. Phải thu ngắn hạn của

khách hàng 87.624 130.544 106.134 42.920 48,98% -24.410 -18,70%

2. Trả trước cho người bán

ngắn hạn 1.607 993 549 -614 -38,23% -444 -44,68%

3. Phải thu ngắn hạn khác 3.650 3.650 3.805 0 0,00% 155 4,24%

IV. Hàng tồn kho 114.216 151.777 160.476 37.561 32,89% 8.699 5,73%

2. Dự phòng giảm giá HTK 0 0 0 0 0 0 0

V. Tài sản ngắn hạn khác 1.793 1.579 1.810 -214 -11,93% 231 14,63%

1. Thuế GTGT được khấu trừ 260 0 0 -260 -100% 0 0

2. Tài sản ngắn hạn khác 1.532 1.579 1.810 46 3,02% 231 14,63%

TÀI SẢN DÀI HẠN 94.084 83.686 72.299 -10.398 -11,05% -11.388 -13,61%

I. Khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 0 0

II. Tài sản cố định 94.064 83.663 72.299 -10.401 -11,06% -11.364 -13,58%

Nguyên giá 144.382 152.093 154.758 7.711 5,34% 2.665 1,75%

Giá trị hao mòn lũy kế (*) -50.318 -68.430 -82.459 -18.112 35,99% -14.029 20,50%

IV. XDCB dở dang 21 24 0 3 14,47% -24 -100,0%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 305.917 375.372 346.644 69.455 22,70% -28.728 -7,65%

Dựa vào bảng 2.4 ta thấy giá trị tài sản của cơng ty có sự thay đổi biến động cụ thể như sau:

Tổng tài sản năm 2020 so với 2019 tăng 69.455 triệu đồng tương ứng với 22,7%. Năm 2021 so với 2020 giảm 28.728 triệu đồng khoảng 7,65%. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động của tài sản ta đi sâu vào phân tích các khoản mục cụ thể là:

Tài sản ngắn hạn:

Năm 2020, giá trị tài sản ngắn hạn tăng 79.852 triệu đồng so với năm

2019 khoảng 37,7%. Tài sản ngắn hạn năm 2021 giảm khoảng 5.94% tương ứng với 17.340 triệu đồng. Tuy năm 2021 tài sản ngắn hạn giảm nhưng với tỷ trọng nhỏ cho thấy công ty vẫn đang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc kinh doanh đặc biệt ở năm 2020.

Trong tài sản ngắn hạn, có sự biến động của các khoản mục khác, cụ thể như sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2020 tăng 199 triệu đồng so

với 2019 là 6,76%. Đến năm 2021 khoản tiền này giảm sâu chỉ còn 1.571 triệu đồng nguyên nhân là do nhiều nguyên nhân những chủ yếu là do lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, công ty chưa thu được tiền từ các đơn vị khác, nghĩa là công ty đang bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn và có một số vốn ứ đọng từ hàng tồn kho.

Các khoản thu ngắn hạn năm 2020 tăng 42.306 triệu đồng so với năm

2019. Tới năm 2021 giảm khoảng 18,27% so với năm 2020 tương đương với 24.699 triệu đồng. Trong đó, phải thu ngắn hạn khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể vào năm 2020 khoản mục tăng 42.820 triệu đồng khoảng 49% so với 2019, sau đó giảm 24.410 triệu đồng khoảng 18,27% vào năm 2021. Điều này cho thấy giá trị các khoản phải thu năm 2020 tăng so với 2019 là do công ty mở rộng quy mô hoạt động nên các khoản tiền do khách hàng

chiếm dụng cũng tăng lên. Đến năm 2021 do thực hiện tốt các công tác thu hồi nợ nên các khoản phải thu giảm đáng kể.

Hàng tồn kho nhìn chung tăng qua 3 năm, năm 2020 tăng 33% khoảng

37.561 triệu đồng so với 2019 và 2021 tăng 8.699 triệu đồng tương đương với 5,73% . Qua đó có thể thấy cơng ty cịn chưa chú trọng vào việc kiểm sốt quản lí hàng tồn kho dẫn đến lượng hàng bán không hết, gây tồn đọng khá nhiều.

Tài sản ngắn hạn khác năm 2020 so với năm 2019 giảm 214 triệu đồng

tương dương với 12% . Đến năm 2021 tăng 231 triệu đồng tương ứng khoảng 14,63%.

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn chủ yếu là tài sản cố định. Tài sản cố định qua các năm giảm đều, cụ thể vào năm 2020 giảm 10.398 triệu đồng so với năm 2019 vào khoảng 11,05%. Đến năm 2021 giảm tiếp 11.388 triệu đồng so với năm 2020 tương ứng giảm 13,61%. Do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến chi phí các khoản lưu kho, bến bãi và bảo dưỡng, bảo quản tăng cao dẫn đến việc quản trị tài sản dài hạn gặp khó khăn.

Kết luận: Như vậy, nhìn chung tổng tài sản của cơng ty qua 3 năm biến

động không đều. Các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu tài sản. Những tài sản có tính thanh khoản kém như hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng cao. Từ đó cho thấy khả năng thanh tốn của cơng ty chưa cao, chưa cải thiện, tuy vậy khoản mục tiền chiếm tỷ trọng thấp chưa hẳn là khơng tốt vì nó thể hiện rằng công ty đã quản lí được tốt lượng vốn thanh khoản nhanh này. Tốc độ giảm của tài sản dài hạn nhiều hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn, cho thấy công ty chưa chú trọng nhiều vào chiến lược ổn định lâu dài của công ty. Tuy nhiên tốc độ giảm khơng đáng kể. Để có thể có cái nhìn tổng quát hơn ta cần xét về cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2019-2021.

2.2.2. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn

Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn được thực hiện phối hợp giữa phân tích tỷ trọng từng yếu tố trong nguồn vốn tại kỳ phân tích cùng với so sánh sự chênh lệch giữa kỳ gốc và kỳ phân tích nhằm đánh giá việc sử dụng vốn có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và phục vụ cho mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hay không

20

Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH VLXD Tuổi Trẻ giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) Nợ phải trả 135.816 44% 133.293 36% 104.857 30% -2.523 -1,86% -28.436 -21,33% Vốn chủ sở hữu 170.101 56% 242.079 64% 241.787 70% 71.978 42,31% -292 -0,12% Tổng nguồn vốn 305.918 100% 375.372 100% 346.644 100% 69.455 22,70% -28.728 -7,65%

(Nguồn: Số liệu được tính dựa trên Báo cáo tài chính của Cơng ty)

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2019-2021

135,816 133,293 104,857 170,101 242,079 241,787 0 100,000 200,000 300,000 400,000 2019 2020 2021

CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Đánh giá:

Từ bảng 2.5 và biểu đồ 2.3, quy mơ tổng nguồn vốn có xu hướng biến động khơng đều. Cụ thể như sau:

Năm 2020, tổng nguồn vốn công ty đạt 375.372 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu và nợ phải trả lần lượt chiếm 36% và 64%, vốn chủ sở hữu tăng lên 71.978 triệu đồng so với năm 2019 và nợ phải trả giảm khoảng 1,9% tương ứng với 2.523 triệu đồng.

Năm 2021, vốn chủ sở hữu tăng tỷ trọng lên là 70% giá trị tổng tài sản và nợ phải trả chiếm 30% giá trị tổng nguồn vốn. Mặc dù tổng nguồn vốn năm 2021 giảm nhưng chủ yếu giảm ở khoản nợ phải trả là 28.436 triệu đồng cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của cơng ty là khá tốt.

Như vậy, từ số liệu trên ta thấy rõ vốn chủ sở hữu của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao cho thấy mức độ tự tài trợ cũng như khả năng quản lý các khoản nợ của cơng ty có xu hướng tích cực trong tương lai

Để có cái nhìn sâu sắc và rõ ràng hơn về khả năng tự tài trợ cũng như năng lực tự chủ của cơng ty có tốt hay khơng, ta cần phân tích đánh giá biến động nguồn vốn công ty

Phân tích biến động nguồn vốn của cơng ty

Bảng 2.6. Biến động nguồn vốn của Công ty TNHH VLXD Tuổi Trẻ giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 ST TT(%) ST TT(%) NỢ PHẢI TRẢ 135.816 133.293 104.857 -2.523 -1,86% -28.436 -21,33% I. Nợ ngắn hạn 135.816 133.293 104.857 -2.523 -1,86% -28.436 -21,33% 1. Phải trả người bán ngắn hạn 75.603 93.232 59.910 17.629 23,32% -33.322 -35,74% 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 11.823 12.411 11.623 589 4,98% -788 -6,35% 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 653 1.052 204 399 61,18% -848 -80,58%

4. Phải trả người lao động 1.598 1.907 2.288 309 19,30% 381 20,00%

5. Phải trả ngắn hạn khác 13.279 233 515 -13.046 -98,24% 282 121,07%

6. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 32.755 24.423 30.281 -8.332 -25,44% 5.858 23,99%

8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 106 35 35 -71 -66,95% 0 0,00%

II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0,00% 0 0,00%

CHỈ TIÊU 2019 2020 2021

2020/2019 2021/2020

ST TT(%) ST TT(%)

1. Vốn góp của chủ sở hữu 160.000 160.000 230.000 0 0,00% 70.000 43,75%

3. Vốn khác của chủ sở hữu 0 69.800 0 69.800 0,00% -69.800 -100,00%

7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 10.101 12.279 11.787 2.178 21,56% -492 -4,01%

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 305.918 375.372 346.644 69.455 22,70% -28.728 -7,65%

Qua bảng 2.6 trên ta có thể thấy biến động kết cấu nguồn vốn được thể hiện như sau:

Nợ phải trả

Năm 2020, nợ phải trả giảm 2.523 triệu đồng tương ứng khoảng 1,86% so với 2019. Năm 2021 tiếp tục giảm 21,23% tương đương với khoảng 21,33%. Trong đó, cụ thể là các khoản nợ phải trả ngắn hạn là chiếm tỷ trọng tuyệt đối

Phải trả người bán ngắn hạn năm 2020 tăng 17.629 triệu đồng tương

đương với 23,32% so với năm 2019. Và giảm 23.322 triệu đồng ở năm 2021 tương ứng với 35,74% so với năm 2020.

Người mua trả tiền trước ngắn hạn cũng thay đổi không đều. Năm 2020, khoản mục này tăng 589 triệu đồng tương đương với 4,98% so với năm 2019. Đến 2021, giảm xuống chỉ còn 11.623 triệu đồng tương đương với 6,35% so với năm 2020.

Phải trả ngắn hạn khác năm 2020 giảm xuống 13.046 triệu đồng so với

năm 2019 và tăng 282 triệu đồng vào năm 2021 so với năm 2020.

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn năm 2020 ghi nhận 24.423 triệu

đồng giảm 8.332 triệu đồng tương ứng với 25,44% . Tới năm 2021 tăng 5.858 triệu đồng tương đương với khoảng 24% so với năm 2020.

Khoản mục nợ phải trả của công ty chủ yếu là các khoản nợ phải trả ngắn hạn. Trong đó nợ phải trả người bán ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Ta thấy rằng công ty đã quản lí tốt các khoản nợ phải trả dài hạn của mình cũng như các khoản nợ phải trả ngắn hạn.

Vốn chủ sở hữu

Năm 2020, vốn chủ sỡ hữu tăng đạt 242.079 triệu đồng tăng 42,31% so với năm 2019. Đến năm 2021, có sự thụt giảm nhẹ khoảng 0,12% tương đương với 292 triệu đồng. Cụ thể như sau:

Vốn góp của chủ sở hữu năm 2021 là 230.000 triệu đồng tăng 70.000 triệu đồng khoảng 43,75% so với năm 2020. Điều này cho thấy khả năng tự

chủ về tài chính của cơng ty là tương đối tốt. Bên cạnh đó, vốn góp của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong khoản mục này giúp công ty giảm thiểu rủi ro thanh toán trong thời kỳ kinh tế đầy biến động và khó khăn bởi dịch bệnh cũng như biến động về giá cả trên thị trường.

Kết luận: Từ số liệu của bảng 2.4 nhìn chung, giai đoạn 2019-2021 nguồn vốn của cơng ty có biến động khơng đều. Chiến lược quản lí tài chính của cơng ty phần lớn phụ thuộc vào vốn chủ sở hữu, trong đó chủ yếu là vốn góp của chủ sở hữu điều này cho thấy khả năng tự chủ tự tài trọ về mặt tài chính của công ty khá tốt. Bên cạnh đó việc nợ phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng tuyết đối giúp cơng ty giảm thiểu rủi ro thanh tốn trong dài hạn, cũng như khả năng tạo địn bẩy tài chính của hệ số nợ và có được uy tín cao đối với chủ nợ.

2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH VLXD Tuổi Trẻ VLXD Tuổi Trẻ

2.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Các chỉ số liên quan đến khả năng thanh toán: - Khả năng thanh toán ngắn hạn

- Khả năng thanh toán nhanh - Khả năng thanh toán tức thời

Bảng 2.7. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh tốn giai đoạn 2019-2021

Chỉ tiêu ĐVT 2019 2020 2021

2020/2019 2021/2020

(+/-) % (+/-) %

Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 211.834 291.686 274.346 79.852 37,70% -17.340 -5,94% Tiền và các khoản tương đương tiền Triệu đồng 2.943 3.143 1.571 199 6,76% -1.571 -50,00% Hàng tồn kho Triệu đồng 114.216 151.777 160.476 37.561 32,89% 8.699 5,73% Nợ ngắn hạn Triệu đồng 135.816 133.293 104.857 -2.523 -1,86% -28.436 -21,33%

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 1,56 2,19 2,62 0,63 40,30% 0,43 19,56%

Hệ số khả năng thanh toán nhanh Lần 0,72 1,05 1,09 0,33 46,04% 0,04 3,46%

Hệ số khả năng thanh toán tức thời Lần 0,02 0,02 0,01 0,00 8,79% -0,01 -36,44%

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2020 là 2,19 lần, tăng 0,63 lần so với cuối năm 2019 là 1,56 lần. Trong năm 2021 khă năng thanh toán ngắn hạn tiếp tục tăng 0,43 lần so với năm 2020 đạt 2,62 lần tại thời điểm năm 2021. Con số này thể hiện năm 2021 với 1 đồng nợ ngắn hạn thì cơng ty đảm bảo thanh toán bởi 2,62 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn các năm đều có giá trị lớn hơn 1 thể hiện cơng ty đang đảm bảo tốt khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán của công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động (không kể hàng tồn kho). Năm 2019 là 0,72 lần tức mỗi đồng nợ ngắn hạn được bù đắp bởi 0,72 tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Năm 2020 chỉ số này tăng 0,33 lần và đến năm 2021 tỷ lệ tiếp tục tăng nhẹ 0,04 lần. Khả năng thanh toán nhanh của công ty luôn lớn hơn 0,5 và 1 trong 3 năm vì vậy doanh nghiệp có khả năng thanh tốn tốt, tính thanh khoản cao.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời cho biết khả năng thanh toán tức

thời đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Nhìn chung trong 3 năm chỉ số biến động không nhiều tuy nhiên hệ số này khá thấp, do lượng tiền mặt của cơng ty q ít so với tổng tài sản. Vì vậy trong những năm tới cần phải có biện pháp khắc phục bằng cách nâng mức dự trữ tiền mặt lên đến mức cho phép và giảm phần nợ phải trả ngắn hạn đến giới hạn cần thiết để có thể nâng cao hệ số này lên đáp ứng ngay nhu cầu thanh tốn.

Tóm lại, các hệ số về khả năng thanh toán của công ty trong năm 2021 đều tăng so với năm 2020 và năm 2019 do công ty luôn đảm bảo tốt khả năng thanh toán ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn nói chung. Nhưng cơng ty cần xem xét đến chỉ tiêu hàng tồn kho để nâng cao tính thanh khoản cho các tài sản

2.2.3.2. Phân tích và đánh giá hàng tồn kho

Bảng 2.8. Phân tích hàng tồn kho của Công ty giai đoạn 2019-2021

Chỉ tiêu ĐVT 2019 2020 2021

2020/2019 2021/2020

(+/-) % (+/-) %

Giá vốn hàng bán Triệu đồng 199.189 246.839 151.901 47.651 23,9% -94.938 -38,4% Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 84.480 111.881 156.127 27.401 32,4% 44.245 39,5%

Số vòng quay hàng tồn kho Lần 2,36 2,21 2,00 -0,15 -6,4% -0,21 -9,3%

Số ngày tồn kho Ngày 153 163 180 11 7% 17 10%

Số vòng quay hàng tồn kho năm 2019 là 2,36 và kỳ luân chuyển hàng tốn kho là 153 ngày. Đến năm 2020 thì số vịng quay giảm 0,15 lần tương ứng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty tnhh vlxd tuổi trẻ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)