5. Kết cấu bài khóa luận
2.3. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
2.3.1. Kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2019-2021 vừa qua, tuy Công ty TNHH VLXD Tuổi Trẻ thường xuyên phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ thị trường, quy mô sản xuất kinh doanh cịn nhỏ, trung bình, lại phải đối mặt với thử thách về dịch bệnh, sự gia tăng liên tục của giá cả nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất nhưng công ty vẫn luôn nỗ lực phát triển cũng như thích ứng kịp thời với tình hình kinh tế đầy biến động và khó khăn. Vì vậy, cơng ty đã đạt được một số kết quả đạt được về tài chính trong hoạt động kinh doanh sản xuất của mình.
Thứ nhất, sự tăng lên của giá trị trong vịng 3 năm cơng ty đã điều chỉnh tốt cơ cấu nguồn vốn của mình chủ yếu nguồn vốn đến từ vốn góp của chủ sở hữu, giúp cơng ty đảm bảo được cấu trúc vốn kinh doanh của mình vơ cùng an toàn và giảm được các rủi ro thanh khoản đối với các khoản vay.
Thứ hai, cơng tác kiểm sốt việc sử dụng tài sản của công ty được thực hiện vô cùng hiệu quả và chặt chẽ. Với việc không ngừng đổi mới phương thức kinh doanh, mở rộng sản xuất, sự dụng hiệu quả nguồn vốn tự có giúp cơng ty duy trì ổn định và giữ vững kinh doanh ngày càng phát triển bền vững.
Thứ ba, khả năng thanh tốn của doanh nghiệp nhìn chung đều được cải thiện qua các năm cũng với khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng đạt được thành tích cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
2.3.2. Hạn chế tồn tại
Thứ nhất, công tác kiểm soát việc sử dụng hàng tồn kho, bởi là hàng tồn
kho còn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị tài sản của công ty. Nhà quản trị Công ty cần tăng cường số vòng quay hàng tồn kho lên đến mức hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty. Hơn nữa, số ngày của một vịng quay hàng tồn kho của Công ty là quá nhiều, chứng tỏ Công ty đang
kinh doanh, bán hàng kém hiệu quả, hàng bán không chạy, dẫn đến tăng lượng hàng tồn kho, dẫn đến nhiều chi phí lưu kho, bảo quản.
Thứ hai, rà soát phối hợp chặt chẽ các khoản phải thu. Kiểm sốt số
vịng quay các khoản phải thu ở mức hợp lý nhằm tránh nợ khó địi mà vẫn mở rộng được thị trường. Do số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm, cho nên số ngày thu tiền của các năm cũng tăng lên. Số ngày thu tiền càng cao càng khơng tốt. Vì vây, nhà quản trị của Cơng ty đặc biệt lưu ý đến vấn đề này nhằm kiểm soát ở mức hợp lý tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình.
Thứ ba, sự bất cân đối trong cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Tài sản
ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn so với tài sản dài hạn do công ty chưa điều chỉnh tốt khoản mục tài sản cố định. Còn cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của Công ty. Vốn chủ sở hữu có xu hướng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, trong khi nợ phải trả chiểm tỷ trọng nhỏ. Điều này dẫn đến việc chưa phát huy được hiệu quả mang lại từ việc sử dụng vốn vay bên ngoài.
Thứ tư, lợi nhuận sau thuế của Cơng ty qua phân tích cho thấy cịn ở
mức quá thấp, nhà quản trị cần xem xét điều chỉnh các lại các chính sách bán hàng cũng như điều tiết lại các khoản chi phí khơng cần thiết nhằm nâng cao mức lợi nhuận sau thuế.
Thứ năm, việc thu hồi nợ cũng như quá trình giải ngân của các cơng
trình thi cơng xong cịn chậm do tình hình dịch bệnh nghiêm trọng kéo dài khiến thời gian thi công, việc nghiệm thu cơng trình hay bàn giao thường được thực hiện trễ hơn dự kiến, q trình hồn tất hồ sơ thi cơng cũng như việc quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu thất thường, mất khá nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến các khoản thu hồi nợ cũng như hoạt động quay vịng nguồn vốn của cơng ty.
Thứ sáu, về cơ sở vật chất đầu tư cơng nghệ kĩ thuật máy móc của cơng
bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc thi cơng, thiết bị điện còn hạn chế và kém.
Thứ bảy, trình độ chun mơn cũng như quản lí đào tạo năng lực, đạo
đức của cơng nhân viên vẫn chưa được phát triển. Để có thể đảm bảo được công tác thi công cũng như tạo được mơi trường lành mạnh thì cơng ty cần đảm bảo việc bồi dưỡng, huấn luyện, đánh giá, kiểm tra định kì và thường xuyên hơn.
2.3.3. Nguyên nhân
Hầu hết trong giai đoạn 2019-2021 nguyên nhân dẫn đến những hạn chế tồn đọng khiến kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và Cơng ty TNHH VLXD Tuổi Trẻ là từ những khó khăn phải đối mặt với dịch bệnh COVID-19 vô cùng nghiêm trọng. Khiến hoạt động kinh doanh sản xuất của cơng ty bị đình trệ trong thời gian dài cũng như dẫn đến khoản chi phí của cơng ty tăng cao.
Việc gia tăng nhanh trong của giá cả thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến giá nguyên vật liệu đầu vào, do đặc thù ngành dẫn đến tình trạng khan hiếm, khó khăn tiếp cận với nguồn nguyên vật liệu chất lượng cũng như ít sự lựa chọn về các nhà cung cấp.
Do còn lơi lỏng, thiếu chặt chẽ trong các khâu quản trị các khoản phải thu, hàng tồn kho, những chính sách khuyến mại, giảm giá hàng bán cho khách hàng làm cho vòng quay các khoản phải thu lớn và dẫn đến tình trạng quay vịng vốn cũng chậm theo.
Q trình tiếp cận, thay đổi, chuyển giao máy móc thiết bị khoa học kĩ thuật của cơng ty vẫn cịn chưa được chú trọng dẫn đến bao bì nhãn mác chất lượng của thành phẩm cịn kém và khó cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH VLXD TUỔI TRẺ 3.1. Định hướng phát triển hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Xây dựng và tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được trong những năm qua, đẩy nhanh tốc độ phát triển của công ty trên cơ sở phát huy tối đa sức mạnh nội lực, củng cố và đẩy mạnh ngành nghề kinh doanh cùng với đó phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chiều sâu và chiều rộng.
Đổi mới công tác quản lí đầu tư, tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh đưa công ty phát triển một cách ổn định và bền vững.
Nhanh chóng xây dựng được phương thức quản lý mới, phù hợp với sự phát triển nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tăng cường thực hiện các dự án mới có hiệu quả cao như: Dự án nhà ở, đô thị, sản xuất VLXD.
Phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng cao nhằm đảm bảo hoàn thành tốt những kế hoạch, tầm nhìn đề ra. Khơng ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp từ đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành đến CBCNV.
Đẩy mạnh công tác tiếp thị đấu thầu, hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết để đảm bảo cho kế hoạch trong năm tới. Mở rộng quan hệ, tăng cường phát triển tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, tạo uy tín tốt đối với khách hàng.
Giữ vững tầm nhìn, sức mạnh của cơng ty trong khối các doanh nghiệp cùng ngành, học hỏi đúc kết kinh nghiệm từ các doanh nghiệp lớn trong ngành cũng như tạo được tiếng nói chung với nhà cung cấp nguyên vật liệu nhằm tạo dựng được nền tảng cơ bản cho thị trường đầu vào cũng như đảm bảo chất lượng đầu ra nhanh chóng và hiệu quả.
Phát huy sức mạnh tập thể tạo nên sự đồn kết thống nhất từ ý chí đến hàng động. Từ doanh nghiệp đến các đơn vị, tranh thử thời cơ, tận dụng sự
hợp tác giúp đỡ từ bên ngồi, góp phần hồn thành kế hoạch SXKD trong vòng 5 năm tới (2023-2026).
3.2. Giải pháp
3.2.1. Xây dựng phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty cụ thể
Tăng cường cơng tác quản lí nội bộ bằng những quy định cụ thể hơn, xây dựng thêm các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với thực tế sản xuất.
Tích cực thảo luận, tiếp thu từ các cán bộ quản lí từng bộ phận giúp nhận diện xác định còn vướng mắc để thuận lợi đưa ra nhũng giải pháp phù hợp và kịp thời.
Chủ động kiểm tra, giám sát các cơng trình thi cơng đúng tiến độ, đảm bảo an tồn cho cán bộ, cơng nhân. Tích cực rà sốt các quy trình sản xuất kinh doanh đầy đủ, minh bạch, rõ ràng. Đảm bảo đủ điều kiện chất lượng, quy chuẩn cho các dự án, cơng trình.
Nắm bắt được các thơng tin kinh tế, xã hội nhanh chóng. Đưa ra những quyết định cụ thể, rõ ràng, phù hợp, kịp thời nhằm ngăn chặn tối thiểu nguy cơ rủi ro từ các nhân tố khách quan.
Đánh giá, khảo sát cho ý kiến tới các nhà quản lý từng hạng mục, phòng ban. Chiến lược, chính sách hiệu quả và sáng tạo nhằm tạo giá trị cao, đưa doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Định kỳ doanh nghiệp phải xem xét và đánh giá lại tài sản cố định. Điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá tài sản cố định giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình biến động vốn của doanh nghiệp để có những giải pháp đúng đắn đối với vốn cố định như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng khơng hiệu quả để góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động
Tăng cường việc đầu tư đổi mới tài sản cố định, chế độ bảo dưỡng và quản lý tài sản cố định hợp lí. Đưa ra các giải pháp kịp thời, nhanh chóng nhằm giải quyết triệt để những vướng mắc trong quá trình bảo trì máy móc,
cơ sở vật chất. Cắt giảm các khoản chi phí phát sinh khơng đáng có, bảo dưỡng đủ và đúng quy trình trong quá trình sản xuất. Quản lý tốt các khâu vận hành máy móc, thiết bị nhằm nâng cao tuổi thọ của máy cũng như tránh các rủi ro hỏng hóc do cơng tác bảo trì.
Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao hiệu suất máy móc, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuấ, giảm các chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm, xử lý nhanh những tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng nhằm thu hồi vốn nhanh, bổ sung thêm vốn cho sản xuất, kinh doanh. Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất nhằm nâng cao trách nhiệm trong quản lý và sử dụng tài sản cố định, giảm tối đa thời gian nghỉ việc.
Đối với các doanh nghiệp việc mua sắm tài sản cố định đúng phương hướng, đúng mục tiêu có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung. Nếu doanh nghiệp khơng chủ động đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị thì sẽ yếu thế trong thị trường cạnh tranh.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Cũng như vốn cố định, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì doanh nghiệp cần phải chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động và tỷ trọng vốn lưu động của cơ cấu vốn cho hợp lí.
Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất, kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Tổ chức quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học.
Trong công tác thu hồi nợ: Hàng tháng doanh nghiệp nên tiến hành theo dõi chi tiết các khoản phải thu, lập bảng phân tích các khoản phải thu để nắm rõ quy mơ, thời hạn thanh tốn trước thời hạn bằng hình thức chiết khấu thanh toán. Cần phân loại các khoản nợ và thường xuyên đánh giá khả năng thu hồi của khoản nợ đó.
Với những khoản nợ quá hạn, nợ đọng: Doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân từng khoản nợ. Đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế để có biện pháp
xử lý phù hợp như: gia hạn nợ, thỏa ước xử lí nợ, giảm nợ. Mặt khác, cần có những chính sách linh hoạt mềm dẻo đối với các khoản nợ quá hạn và đến hạn.
Cần có những kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian, cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động từng quý, tháng, từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, tạo sự liên tục, liền mạch trong sử dụng vốn lưu động cả năm.
Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư nhằm đảm bảo giá thành thu mua vật tư, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư dự trữ, dẫn đến kém chất lượng gây ra khả năng quay vòng vốn lưu động khó khăn. Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư theo định mức nhằm giảm các chi phí nguyên, vật liệu trong giá thành sản phẩm. Rút ngắn chu trình sản xuất, kinh doanh giảm giá thành sản xuất thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, cần tiết kiệm các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu thơng góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
3.2.4. Nâng cao năng lực tài chính cho Cơng ty
Trên cơ sở phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH VLXD Tuổi Trẻ ở chương 2, có thể thấy rằng mặc dù đã có những nỗ lực khơng ngừng trước nhũng khó khăn nhưng bên cạnh những thành tích đạt được thì vẫn cịn một số hạn chế tồn tại trong chính sách quản lí tài chính gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung của cơng ty.
Thứ nhất, cơng ty cần xác định được chính sách kinh doanh, xây dựng cơ
cấu vốn hợp lí. Chính sách về nguồn vốn của cơng ty vẫn cịn an tồn và thận trọng, cần chú trọng hơn với việc huy động lượng vốn trung và dài hạn. Việc chênh lệch tỷ trọng trong cơ cấu là do sử dụng chưa hiệu quả khoản vốn vay. Còn phụ thuộc quá nhiều vào lượng vốn chủ sở hữu. Cần có những kế hoạch cụ thể, hợp lý nhằm điều tiết lượng hàng hóa bán ra mục đích tạo ra lợi nhuận cao từ những khoản tiền đi vay của doanh nghiệp.
Thứ hai, về quản lí thanh tốn cơng ty cần thực hiện chính sách giảm giá,
triết khấu hợp lí với những khách hàng quen thuộc và thanh toán đúng hạn. Như số liệu đã được phân tích trên thì các khoản phải thu có xu hướng giảm
năm 2021 chứng tỏ cơng ty đang có những chính sách thu hồi nợ phù hợp. Tăng cường quản lí chặt chẽ với những khoản nợ khó địi đưa ra những phương án tín dụng hợp lí để tránh bị phụ thuộc vào các khoản thu hồi khó.
Thứ ba, chú trọng quản trị dịng tiền hiệu quả và hợp lí. Trong bối cảnh
dchj bệnh khó khăn, các hoạt động kinh doanh bị gián đoạn. Dòng tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ khơng có trong khi các nhu cầu thanh tốn chi phí hoạt động vẫn liên tục phát sinh. Nên việc xây dựng chính sách quản trị và quy trình quản lý tài chính nội bộ từ trước sẽ khiến cho việc kiểm sốt dịng tiền thu – chi bài bản và hiệu quả.
Thứ tư, sử dụng hợp lí chính sách bán chịu để tăng doanh thu. Cần tính
tốn kiểm tra thường xuyên giữa chi phí phát sinh do bán chịu và lợi nhuận mà chúng mang lại. Xác định rõ các khoản phải thu, giải quyết dứt điểm các khoản thu hồi khó, đưa ra những kế hoạch quản lý khoản phải thu hiệu quả và nâng cao uy tín doanh nghiệp.
3.2.5. Tăng cường công tác quản trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty. Việc