Mức độ thực hiện các hình thức tựhọc của SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội 11 (Trang 68 - 106)

TT Nội dung Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ X Thứ bậc SL % SL % SL %

1 Xây dựng kế hoạch cho việc

học tập của bản thân 78 31,8 167 68,2 0 0,0 568 2,32 4

2

Chuẩn bị bài mới, nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp

62 25,3 176 71,8 7 2,9 545 2,22 8

3 Trao đổi bài với GV và các

bạn khác 74 30,2 155 63,3 16 6,5 548 2,24 6 4 Tham gia xây dựng bài, chủ

động thắc mắc về bài học 72 29,4 155 63,3 18 7,3 544 2,22 8 5 Ghi chép bài cẩn thận 212 86,5 33 13,5 0 0,0 702 2,87 1

TT Nội dung Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ X Thứ bậc SL % SL % SL % 6 Học nhóm 78 31,8 146 59,6 21 8,6 547 2,23 7 7 Lên thư viện học bài 23 9,4 114 46,5 108 44,1 405 1,65 12 8 Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ

thống lại bài học 72 29,4 137 55,9 36 14,7 526 2,15 9 9 Liên hệ thực tiễn 63 25,7 151 61,6 31 12,7 522 2,13 10 10 Làm bài tập về nhà trước

khi đến lớp 79 32,2 157 64,1 9 3,7 560 2,29 5 11 Ôn lại kiến thức đã học 104 42,4 141 57,6 0 0,0 594 2,42 2

12

Đọc thêm nhiều sách tham khảo, nâng cao ngồi giáo trình và sách thầy cô yêu cầu

42 17,1 166 67,8 37 15,1 495 2,02 11

13

Chủ động tìm kiếm thêm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau (trên internet, bạn bè)

112 45,7 110 44,9 23 9,4 579 2,36 3

Căn cứ vào cột thứ bậc chúng ta có thể thấy các hình thức tự học là “Ghi chép bài cẩn thận”, “Ơn lại kiến thức đã học” và “Chủ động tìm kiếm thêm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau (trên internet, bạn bè…)” được thực hiện với mức độ thường xuyên nhất so với các hình thức khác. Nguyên nhân do hiện nay là thời đại bùng nổ thông tin, cộng với SV là thế hệ rất năng động, dễ nắm bắt cơng nghệ, vì vậy các em ln biết chủ động tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chứ không đơn thuần chỉ là trên sách vở. Bên cạnh đó, SV phải ơn lại kiến thức đã học thường xuyên để đáp ứng yêu cầu KT - ĐG thường xuyên của giáo viên. Tuy nhiên, khi được hỏi nhiều SV cho biết các em rất hay rối với lượng thơng tin vơ cùng phong phú trên mạng vì thực sự là các em rất yếu kỹ năng chắt lọc, thu thập thơng tin.

Do thói quen từ thời học phổ thông nên việc ghi chép bài cẩn thận được SV thực hiện thường xuyên với tỉ lệ là 86,5%, tuy nhiên theo nhiều GV cho biết rất nhiều SV thường là khi nào thầy đọc gì thì chép đấy, thậm chí ghi rất đầy đủ những gì thầy cơ đọc, nhưng chưa thực sự có sự chủ động và có kỹ năng ghi chép bài (Có cách viết tắt, viết gạch chân để nhấn mạnh và dễ nhớ, ghi theo ý hiểu, ghi những ý mà GV nhấn mạnh…).

Các hình thức tự học “Liên hệ thực tiễn”, “Đọc thêm nhiều sách tham khảo, nâng cao ngồi giáo trình và sách thầy cơ u cầu” và “Lên thư viện học bài” mặc dù rất quan trọng nhưng lại ít được thực hiện nhất. Việc đọc thêm nhiều sách tham khảo, nâng cao ngồi giáo trình và sách thầy cơ u cầu chỉ được 17,1% SV thường xuyên thực hiện, trong khi tới 67,8% SV thỉnh thoảng mới thực hiện điều này, và có tới 15,1% SV thậm chí là chưa bao giờ thực hiện. Điều này thể hiện sức ỳ rất lớn trong học tập của SV, nhiều em vẫn giữ thói quen từ thời học phổ thơng tức chỉ học theo những tài liệu có sẵn mà chưa có sự chủ động tìm đọc những tài liệu ngồi để mở mang kiến thức. Việc liên hệ thực tiễn sẽ giúp SV hiểu sâu và dễ nhớ bài học hơn nhưng cũng chỉ có 25,7% SV thường xuyên thực hiện, trong khi tới 61,6% SV thỉnh thoảng mới thực hiện điều này, và tới 12,7% SV là chưa bao giờ thực hiện. Điều này lại một lần nữa khẳng định sức ỳ trong học tập của SV, nhiều SV vẫn mang tâm lý học đối phó..

Và một con số đáng giật mình là có tới 41,1% SV được hỏi trả lời rằng chưa bao giờ lên thư viện học bài, và chỉ có 46,5% SV là thỉnh thoảng làm việc này, trong khi lượng SV thường xuyên lên thư viện chỉ chiếm có 9,4%. Theo ý kiến của các cán bộ phụ trách thư viện thì lượng SV đến thư viện rất thưa thớt vào ngày thường, trong thời gian ơn thi có đơng hơn nhưng vẫn rất ít so với lượng SV tồn trường. Nguyên nhân của hiện tượng này được nhiều SV giải thích rằng do tài liệu trong thư viện ít, lại khơng được cập nhật thường xuyên những tài liệu mới, chỗ ngồi cũng khơng nhiều nên khơng hấp dẫn SV.

Các hình thức tự học khác là “ Xây dựng kế hoạch cho việc học tập của bản thân”, “Chuẩn bị bài mới, nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp”, “Trao đổi bài với GV và các bạn khác”, “Tham gia xây dựng bài, chủ động thắc mắc về bài học”, “Học nhóm”, “Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống lại bài học”, “Làm bài tập về nhà

trước khi đến lớp” mặc dù có được SV thực hiện nhưng với mức độ thường xuyên không cao, chỉ đạt khoảng 30%.

Những nguyên nhân, khó khăn được SV đưa ra trong q trình tự học là do các em cịn lười học, khơng có tính quyết đốn, chưa quyết tâm trong học tập, bị thu hút bởi các hoạt động giải trí hấp dẫn; nhiều em cịn mải đi làm thêm nên có ít thời gian cho việc học; bên cạnh đó, rất nhiều SV cho biết là các em thiếu tài liệu cho việc học, nhiều em còn yếu về kỹ năng đọc và tóm tắt tài liệu…

Và kết quả khảo sát đội ngũ GV cũng cho thấy, bất chấp sự định hướng từ phía GV, một số SV vẫn chưa thực sự chủ động hợp tác trong việc học. Có GV nói rằng “SV nhiều lớp rất lười, cả lớp hơn 60 người nhưng chỉ có 8 em làm bài tập, các em khác đối phó bằng cách lấy bài một bạn photo cho nhiều bạn. Làm việc theo nhóm thì ỷ lại lớp đơng nên nhiều SV khơng tự giác, dựa dẫm vào nhau”. Nhiều GV cho biết SV rất lười đọc tài liệu, giáo trình trước khi đến lớp.

Một GV khác cho biết trong nhiều lớp chỉ tập trung vào một số em là hăng hái thường xuyên phát biểu ý kiến. Kết quả điều tra cho thấy có nhiều nguyên nhân của hiện tượng này, mà nguyên nhân lớn nhất là do yếu tố tâm lý. Có 63,3% SV trả lời rằng các em ít phát biểu do ngại nói trước đám đơng, sợ bạn bè nói nọ nói kia; có 36,7% SV sợ sai; 31,2% không phát biểu do không biết câu trả lời; và có tới gần 20% SV vẫn rất ỳ trong học tập vì cho rằng khơng phát biểu vì cuối cùng GV cũng sẽ đưa ra câu trả lời.

* Nhận xét chung về tự học của SV

Như vậy có thể thấy SV đã có hiểu biết và nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của tự học trong ĐT theo hệ thống TC, tuy nhiên thực tế lại cho thấy sự chủ động trong việc học lại chưa cao, sức ỳ trong việc học của SV vẫn còn lớn. Phần lớn SV vẫn chưa thực sự có mục đích học tập tự thân. Và từ đó dẫn đến mức độ thực hiện các hình thức tự học của SV lại chưa nhiều. Nguyên nhân là do tuyển sinh đầu vào các năm 2013, 2014 trường lấy điểm trúng tuyển khá cao (bao nhiêu), đa số các em trúng tuyển có chất lượng đầu vào tương đối tốt, cộng với tâm lý xả hơi nên nhiều SV có tâm lý coi thường việc học. Từ đó đặt ra yêu cầu cần có các biện pháp để cải thiện tình trạng này, nhằm góp phần thực hiện thành công việc triển khai ĐT theo hệ thống TC, và đảm bảo chất lượng ĐT của nhà trường.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên

* Quy định về KT - ĐG kết quả học tập của SV của trường trường ĐH TNMT HN

Nhà trường đã xây dựng và ban hành các quy định về KT - ĐG kết quả học tập của SV, các quy định về tổ chức thi và báo điểm thi kết thúc HP (Quyết định số 3039/QĐ-TĐHHN, ngày 03 tháng 11 năm 2014, Quyết định số 851 /QĐ-TĐHHN ngày 01 tháng 4 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường ĐH TNMTHN) làm cơ sở cho mọi hoạt động KT - ĐG kết quả học tập trong nhà trường.

Theo đó, trong quy định về KT - ĐG của nhà trường không chỉ coi trọng khâu đánh giá kết thúc được thực hiện vào cuối mơn học, khóa học (gọi là thi kết thúc HP…) mà còn quy định chi tiết các yêu cầu về KT - ĐG q trình (như về cách tính tương ứng với từng loại HP, hệ số, thời gian làm bài thi, cách làm tròn…).

Trong đề cương chi tiết mơn học có quy định cụ thể các hình thức KT – ĐG. KT - ĐG thường xuyên sẽ giúp GV đánh giá được ý thức cũng như mức độ tích lũy kiến thức qua việc tự học của SV, đồng thời giúp GV điều chỉnh cách dạy của mình.

* Thực trạng KT - ĐG kết quả học tập của SV

- Về nhận thức của đội ngũ GV về tầm quan trọng của hoạt động KT - ĐG thường xuyên trong thực hiện ĐT theo TC.

Theo kết quả khảo sát cho thấy phần lớn đội ngũ GV đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động KT - ĐG thường xuyên khi có 90/98 GV được hỏi trả lời rằng hoạt động KT - ĐG thường xun có vai trị rất quan trọng và quan trọng trong ĐT theo TC, chiếm 91,8%

Biểu đồ 2.11. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động KT - ĐG thƣờng xuyên trong ĐTTC (đơn vị: %)

- Thực trạng mức độ thực hiện các yêu cầu đối với KT - ĐG kết quả học tập của SV

Tác giả đã tiến hành khảo sát SV, GV về thực trạng mức độ thực hiện các yêu cầu KT - ĐG kết quả học tập. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau :

Bảng 2.12. Mức độ thực hiện các yêu cầu đối với KT - ĐG kết quả học tập của SV (Đơn vị: %) Nội dung Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên

Hiếm khi Không

bao giờ GV SV GV SV GV SV GV SV GV SV 1. Các tiêu chí KT - ĐG được GV phổ biến 15,3 13,5 80,6 71 4,1 11 0 4,5 0 0 2.Bài tập cá nhân/tuần được GV giao và KT - ĐG 13,3 8,6 71,4 70,2 15,3 19,2 0 2,0 0 0 3. Bài tập nhóm/tháng được GV giao và KT - ĐG 10,2 6,5 82,7 69 7,1 20 0 4,5 0 0 59.1 32.7 8.2 0

Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động KT - ĐG thƣờng xuyên trong ĐT TC

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

Nội dung Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên

Hiếm khi Không

bao giờ GV SV GV SV GV SV GV SV GV SV 4. Bài tập lớn học kỳ được GV giao và KT - ĐG 11,2 7,8 84,7 80 4,1 11 0 1,2 0 0 5. Bài KT giữa kỳ được GV giao và KT - ĐG 39,8 19,2 55,1 77,1 5,1 3,7 0 0 0 0 6. Bài KT cuối kỳ được GV KT - ĐG 93,9 64,9 6,1 35,1 0 0 0 0 0 0 7. Bài KT, bài thi

được GV báo điểm kịp thời

11,2 2,9 26,5 18,8 43,9 65,7 18,4 11,4 0 1,2

8. Nội dung tự học được đưa vào nội dung các bài KT thường xuyên và thi hết môn

15,3 12,2 70,4 67,8 14,3 15,1 0 4,9 0 0

9. Hình thức KT - ĐG kết quả học tập phù hợp với mục tiêu của môn học và của từng phần môn học 12,2 14,7 79,6 65,7 5,1 13,9 3,1 4,5 0 1,2 10. GV có chữa bài và giải đáp các thắc mắc về bài KT 10,2 11,3 31,6 18,2 54,1 41,5 4,1 25,8 0 3,2 11. KT - ĐG đảm bảo tính trung thực, công bằng, phản ánh đúng năng lực của người học

14,3 11,4 70,4 62 12,2 18,8 3,1 4,5 0 3,3

+ GV đã thực hiện tương đối nghiêm túc việc phổ biến các tiêu chí KT - ĐG. Kết quả khảo sát cho thấy có 95,9% GV và 84,5% SV đánh giá tiêu chí này đã thực hiện ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên. Chỉ có 4,1% GV và 11% SV cho là mức độ thực hiện ở mức không thường xuyên; 4,5% SV chọn mức hiếm khi.

+ Đánh giá mỗi HP một cách thường xuyên là yêu cầu bắt buộc của HC TC. Việc KT - ĐG một cách thường xuyên thể hiện ở việc GV không chỉ đánh giá kết quả học tập của SV qua bài thi hết mơn mà cịn giao và đánh giá bài tập theo tuần, tháng, học kỳ. Mặc dù còn sự chênh lệch trong kết quả khảo sát GV và SV song có thể thấy rằng việc KT thường xuyên được thực hiện tương đối tốt khi có tới khoảng 80% trở lên cả GV và SV đánh giá việc thực hiện các hình thức KT này ở mức đột thực hiện thường xuyên và rất thường xuyên, cụ thể:

Với tiêu chí “Bài tập cá nhân/tuần được GV giao và KT – ĐG”, có tới 84,7% GV đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên và rất thường xuyên; SV là 78,8%.

Có 92,9% GV và 75,5% SV được hỏi trả lời rằng “Bài tập nhóm/tháng được GV giao và KT – ĐG” một cách rất thường xuyên và thường xuyên. Mức độ không thường xuyên có 7,2% GV trả lời; mức độ không thường xuyên và hiếm khi có 24,5% SV trả lời.

“Bài tập lớn học kỳ được GV giao và KT – ĐG” được tới 95,9% GV và 87,8% SV đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên và rất thường xuyên; tỉ lệ đánh giá thực hiện không thường xuyên ở GV là 4,1%; tỉ lệ đánh giá thực hiện không thường xuyên và hiếm khi ở SV là 12,2%.

Có 94,9% GV và 96,3% SV đánh giá “Bài KT giữa kỳ được GV giao và KT – ĐG” được thực hiện một cách rất thường xuyên và thường xuyên; chỉ có 5,1% GV và 3,7% SV đánh giá tiêu chí này ở mức độ thực hiện không thường xuyên.

Tất cả 100% GV và SV đánh giá “Bài KT cuối kỳ được GV KT – ĐG” được thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên

Và khơng có GV hay SV nào khẳng định các hình thức KT - ĐG thường xuyên này không bao giờ được thực hiện.

+ Các hình thức KT - ĐG kết quả học tập được GV và SV nhận xét là rất thường xuyên và thường xuyên phù hợp với mục tiêu của môn học và của từng phần

môn học chiếm tỉ lệ trên 80% (91,8% GV và 80,4% SV cho ý kiến như vậy); có 8,2% GV và 18,4% SV được hỏi cho rằng các hình thức KT - ĐG kết quả học tập là không thường xuyên và hiếm khi phù hợp với mục tiêu của môn học và của từng phần mơn học; và chỉ có 1,2% SV cho rằng các hình thức KT - ĐG đã áp dụng này là chưa bao giờ phù hợp với mục tiêu môn học và của từng phần môn học.

+ Tuy nhiên việc chữa bài và giải đáp các thắc mắc về bài KT chưa được thực hiện một cách đều đặn, khi chỉ có 41,8%tự nhận rằng đã thực hiện nội dung này rất thường xuyên và thường xuyên, trong khi đó lại có tới gần 60% GV thừa nhận khơng thường xuyên hoặc hiếm khi thực hiện nội dung này. Kết quả khảo sát SV cũng cho thấy chỉ có 29,4% ý kiến đánh giá việc chữa bài và giải đáp các thắc mắc về bài KT được thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên, nhưng có tới hơn 70% đánh giá là nội dung này không thường xuyên, hiếm khi hoặc không bao giờ được thực hiện.

+ Bên cạnh đó, việc báo điểm kịp thời các bài thi, bài KT chưa được thực hiện tốt khi có tới 43,9% GV tự đánh giá và 65,7 SV cho rằng nội dung này được thực hiện không thường xuyên; 18,4% GV và 11,4% SV cho rằng hiếm khi các bài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội 11 (Trang 68 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)