Từ phương trình ROE – RE ở trên, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính có thể được xác định như sau:
a. Quy mô doanh nghiệp
Quy mơ doanh nghiệp có thể được hiểu là quy mô về nguồn vốn, quy mô về tài sản, quy mô mạng lưới tiêu thụ… Theo kết quả nghiên cứu của Weixu (2005), Onaolapo và Kajola (2010), Sara Kanwal và Muhamad Nadeem (2013) thì quy mơ của doanh nghiệp có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên, theo kết quả của các nghiên cứu khác như Nguyễn Văn Duy, Đào Trung Kiên, Nguyễn Thị Hằng, Đào Thị Hương (2014) thì quy mơ khơng có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
b. Tốc độ tăng trưởng
Tăng trưởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu của mình trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy nguồn vốn và cơ sở vật chất để đầu tư mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng được uy tín đối với khách hàng cũng như với các nhà cung cấp và các nhà đầu tư. Theo kết quả nghiên cứu của Onaolapo và Kajola (2010), tốc độ tăng trưởng tác động dương đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên nghiên cứu của Sara Kanwal và Muhamad Nadeem (2013), Nguyễn Văn Duy, Đào Trung Kiên, Nguyễn
30
Thị Hằng, Đào Thị Hương (2014) cho kết quả tốc độ tăng trưởng khơng có tác động đến ROE.
c. Cơ cấu tài sản
Cơ cấu tài sản được đo lường bằng tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản. Theo kết quả nghiên cứu của Sara Kanwal và Muhamad Nadeem (2013) , cơ cấu tài sản có mối quan hệ thuận chiều với tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Onaolapo và Kajola (2010) , Quang Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014), cho rằng: một tỷ lệ tài sản cố định cao, dự báo cho việc sử dụng vốn lưu động sẽ khơng hiệu quả, bởi nó làm giảm nguồn vốn đầu tư vào hàng tồn kho, cũng như dự trữ tiền mặt thấp. Điều này có thể khiến cơng ty khơng đáp ứng được nhu cầu của sự gia tăng cho các sản phẩm hoặc dịch vụ khi thị trường đòi hỏi, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
d. Cơ cấu vốn
Nghiên cứu thực nghiệm của Weixu (2005) đã đưa ra kết luận rằng tỷ suất nợ (D/E) có ảnh hưởng tích cực đối với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức tỷ lệ nợ thấp và tác động âm ở mức tỷ lệ nợ cao. Nhưng kết quả nghiên cứu của Nhóm tác giả Dimitris Margaritis & Maria Psillaki lại cho thấy tỷ suất nợ tác động dương đến hiệu quả tài chính khi tỷ lệ nợ ở mức trung bình. Nghiên cứu của Onaolapo và Kajola (2010), Sara Kanwal và Muhamad Nadeem (2013) cho kết quả là tỷ suất nợ tác động âm tới tỷ suất ROE. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Quang Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014) cho kết quả tỷ suất nợ có ảnh hưởng đến tích cực đến ROE của doanh nghiệp.
e. Vòng quay tài sản
Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, phải thực hiện tốt cơng tác quản lý tài sản. Vịng quay tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản nói chung, khơng phân biệt tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn. Theo nghiên cứu
31
của Daniel Circiumaru, Marian Siminica, Nicu Marcu (2008), nghiên cứu của Onaolapo and Kajola (2010), hay nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Trần Văn Tâm (2013) đều cho thấy vịng quay tài sản có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
f. Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là những chi phí phục vụ chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo kết quả nghiên cứu Nhóm Tác giả Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014), tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE).
g. Một số nhân tố khác
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến với hiệu quả tài chính được hiểu như sau :
DN càng thể hiện tốt trách nhiệm đối với môi trường, quan tâm đến sức khỏe và an toàn lao động, tạo ra những sản phẩm cho chất lượng để cung ứng cho người tiêu dùng trong và ngồi nước thì lợi thế cạnh tranh của DN càng cao.
Trong ngắn hạn, một DN thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội có thể đối mặt với các khoản chi phí như: Chi phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải từ sản xuất công nghiệp, chi phí bảo hiểm, bảo hộ cho người lao động hay chi phí đầu vào cao hơn từ những nguồn nguyên vật liệu có chất lượng và đạt tiêu chuẩn về độ an toàn.
Về dài hạn, DN sẽ thu lại những giá trị vơ hình rất lớn, đó chính là thương hiệu, là niềm tin và sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Sản phẩm của các DN thực hiện tốt trách nhiệm xã hội cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Như vậy, khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, DN sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững như: Nâng cao uy tín và hình ảnh của DN; củng cố vị trí và mở rộng thị phần của DN; tạo động lực cho người lao động và thu hút nhân tài; cải tiến chất lượng,
32
gia tăng năng suất trong dài hạn… từ đó giúp DN phát triển , nâng cao hiệu quả tài chính của chính DN đó, (Nguyễn Thị Kim Phụng , 2021).
- Đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh
Việc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh sẽ mang lại một số lợi ích sau có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của DN
Đa dạng hóa hiện là loại hình kinh doanh thương mại được nhiều chủ thể kinh doanh hướng tới. Thực chất đây là sự kết hợp của 2 loại hình kinh doanh chun mơn hóa và kinh doanh tổng hợp để tối ưu ưu điểm và hạn chế nhược điểm của các hình thức này.
Hiểu cách khác đa dạng hóa địi hỏi đơn vị vừa phải phát triển chiều rộng (kinh doanh nhiều mặt hàng) vừa phải tập trung phát triển chiều sâu (chất lượng và độc quyền hóa). Để làm được điều này doanh nghiệp phải chuẩn bị thật tốt và toàn diện các nguồn lực vật lực, trí lực, nhân lực để đi đường dài. Một DN thực hiện tốt khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh sẽ đem lại cho công ty nhiều nguồn lợi nhuận từ những lĩnh vực khác nhau , tránh nguy cơ bị phụ thuộc quá nhiều vào một hoạt động kinh doanh cụ thể . Chính điều đó sẽ giúp tình hình tài chính , kinh doanh của công ty trở nên hiệu quả hơn,(Nguyễn Thị Kim Phụng , 2021).
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (được viết tắt là R&D với tên tiếng anh là Research and Development) là các hoạt động được dùng để phát minh ra các sản phẩm mới, công nghệ mới. Vấn đề này bao gồm việc nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng và nghiên cứu thị trường bằng cách cho người tiêu dùng, thử, thất bại, rút kinh nghiệm và cải thiện lại ý tưởng một cách hoàn chỉnh phù hợp nhất nhằm có thể cung cấp các thông tin về đặc tính mong muốn của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Việc tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm giúp các doanh nghiệp tìm hiểu được điều mong muốn thực sự của khách hàng, từ đó có thể điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu mà khách hàng mong
33
muốn góp phần tăng doanh thu , lợi nhuận và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chình của DN.
Bên cạnh đó, việc nghiên và phát triển sản phẩm cũng chính là phương thức thử nghiệm, sửa đổi và nâng cấp ý tưởng kinh doanh đầu tiên trước khi đưa vào sản xuất sản phẩm và bán hàng ,(Nguyễn Thị Kim Phụng , 2021).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tổng hợp một cách có hệ thống cơ sở lý thuyết về hiệu quả tài chính doanh nghiệp bao gồm: khái niệm hiệu quả, khái niệm hiệu quả tài chính, mục tiêu phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp, thơng tin và phương pháp phân tích, các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính…
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp có thể chia làm 3 nhóm: nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh, nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. Đây đều là những nhóm chỉ tiêu quan trọng để các nhà đầu tư, các nhà lãnh đạo doanh
34
nghiệp, cơng nhân viên tại doanh nghiệp… có thể đánh giá được hiệu quả tài chính tại doanh nghiệp ở hiện tại và cả trong tương lai.
Ngoài ra, chương 1 còn nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả tài chính doanh nghiệp bao gồm quy mơ doanh nghiệp , tốc độ tăng trưởng , cơ cấu tài sản , cơ cấu vốn , vịng quay tài sản , tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng như một số nhân tố khác có thể kể đến là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp , đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh , nghiên cứu và phát triển sản phẩm …
Qua những cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp đó , người đọc sẽ có được góc nhìn chung , góc nhìn khái qt nhất về việc phân tích hiệu quả tài chính trước khi đi vào những cơng việc phân tích chi tiết có trong chương 2 của bài luận .
35
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG