Khái quát về điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng, khoa trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn (Trang 45 - 50)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, có 10 huyện và 01 thành phố với 226 xã, phường, thị trấn, trong đó 10 huyện miền núi (5 huyện miền núi, biên giới); 68 xã đặc biệt khó khăn.

Về điều kiện tự nhiên: Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh. Dạng địa hình phổ biến là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển.

Lạng Sơn có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đơng; là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc. So với các tỉnh miền núi phía Bắc, Lạng Sơn có vị trí địa lý tương đối thuận lợi: có một số trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt) quan trọng của quốc gia chạy qua. Thành phố Lạng

Sơn cách thủ đô Hà Nội trên 150 km tính theo đường bộ, nằm trên quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn lên cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng, nơi giao lưu buôn bán sầm uất hiện nay, là điều kiện quan trọng khi hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng (Việt Nam) đi vào hoạt động để phát triển sản xuất hàng hóa và giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế.

Ngồi ra, Lạng Sơn cách khơng xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của “tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước (với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu của trung ương), nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại, giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, tốc độ đơ thị hóa nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nơng sản hàng hóa và các hàng tiêu dùng khác.

2.1.1.2. Dân số và lao động

Dân số tỉnh Lạng Sơn có khoảng 732.515 người (điều tra dân số

01/4/2009), với nhiều dân tộc anh em, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông. Số người trong độ tuổi lao động là 492.151 người (nữ 250150 người) ... Nhìn chung các cộng đồng dân cư sống đồn kết, có các giá trị văn hóa của dân tộc; có truyền thống yêu nước, cách mạng.

Dân cư trên địa bàn tỉnh phân bố không đồng đều giữa khu vực thành phố, thị trấn với khu vực nông thôn, nhất là các xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn. Khu vực thành phố, trung tâm huyện có mật độ dân số cao, trong khi đó khu vực các xã thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn mật độ dân số rất thưa thớt, phân tán; dân số khu vực thành thị chiếm 19,73%, nông thôn chiếm 80,27%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong những năm gần đây khoảng 0,96%. Mật độ dân số trung bình là 88 người/Km2. Tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh 832.378,38 ha; đất nông nghiệp 521.015,18 ha; đất phi nông nghiệp 39.466,99 ha; đất chưa sử dụng còn 271.896,21 ha.

Lao động trong các lĩnh vực kinh tế của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu tập trung vào các hoạt động: Dịch vụ, Thương mại; Nông lâm nghiệp và công nghiệp – xây dựng. Hàng năm có khoảng hơn 1 vạn học sinh nhập học lớp 1 và trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 32%; trung bình hàng năm có khoảng 1 đến 1,2 vạn lao động được giải quyết việc làm.

2.1.2.3. Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

+ Về Công nghiệp - Xây dựng: Lạng Sơn đang hình thành những khu

cơng nghiệp, cụm công nghiệp tập trung tại thành phố Lạng Sơn, huyện Chi Lăng.... có thể phát triển một số lĩnh vực như: Chế biến nông sản - lâm sản - thực phẩm; cơ khí; hố chất; sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp khai thác chế biến khống sản; phát triển tiểu thủ cơng nghiệp và làng nghề truyền thống.

+ Về Nông nghiệp: Phát triển nơng nghiệp hàng hố, hình thành những

vùng chuyên canh tập trung như: Vùng cây ăn quả ở các huyện Chi Lăng, Bắc Sơn, Lộc Bình....; vùng cây nguyên liệu thuốc lá ở các huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng. Vùng lúa tập trung ở các huyện Tràng Định, Hữu Lũng, Lộc Bình, Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Văn Lãng.

+ Về Thương mại, dịch vụ: Hình thành nên những khu thương mại tập

trung tại thành phố Lạng Sơn, thị trấn Đồng Đăng, Tân Thanh – Văn Lãng. Các khu du lịch nổi tiếng như: Mẫu Sơn, Tam Thanh, Nhị Thanh, Tô Thị, Khu di tích lịch sử Chi Lăng, Bắc Sơn, thành nhà Mạc...

Tóm lại: Với đặc điểm địa hình và vị trí địa lý tương đối thuận lợi; tiềm

năng lao động của tỉnh khá dồi dào; lực lượng lao động có cơ cấu độ tuổi trẻ, tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp (32%), thiếu lao động có tay nghề, giáo dục và đào tạo Lạng Sơn đứng trước những thời cơ và thách thức lớn, phải đi trước một bước nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động cũng như đảm bảo sự công bằng về cơ hội học tập cho mọi người. Vì vậy cần thiết quy hoạch phát triển giáo dục

của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 một cách đồng bộ, đáp ứng mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh và bền vững của tỉnh.

2.1.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2020

2.1.2.1. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực.

- Phát huy nội lực kết hợp với thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngồi để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, cân đối, hài hòa giữa chiều sâu và chiều rộng, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; gắn kết với phát triển kinh tế - xã hội của Vùng và với các tỉnh trong tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, phấn đấu từng bước trở thành trung tâm đầu mối quan trọng của tuyến hành lang kinh tế này.

- Tập trung đầu tư có trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh, trước hết là tập trung xây dựng và phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng để tạo ra sự đột phá về tăng trưởng trong khu vực, từ đó tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế vùng khác và tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế toàn tỉnh.

- Phát triển kinh tế gắn với phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.

2.1.2.2. Mục tiêu phát triển a. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Lạng Sơn trở thành tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ; tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân; bảo vệ mơi trường sinh thái; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn trở thành trung tâm đầu mối quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

b. Mục tiêu cụ thể

Về kinh tế: Đến năm 2015: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 10%; GDP bình quân đầu người đạt 1.600 USD; tỷ trọng các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 34% - 24% - 42%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 43 - 44 nghìn tỷ đồng; Đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9 - 10%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.600 USD; tỷ trọng các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 28% - 28% - 44%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 64 - 66 nghìn tỷ đồng.

Về xã hội: Tốc độ tăng dân số cả giai đoạn 2011 - 2020 là 0,72%; mức

giảm sinh hàng năm khoảng 0,2‰; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2 - 3%; Đến năm 2015: Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ lao động qua đào tạo 40 - 42%; 90% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 15%; tỷ lệ số xã có đường

ơ tơ đến trung tâm xã đi được cả 4 mùa đạt 95%; tỷ lệ số hộ được sử dụng điện đạt khoảng 99,6%; Đến năm 2020: Tỷ lệ lao động qua đào tạo 55%; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 10%; tỷ lệ số xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã đi được cả 4 mùa đạt 98%; tỷ lệ số hộ được sử dụng điện đạt khoảng 99,9%.

Về bảo vệ môi trường: Đến năm 2015: Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng 54 - 55%; 98% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ thu gom và xử lý hợp vệ sinh môi trường chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị đạt 90%; 100% chất thải y tế tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến và tuyến huyện được thu gom, xử lý; Đến năm 2020: Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng 60%; 99,9% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ thu gom và xử lý hợp vệ sinh môi trường chất thải rắn sinh hoạt ở đơ thị đạt 100%; khơng có điểm nóng về ơ nhiễm mơi trường trên địa bàn Tỉnh; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn và tôn tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng, khoa trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)