Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính công ty cổ phần thế giới di động (Trang 28 - 35)

1.4 Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính

1.4.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

a. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)

- ROA là viết tắt của cụm từ Return on Assets, tạm dịch: Tỷ suất sinh

lời trên tổng tài sản. Chỉ số này được dùng để đo lường khả năng sinh lợi của

một doanh nghiệp dựa trên mỗi đồng tài sản của họ. Do đó có thể nói rằng, ROA sẽ cho biết một doanh nghiệp sử dụng tài sản để kiếm lợi có hiệu quả hay khơng.

Trong kế tốn, tài sản của một doanh nghiệp được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Nên về cơ bản, ROA chính là thước đo hiệu quả nhất của việc chuyển hóa số vốn đầu tư thành lợi nhuận. Chỉ số ROA cung cấp thông tin về những khoản lãi được tạo sinh ra từ số vốn đầu tư (hoặc số tài sản). Nếu

23

chỉ số ROA càng cao đồng nghĩa khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả.

Đối với trong lĩnh vực chứng khốn, nếu ở đâu có tỷ số ROA lớn sẽ là chứng khoán được ưa chuộng và tất nhiên sẽ có giá thành cao hơn bình thường.

-Cơng thức tính ROA

( )

ROA thường được phân tích theo mơ hình Dupont sau đây:

( )

Để hạn chế được nhược điểm của chỉ tiêu ROA, người ta dung chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE):

* Chỉ số ROA bao nhiêu là hiệu quả

- ROA thường được nhắc đến bên cạnh chỉ số ROE. Theo tiêu chuẩn quốc tế: ROE của một doanh nghiệp đủ năng lực tài chính phải > 15%. Khi đó ROA > 7.5%.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét mối quan hệ này trong nhiều năm (3 năm trở lên), nếu doanh nghiệp duy trì được ROA >=10% ít nhất 3 năm, đó mới là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Khi ROA có xu hướng tăng lên chứng tỏ là doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, xác định một ROA hiệu quả hay khơng cịn phải phụ thuộc vào:

24

 Doanh nghiệp của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào.

 So sánh chỉ số ROA với các đối thủ cùng ngành.

 So sánh chỉ số ROA với kết quả được tính trong quá khứ. * Một số lưu ý khi phân tích ROA

Khi tính tốn, phân tích chỉ số ROA cho doanh nghiệp, cần lưu ý một số nội dung sau:

 Sự đáng tin cậy của bảng Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

 Với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, ROA cũng được nhận định khác nhau.

 ROA có sự tăng trưởng qua các năm là một tính tích cực cho doanh nghiệp.

 Nên phân tích ROA cùng ROE, ROS và địn bẩy tài chính để có cái nhìn tồn diện hơn.

b. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

- ROE là viết tắt của Return On Equity, tạm dịch: Tỷ suất sinh lời trên

vốn chủ sở hữu. Đây là một chỉ số đo lường khả năng sinh lời của một khoản

đầu tư trên mỗi đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra. Nói cách khác, ROE phản ánh khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Chỉ số này rất quan trọng đối với các nhà với các nhà đầu tư tiềm năng. Vì họ muốn xem doanh nghiệp sẽ sử dụng tiền của họ để tạo ra lợi nhuận như thế nào.

- Về mặt lý thuyết, chỉ số ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Hơn nữa, công ty cũng đã cân đối một cách hài hịa giữa vốn cổ đơng với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn và mở rộng quy mơ. Khi một doanh nghiệp có ROE cao, cổ phiếu sẽ càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn, đồng thời cũng đắt hơn thông thường.

25

Chỉ tiêu ROE có thể được phân tích theo mơ hình Dupont như sau:

( )

Chỉ tiêu ROE cịn được tính theo cơng thức sau đây:

(RE-r)]* Địn bảy tài chính}*(1-T)

* Chỉ số ROE bao nhiêu là hiệu quả

- ROE của một doanh nghiệp được coi là tốt hay xấu cịn phụ thuộc vào ROE trung bình trong ngành. Mỗi ngành sẽ có chỉ số ROE trung bình khác nhau. Vì vậy, so sánh ROE thường có ý nghĩa nhất là giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành.

- Mặt khác, một trong những tiêu chí đánh giá doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế phải có chỉ số ROE phải đạt mức tối thiểu là 15%.

- Khi Warren Buffett lựa chọn doanh nghiệp để đầu tư, ông muốn họ phải có ROE >= 15%. Cịn theo tiêu chí CANSLIM của William O’Neil, ROE của doanh nghiệp cũng phải đạt tối thiểu 15%.

- Tuy nhiên, không nên chỉ xét ROE một năm riêng lẻ mà nên là nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Do đó, nếu ROE >=15% và duy trì ít nhất 3 năm thì doanh nghiệp sẽ được đánh giá là làm ăn hiệu quả.

c. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

-Chỉ số ROS hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tên tiếng anh đầy đủ là Return On Sales. Đây là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời dựa trên doanh thu thực tế của doanh nghiệp, đánh giá xem một đồng doanh nghiệp thu vào sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận.

26

-Doanh thu xem xét là doanh thu thuần từ các hoạt động bán hàng và dịch vụ, tính tốn trừ đi tồn bộ chi phí cũng như thuế suất phải chịu để ra lợi nhuận. Chỉ số ROS đồng thời phản ánh hiệu quả việc doanh nghiệp đã và đang thực hiện quản lý kiểm soát chi tiêu trong kỳ như thế nào. Chỉ số càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang thực hiện tốt, làm ăn có lãi.

- Cơng thức tính ROS:

Trong đó:

 Lợi nhuận sau thuế và Doanh thu thuần lấy ở báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Cơng thức tính doanh thu thuần:

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giảm trừ doanh thu

*Chỉ số ROS bao nhiêu là hiệu quả

 Nếu doanh nghiệp có chỉ số ROS dương (+), tức doanh nghiệp làm ăn có lãi (lợi nhuận sau thuế >0). Đặc biệt nếu ROS càng lớn thì càng thể hiện cơng ty đang hoạt động tốt.

 Nếu doanh nghiệp có chỉ số ROS âm (-), cho thấy doanh nghiệp làm ăn thua lỗ (lợi nhuận sau thuế <0).

Vì vậy, để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp thì phải nhìn vào chỉ số ROS.

ROS càng cao thì cho thấy khả năng sinh lời của doanh thu càng lớn

(hay nói cách khác 1 đồng doanh thu càng tạo ra nhiều đồng lợi nhuận) Mặt khác, khi ROS tăng sẽ chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả chi phí, trong đó có chi phí được tạo ra từ tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, khi phân tích ROS cần phải kết hợp phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp khác đó là ROE, ROA.

Để đánh giá được xu hướng của chỉ số ROS của doanh nghiệp tốt thì cần phân tích trong khoảng thời gian đủ dài (so sánh các kỳ với nhau, từ 3 đến

27

5 năm), cũng như so sánh với ROS của trung bình ngành, so sánh với chỉ tiêu ROS kế hoạch của doanh nghiệp.

Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có thước đo của ROS khác nhau (Các ngành dịch vụ thường có ROS lớn hơn các ngành nghề sản xuất, xây dựng, thương mại.) Chúng ta chỉ có thể đánh giá qua chỉ số tốt hơn mức trung bình của ngành.

Nếu đánh giá chỉ số ROS độc lập thì ROS > 10% ⇒ Cơng ty vững mạnh. Ngoài ra cịn phụ thuộc vào chiến lược của cơng ty: Khi thấy ROS âm, chúng ta luôn mặc định là công ty làm ăn thua lỗ và đó thường là điều khơng tốt nhưng có nhiều trường hợp ngoại lệ do chiến lược của doanh nghiệp.

d) Chỉ số đánh giá mối quan hệ thị trường của cổ phiếu và lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu (P/E)

-P/E (viết tắt của Price to Earning to ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ thị trường của cổ phiếu (Price) và lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu (EPS).

-Nói một cách đơn giản, P/E là ước tính điểm hịa vốn trong bao nhiêu năm để lấy lại vốn. Lấy giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận mỗi năm, chẳng hạn một cổ phiếu có giá 10.000 đồng, lãi 1.000 đồng/năm, tức là phải hơn 10 năm mới hoàn vốn. Tương tự, nếu P/E thấp thì có thể được hiểu là rẻ nhưng nếu P / E cao thì có thể được hiểu là đắt.

- Cơng thức tính P/E:

- Ý nghĩa của P/E :

Chỉ số P/E mang ý nghĩa thể hiện số tiền mà bạn sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu đó. Hoặc có thể hiểu là bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho cổ phiếu của doanh nghiệp dựa trên doanh thu của họ.

- P/E có thể được sử dụng để lựa chọn cổ phiếu như sau:

Thực tế, chỉ số P/E chỉ nên được dùng để ước tính sơ bộ và đánh giá xu hướng cổ phiếu chứ không nên áp dụng rập khuôn để quyết định trong mọi trường hợp. Sau đây là một vài yếu tố dựa trên P/E nhằm đánh giá thị trường mà bạn có thể đưa ra quyết định lựa chọn tốt hơn.

28

Dựa trên chỉ số P/E, nhà đầu tư có thể lựa chọn được cổ phiếu có khả năng tăng trong tương lai.

Chỉ số P/E cao: Thể hiện doanh nghiệp chưa kinh doanh hiệu quả, gây

nên tình trạng EPS thấp hoặc có thể bằng 0.

Chỉ số P/E thấp: Thể hiện là mức thu nhập ròng trên cổ phiếu (EPS)

đang cao, giúp nhà đầu tư ra quyết định chọn mua.

Chỉ số P/E còn giúp nhà đầu tư lựa chọn các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt.

Do các cổ phiếu có tính ổn định lại khơng có khả năng tăng đột biến, khiến cho giá trị P/E cao hơn các loại cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn.

Vì thế các cổ phiếu có chỉ số P/E cao cũng sẽ có tính thanh khoản tốt hơn trong cùng ngành.

Tuy nhiên chỉ số P/E thấp còn do nhiều lý do khác như doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường (bán, thanh lý tài sản,…) và khoản này sẽ không lặp lại trong tương lai. Hoặc tình hình kinh doanh khơng ổn định nên các cổ đông đã bán cổ phiếu để chốt lời. Khi chọn lựa cổ phiếu thì chỉ số P/E cao hay thấp vẫn chưa cho bạn biết được thực tế, vì chỉ số này chỉ tồn tại trong một thời điểm nhất định và chỉ mang tính chất tham khảo.

e. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

- EPS (Earnings per share), là lợi nhuận sau thuế của công ty phân bổ trên một cổ phiếu thông thường đang được lưu hành ở trên thị trường.

- EPS là một trong nhiều chỉ số được nhà đầu tư sử dụng để lựa chọn cổ phiếu, dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty (hay dự án đầu tư) cũng như đánh giá về sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

- EPS được tính bằng cách chia thu nhập rịng mà cơng ty kiếm được trong một kỳ báo cáo (quý hoặc năm) với tổng số cổ phiếu hiện đang được lưu hành của cơng ty trong cùng kỳ. Vì số cổ phiếu đang lưu hành có thể dao động, nên khi tính tốn, việc sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ sẽ đem lại kết quả chính xác hơn.

Trên thực tế, nhà đầu tư có thể tìm chỉ số EPS của doanh nghiệp qua Báo cáo tài chính hợp nhất của doanh nghiệp (cơng ty cổ phần).

29

Một doanh nghiệp có EPS tăng ổn định trong vịng nhiêu năm thì được đánh giá là một doanh nghiệp có nền tảng tốt. Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên chỉ căn cứ vào EPS làm một thước đo tài chính duy nhất mà tham khảo kết hợp với việc phân tích các chỉ số khác. Trong đó, nổi bật nhất là các chỉ số như P/E (tỷ lệ giá theo thu nhập), ROA (tỷ suất sinh lời trên tài sản), ROE (tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu), tỷ số thanh toán bằng tiền mặt, tỷ số thanh toán nhanh.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính công ty cổ phần thế giới di động (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)