Tăng trưởng lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2019-2021

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính công ty cổ phần thế giới di động (Trang 51 - 62)

Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 LN thuần từ HĐKD 19.487.799 23.954.497 27.632.131 +22.9% +15.3% LN trước thuế 5.053.447 5.409.735 6.471.583 +7% +19.6% LN sau thuế 3.836.240 3.919.872 4.901.426 +2.1% +25%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MWG tại VCBS

Qua bảng trên ta có thể thấy, cả 3 chỉ tiêu về lợi nhuận của MWG trong giai đoạn từ năm 2019-2021 đều tăng trưởng dương. Lợi nhuận thuần HĐKD của MWG tăng 22.9% trong năm 2020 so với năm 2019 nhưng lại giảm một chút ở mức tăng 15.3% trong năm 2021 so với năm 2020. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh nên ưu tiên của công ty lúc này không

46

phải là cố gắng thu lại lợi nhuận ở khâu bán hàng mà chiến lược của MWG nằm ở việc tối ưu các loại chi phí như chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí quảng bá sản phẩm…

Kết quả của việc này thể hiện rõ qua việc Lợi nhuận trước và sau thuế trong năm 2021 tăng mạnh so với 2 năm cịn lại, chứng tỏ cơng tác quản lý chi phí của doanh nghiệp được kiểm soát tốt và cần phải phát huy hơn nữa trong tương lai. Ngoài ra, MWG cũng rất chủ động trong việc thay đổi hình thức bán hàng trong mùa dịch, từ hình thức bán hàng trực tiếp sang đẩy mạnh quá trình bán hàng trực tuyến (Online) – đây cũng là mảng lợi nhuận khổng lồ, gia tăng cực mạnh trong năm 2021.

c. Khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu

Sau khi phân tích được tình hình tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty Cổ phần Thế giới di động trong giai đoạn 2019-2021 thì Bảng 2.6 sẽ làm rõ khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu của MWG tại giai đoạn này.

Bảng 2.4 Khả năng tạo ra lợi nhuận của cơng ty trong giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Gía vốn / DT 79.9% 77% 76.7% Chi phí bán hàng /DT 12% 13.9% 14.4% Chi phí QLDN/DT 2% 3.1% 3.07% Chi phí tài chính /DT 0.55% 0.54% 0.57% Tỷ suất LN/DT 4.88% 4.92% 5.21%

47

Giai đoạn 2019-2021, nhìn chung khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu của MWG có sự tăng nhẹ qua các năm. Năm 2020, cứ 100 đồng DT thì tạo ra LN trước thuế tăng 4.92%, cao hơn so với năm 2019 (4.88%). Năm 2021 cứ 100 đồng LN thị lại tạo ra được LN trước thuế 5.21%. Nguyên nhân là do các loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính tuy tăng nhẹ nhưng lại khơng đáng kể, bù lại đó chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên doanh thu của MWG trong giai đoạn này giảm, dần đến việc LN trước thuế của doanh nghiệp được duy trì ở mức tăng ổn định trong năm 2021.

48

2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Cơng ty Cổ phần Thế giới di động là một việc vô cùng quan trọng. Một công ty sử dụng hiệu quả tài sản sẽ là một cơng ty có nhiều lợi thế khi cạnh tranh trên thương trường . Qua Bảng 2.7 sau, sẽ phần nào làm rõ sự thay đổi ở hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Thế giới di động trong giai đoạn 2019-2021.

Bảng 2.5 Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty trong giai đoạn 2019-2021

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

Hiệu suất sử dụng tài sản (lần) 2.92 2.47 2.25

Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần) 27.2 19.5 15.8

Số vòng quay TSNH (vòng) 3.5 3 2.75

Số ngày BQ vòng quay TSNH (vòng) 104 121 133

Vòng quay HTK (vòng) 3.82 3.74 3.92

Số ngày BQ 1 vòng quay HTK (ngày) 95 97 93

Vòng quay KPT (vòng) 101 103 86.6

Kỳ thu tiền BQ (ngày) 3.6 3.54 4.21

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán MWG tại VCBS * Về hiệu suất sử dụng tổng Tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tổng hợp của cơng ty giai đoạn 2019-2021 có sự giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Hiệu suất sử dụng tài sản trong năm 2019 là 2,92 lần giảm liên tiếp trong hai năm 2020 và 2021 với lần lượt kết quả là 2,47 và 2,25 lần. Điều này là kết quả ảnh hưởng của đại dịch nên cũng có thể lường trước được, việc phải chuyển đổi sang các hình thức bán hàng trực tuyến khiến khả năng khai thác giá trị từ những tài sản giảm đi là lẽ tất yếu.

49

* Về hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Tương tự như hiệu suất sử dụng tổng tài sản, hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng giảm trong giai đoạn này và hi vọng trong năm 2022 sắp tới sẽ có sự biến chuyển tốt hơn khi hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường trở lại. Năm 2019 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 27,2 lần, giảm liên tục trong hai năm kết tiếp 2020, 2021 ở các kết quả lần lượt là 19,5 và 15,8 lần. Trong năm 2022 sắp tới, MWG cần phải sử dụng Tài sản cố định hiệu quả hơn nữa, vì đây là tư liệu lao động chủ yếu của doanh nghiệp, nó quyết định phần lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, bảo đảm sự phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

* Về hiệu suất sử dụng TSNH:

Giai đoạn 2019-2021, số vịng quay TSNH có sự giảm nhẹ, song song với đó số ngày bình qn TSNH cũng tăng theo. Cụ thể trong năm 2019 VLĐ của Cơng ty quay được là 3.5 vịng, đến năm 2020 giảm xuống 3 vòng và năm 2021 cịn lại 2.75 vịng; số ngày bình qn vịng quay TSNH năm 2019 là 104 ngày sau đó tăng lên 121 ngày trong năm 2020 và 133 ngày trong năm 2021. Như vậy có thể thấy, MWG cần cải thiện khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn của mình tốt hơn nữa thơng qua việc kiểm sốt tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn… trong năm 2022.

* Về khả năng luân chuyển HTK:

Vòng quay HTK trong giai đoạn này của MWG là tương đối ổn định, từ năm 2019 đến năm 2020 có sự giảm nhẹ từ 3.82 xuống 3.74 nhưng cũng kịp tăng trở lại 3.92 trong năm 2021. Điều này cho thấy khả năng luân chuyển HTK của MWG khi dịch bệnh qua đi đang được cải thiện lại và kiểm sốt tốt hơn để khơng xảy ra tình trạng bị ứ đọng quá nhiều hàng hóa trong doanh nghiệp. Đây là một kết quả tốt cần được duy trì và phát huy hơn nữa trong tương lai để hàng hóa ln được ln chuyển đều đặn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

50

Khả năng chuyển hóa thành tiền của các KPT khách hàng của công ty được ghi nhận gia tăng nhẹ trong giai đoạn 2019-2020 là nhờ Công ty tích cực trong việc thu hồi nợ để tránh bị chiếm dụng vốn. Năm 2019 vòng quay khoản phải thu khách hàng của MWG là 101 vịng và có sự tăng nhẹ lên 103 vòng trong năm 2020. Đây là điều doanh nghiệp cần duy trì và phát huy hơn nữa trong tương lai để có thể kiểm sốt tốt các khoản nợ phải thu của Công ty. Tuy nhiên có thể thấy ngay trong năm 2021, chỉ số vịng quay khoản phải thu của MWG đã giảm mạnh xuống còn 86,6 vòng chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu trong năm 2021 đang kém hiệu quả hơn so với một năm trước đó. Kết quả trên phản ánh những ảnh hưởng của dịch bệnh đến các doanh nghiệp trong nước như MWG, khiến khả năng kiểm soát các khoản nợ giảm sút.

2.2.3 Phân tích khả năng sinh lời

Tác giả phân tích khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần Thế giới di động trong giai đoạn 2019-2021 thông qua Bảng 2.8 với một số chỉ tiêu tài chính cơ bản sau:

Bảng 2.6 Khả năng sinh lời của Công ty giai đoạn 2019-2021

Chỉ tiêu 2019 2020 2021 ROA (%) 9.19 8.51 7.78 ROE (%) 31.57 25.31 24.04 ROS (%) 3.75 3.61 3.98 P/E 13.16 13.75 19.7 EPS (nghìn đồng) 8.66 8.65 6.9

Nguồn: Chỉ tiêu tài chính của MWG tại CafeF * Về khả năng sinh lời tài sản:

Trong giai đoạn 2019-2020, ROA của MWG trước ảnh hưởng của dịch bệnh nên có ghi nhận giảm từ 2019 (9.19%) đến 2021 (7.78%). Về cơ bản MWG với mức ROA > 7.5 % vẫn đang được coi là một Cơng ty có khả năng

51

sinh lời tài sản ở mức có thể chấp nhận được, tuy nhiên trong năm 2022 tới khi dịch bệnh qua đi thì chỉ số này cần được nhìn nhận và cải thiện do một cơng ty tốt nhất khi có chỉ số ROA ngày càng tăng và duy trì đều đặn trong khoảng thời gian từ 3-5 năm. Xu hướng ROA tăng lên sẽ chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn.

* Về khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu:

Tương tự như ROA thì ROE của MWG trong giai đoạn này cũng có dấu hiệu sụt giảm điều này chứng tỏ khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty là kém hiệu quả đi trong năm 2019-2021. Năm 2019, MWG ghi nhận ROE 31,57 % giảm liên tiếp trong hai năm 2020,2021 với lần lượt kết quả là 25,31% và 24,04%. Tuy vậy với vị thế của mình trong ngành bán lẻ cũng như với lợi thế về ROE ln >20% duy trì đều đặn trong nhiều năm qua là cơ sở để chủ doanh nghiệp cũng như những nhà đầu tư vào MWG tin rằng Cơng ty sẽ cải thiện được tình hình và ổn địng tăng trở lại khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

* Về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Nhìn vào chỉ số ROS của MWG có thể thấy sau khi suy giảm trong năm 2020 từ 3.75% xuống 3.61 % thì ngay lập tức có sự tăng trở lại 3.98% trong năm 2021. Với ROS dương >0 thì có thể thấy tuy chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch, gặp nhiều khó khăn nhưng MWG vẫn là một doanh nghiệp làm ăn có lãi được duy trì đều đặn qua các năm, là một doanh nghiệp đáng cân nhắc để đầu tư.

* Về chỉ số P/E:

Chỉ số P/E của MWG trong năm 2021 có sự gia tăng khá đáng kể so với 2 năm còn lại (vượt ngưỡng >15%) điều này chứng tỏ cố phiếu của MWG đang được định giá cao hơn. Triển vọng trong công ty tương lai tốt, lợi nhuận tuy có sự giảm sút nhưng chỉ mang tính tạm thời. Chỉ số này cịn phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư về giá trị của MWG sẽ còn tăng và phát triển hơn trong thời gian sắp tới khi đại dịch qua và thị trường mua bán sôi động trở lại.

52

* Về thu nhập trên mỗi cổ phần:

EPS của công ty trong giai đoạn 2019-2021 tuy suy giảm nhưng vẫn ở mức khá cao. Năm 2019, mỗi cổ phần của Cơng ty có thu nhập 8.66 đồng thì năm 2020 giảm nhẹ xuống 8.65 đồng; Năm 2021, mỗi cổ phần của Cơng ty có thu nhập 6.9 đồng (là mức giảm khá đáng lưu tâm so với năm 2020 và 2019) điều này là cơ sở để doanh nghiệp chú ý hơn vào lợi nhuận sau thuế của mình.

53

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua phân tích thực trạng hiệu quả tài chính của Cơng ty, ta có thể thấy hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Thế giới di động giai đoạn 2019– 2021 nhìn chung là chịu nhiều ảnh hưởng, các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản ở mức tương đối và các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty cũng đều ở mức chấp nhận được nếu đem so sánh với các Công ty cùng ngành nhưng vẫn theo đà giảm chung của toàn thị trường. Tuy nhiên, trong điều kiện ngành bán lẻ gặp nhiều khó khăn thì đây đã là một kết quả lý tưởng, thể hiện năng lực quản trị của Cơng ty vẫn ở mức cao, vẫn có khả năng đưa công ty tạo ra lợi nhuận, doanh thu nhất định.

Cụ thể, qua phân tích tại chương 2, phần nào có thể nhận thấy do ảnh hưởng của dịch bệnh mà các chỉ tiêu như hiệu suất sử dụng tài sản , hiệu suất sử dụng tài sản cố định , hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn , khả năng chuyển hóa thành tiền các khoản phải thu , … các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE,EPS,… đều có sự suy giảm . Tuy nhiên với việc cơng ty vẫn duy trì được một mức doanh thu , lợi nhuận tăng trưởng dương, khả năng kiểm sốt hàng tồn kho vẫn cịn ở mức tốt, … thì MWG vẫn là một cơng ty có triển vọng cao trong tương lai phản ánh qua chỉ số P/E của MWG vẫn ở mức cao trên thị trường (đem theo nhiều sự kì vọng của các nhà đầu tư)

Trong năm 2022 sắp tới, MWG cần nhìn lại để phát huy những điểm mạnh của mình cũng như khắc phục những điểm còn hạn chế trong giai đoạn vừa qua để đưa doanh nghiệp trở lại đúng với đà phát triển của một trong những “ông lớn” đứng đầu ngành bán lẻ thời điểm hiện tại của Việt Nam. Và những điểm mạnh , điểm yếu , cũng như việc đưa ra một số giải pháp khắc phục những vấn để còn tồn động trong doanh nghiệp sẽ được làm rõ trong chương 3 của bài luận .

54

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG

3.1 Đánh giá hiệu quả tài chính của Cơng ty Cổ phần Thế giới di động thơng qua mơ hình SWOT

a. Điểm mạnh

- Sở hữu chuỗi hệ thống cửa hàng rất rộng, trải dài trên 63 tỉnh thành với 950 cửa hàng tính tới cuối tháng 9/2021.

- Nằm ở những vị trí cực kì đắc địa, khơng gian cửa hàng rất rộng rãi với diện tích khoảng 100-200m2 được trang bị hiện đại.

- Các sản phẩm được bày bán đa dạng, trải dài từ điện thoại di động, máy tính bảng, laptop và phụ kiện đồng hồ, sim số, dịch vụ mạng…

- Sở hữu hơn 7000 nhân viên với kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thái độ chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và trung thành với công ty.

- Chất lượng dịch vụ đứng top 1 trong thị trường với các chế độ khuyến mãi, hậu mãi, chăm sóc khách hàng rất tốt.

- Có quan hệ tốt với truyền thơng, thuận lợi cho q trình quảng bá hình ảnh, sản phẩm của cơng ty đến với người tiêu dùng.

- Tên tuổi và vị thế đã được khẳng định và duy trì ổn định trong thị trưởng bán lẻ những năm vừa qua.

- Lượng truy cập online lớn, đứng top 2 Việt Nam chỉ sau Shopee.

- Giai đoạn 2019-2021, MWG trong hồn cảnh khó khăn vẫn là một doanh nghiệp làm ăn có lãi khi các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận đều có xu hướng tăng đều và duy trì ổn định qua các năm.

- Bên cạnh đó khả năng sinh lời của MWG tuy giảm nhưng chỉ là vấn đề tạm thời khi mà so với các doanh nghiệp cùng ngành, MWG tỏ ra ít bị ảnh hưởng hơn và vẫn duy trì được ở mức có thể chấp nhận và mang theo được nhiều sự kì vọng của các nhà đầu tư cũng như chủ doanh nghiệp.

55

- Các lĩnh vực kinh doanh hàng điện lạnh, thiết bị di động, thực phẩm… đều mang lại lợi nhuận tương đối lớn trong bối cảnh cơng ty phải chịu khó khăn chung với tồn ngành.

- Khả năng quay vịng Hàng tồn kho ở mức tốt.

b. Điểm yếu

- Gía của các sản phẩm cịn cao so với các chuỗi bán lẻ khác.

- Quản lý nhân sự vẫn còn là yếu điểm, khi mà khó có thể tiếp nhận những người tài từ bên ngồi vào trong bộ máy của mình.

- Chịu sự tác động của môi trường vĩ mô rất lớn, ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

- Các chỉ số về ROA, ROE… tuy ở mức chấp nhận được nhưng đều đồng loạt suy giảm, trong năm 2022 cần nhanh chóng cải thiện để tiếp tục đà phát triển như kế hoạch đề ra của Công ty.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định, ngắn hạn, dài hạn… trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính công ty cổ phần thế giới di động (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)