5. Kết cấu khóa luận
3.1. Định hướng công tác quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Xây
dựng Lagom Việt Nam trong thời gian tới
3.1.1. Bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay
Năm 2022, đại dịch COVID-19 tuy đã giảm nhưng vẫn làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi quốc gia trên thế giới. Trong nước, làn sóng dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, an toàn của người dân và phát triển kinh tế- xã hội. Trong bối cảnh đó, với sự lãnh đạo thống nhất của cả hệ thống chính trị và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; sự đồng lịng, nhất trí của các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, chia sẻ và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế-xã hội nước ta đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 ước tính tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhận định, trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, GDP năm 2021 ước tính tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2020 là một thành công lớn của nước ta trong việc phịng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538 USD so với năm 2020). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2021 tăng 4,7% do trình độ của người lao động được cải thiện.
Ngành thiết kế nội thất trong nước chịu sức ép của tốc độ phát triển nhanh chóng, nó đòi hỏi các doanh nghiệp, trong đó có công ty Lagom không ngừng
63
phải có sự đầu tư, cải tiến sáng tạo trong cơng nghệ sản xuất thiết kế để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đây là một thách thức rất lớn đối với Cơng ty Lagom vì để phát triển cần phải có đầu tư rất lớn cho cả trang thiết bị, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, nhân sự lẫn chi phí đào tạo.
Trạng thái bình thường mới địi hỏi các Doanh nghiệp vừa sản xuất phục hồi vừa đối phó với những diễn biến phức tạp khơng lường trước của dịch bệnh. Sự biến động về giá nguyên vật liệu do những khó khăn liên quan đến vấn đề lưu thông hải quan, vận chuyển giao thương trong và ngoài nước là một trong những thách thức lớn cho các Doanh nghiệp nói chung và Lagom nói riêng.
3.1.2. Định hướng hoạt động của công ty cổ phần Xây dựng Lagom Việt Nam trong thời gian tới
- Năm 2021 và đầu năm 2022 vừa qua, do diễn biến dịch bệnh phức tạp và hậu quả của nó là rất lớn, công ty đã gặp nhiêù khó khăn và trở ngại trong quá kinh doanh và dịch vụ. Mục tiêu trong 3 năm tới 2023-2025 của công ty là cải thiện, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra, đây là một thách thức lớn đối với một cơng ty cịn non trẻ mới hoạt động trong thời gian ngắn. Ngoài ra các yếu tố chi phí phát sinh tăng (chi phí tiền lương, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí bảo hiểm thất nghiệp, giá điện, xăng dầu..) Các yếu tố về giá cả dịch vụ, cạnh tranh, chất lượng lao động chưa được cải thiện... Là những khó khăn không nhỏ của công ty.
- Tuy nhiên với một bộ máy tổ chức đang dần hoàn thiện, các công việc đang triển khai có kết quả tốt, công ty xác định, bình tĩnh, thận trọng, chủ động đối phó với tình hình khó khăn, bằng mọi biện pháp và chính sách linh hoạt tập trung mọi cố gắng để giữ vững mức tăng trưởng ổn định về các mặt hoạt động, đảm bảo người lao động có việc làm và có thu nhập ổn định, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản, coi trọng đầu tư và hiệu quả kinh tế.
- Tiếp tục chính sách tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và đối với công nhân trong công ty. Không ngừng nâng cao và hoàn thiện chất lượng sản phẩm để có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm
64
tốt với chất lượng cao. Giúp công ty ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, mở rộng quy mô nhằm cải thiện và giúp đỡ vấn đề việc làm cho người lao động. * Triển khai thực hiện các nghị quyết của ĐHĐCĐ bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2023-2025.
- Tập trung nguồn lực xây dựng thương hiệu và các hoạt động phát triển thị trường, bao gồm xây dựng chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phân phối, tiêu thụ phù hợp với xu hướng tiêu dùng.
- Giữ vững thị trường trong nước, vươn tầm thị trường quốc tế.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và cho ra đời các dòng sản phẩm mới.
- Định kỳ tổ chức kiểm tra kinh tế, cơng tác hạch tốn kinh doanh, công tác hợp đồng và cơng tác phân tích hoạt động kinh tế. Đảm bảo tăng cường công tác quản lý và hạch toán kinh doanh có hiệu quả cao.
- Hoàn chỉnh đề án tái cấu trúc doanh nghiệp và tổ chức thực hiện - Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty đến năm 2025.
- Công tác quản lý và sử dụng thiết bị và phương tiện thi công hợp lý và linh hoạt đảm bảo đáp ứng tiến độ các cơng trình lớn.
- Tăng cường nhiều giải pháp về thu vốn và huy động vốn cho sản xuất và đầu tư đồng thời trả nợ đúng hạn các khoản vay, duy trì nền tài chính lành mạnh. - Áp dụng số hóa 4.0 trong công tác quản trị và kinh doanh cho toàn hệ thống LAGOM.
- Tập trung phát triển kênh thương mại điện tử, kênh bán hang trực tuyến, cũng như kênh bán hàng giao tại nhà theo xu hướng toàn cầu.
- Cam kết phát triển bền vững xoay quanh bốn mục tiêu chính: Consumption (Tiêu thụ), Conservation (Bảo tồn), Country (Đất nước), và Culture (Văn hóa), bao gồm các hoạt động xã hội, hỗ trợ cộng đồng và bảo vệ môi trường. - Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp bằng việc áp dụng Bộ nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất mới được ban hành gần đây cũng như các tiêu chuẩn quốc tế nhằm khai thác hiệu quả các giá trị nội tại và sức mạnh
65
của LAGOM, qua đó xây dựng mối quan hệ bền vững và sự tín nhiệm của cổ đông và đầu tư.