Nguyên tắc đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng, khoa trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn (Trang 76 - 81)

2.2.2 .Chức năng, nhiệm vụ

3.1. Nguyên tắc đề xuất

3.1.1. Quán triệt đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển Giáo dục và Đào tạo phát triển Giáo dục và Đào tạo

“Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của cơng nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng

cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hố, xã hội hố, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

Mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng ngày càng cao. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp. Rà sốt, hồn thiện quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trong cả nước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, bảo đảm cơ chế tự chủ gắn với nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tập trung đầu tư xây dựng một số trường, khoa, chuyên ngành mũi nhọn, chất lượng cao.

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ. Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tồn xã hội chăm lo phát triển giáo dục. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên. Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục”

3.1.2. Quán triệt định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Lạng Sơn

3.1.2.1. Quan điểm phát triển

Việc nâng cao chất lượng nhân lực phải thông qua nhiều biện pháp phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Chỉ tiêu chung nhất về chất lượng nguồn nhân lực đó là tỷ lệ lao động qua đào tạo. Vì vậy cần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, để họ có chứng chỉ, bằng cấp về chun mơn kỹ thuật để có thể chuyển một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang cơng nghiệp và dịch vụ, phục vụ cho q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Giáo dục con người đảm bảo phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ; đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; cung cấp cho người học phương pháp thu thập thơng tin có hệ thống, có tư duy phân tích, tổng hợp. Phát triển giáo dục phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tiếp tục tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển

- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân, văn hố, thơng tin, TDTT nhằm thu hút mọi nguồn lực xã hội tạo bước chuyển dịch về cả bề rộng và chiều sâu về phát triển nhân lực.

- Song song với thực hiện giáo dục phổ thông, nhiệm vụ đầu tư phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề phải được đặc biệt quan tâm, đa dạng hoá với nhiều thành phần kinh tế tham gia, vừa đào tạo mới vừa bồi dưỡng lực lượng lao động hiện có. Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - cơng nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Khuyến khích các hình thức đào tạo, dạy nghề tại các doanh nghiệp, đào tạo tại chỗ và gửi lao động ra nước ngồi đào tạo ; hình thành các trường, trung tâm dạy nghề và đào tạo công nhân kỹ thuật, bảo đảm nguồn cơng nhân có trình độ tay nghề kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp và các ngành kinh tế.

- Mở rộng ngành nghề đào tạo đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo dựa trên nhu cầu của thị trường lao động. Mở rộng hình thức liên kết đào tạo và từng bước áp dụng liên thông trong đào tạo. Đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề; mở rộng quy mơ trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Kết hợp giải quyết việc làm tại chỗ với việc phân bổ lại lao động theo vùng. Đồng thời mở rộng việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Quy hoạch xây dựng các trường đại học, đào tạo nghề có chất lượng cao theo hướng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của tỉnh và vùng. Chuẩn bị các điều kiện để tiến tới thành lập trường đại học Lạng Sơn trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm thành trường đại học đa ngành. Trình cấp có thẩm quyền đưa đại học Lạng sơn vào danh sách được phê duyệt trong quy hoạch hệ thống các trường đại học, cao đẳng học giai đoạn 2015 - 2020. Nâng cấp trường Trung cấp Nghề Việt – Đức Lạng Sơn thành trường Cao đẳng nghề vào năm 2013; trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật vào năm 2015.

Mở rộng qui mơ và tăng ngành nghề đào tạo có trình độ cao đẳng tại

trường Cao đẳng chuyên nghiệp và dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên và lực lượng lao động kỹ thuật có trình độ cao cho tỉnh. Mở rộng hệ thống dạy nghề tại các huyện, trung tâm giáo dục thường xuyên. Đến năm 2015, quy mô tuyển sinh đào tạo và đào tạo nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khoảng 15000 người, trong đó: Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp: 3.400 người; Cao đẳng và trung cấp nghề: 1.600 người; Nghề dưới 12 tháng:

10.000 người. Mở rộng hợp lý quy mô đào tạo đại học, cao đẳng; phấn đấu bình quân đạt 200 sinh viên /1 vạn dân vào năm 2015.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp quản lý đề xuất phải căn cứ trên hệ thống kiến thức cơ bản về Khoa học giáo dục, Khoa học QLGD, đã được thực tiễn chứng minh tính đúng đắn. Nó phải phản ánh khách quan quá trình quản lý của người CBQL, phù hợp với các đối tượng và các quy luật của q trình giáo dục. Tính khoa học được thể hiện ở sự đồng bộ, quy trình hình thành chặt chẽ, các luận điểm vững vàng và tính hiệu quả cao.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Hệ thống các biện pháp quản lý phát triển năng lực đội ngũ TPK trường Trung cấp nghề Việt – Đức Lạng Sơn trước hết phải dựa trên cơ sở thực tiễn. Phải phát huy được những thành công của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL các loại hình nhà trường đã và đang được sử dụng trên địa bàn; Hạn chế và khắc phục được những mặt cịn yếu kém để có thể đẩy mạnh hơn nữa chất lượng giáo dục đào tạo trong tồn tỉnh nói chung, trong trường Trung cấp nghề Việt – Đức Lạng Sơn nói riêng.

Các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý đội ngũ của trường Trung cấp nghề Việt – Đức Lạng Sơn một cách thuận lợi, có tính hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của TPK.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Hệ thống các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLLĐ cho đội ngũ TPK trường TCNVĐ phải đảm bảo:

- Bám sát mục tiêu của trường trung cấp nghề trong đó chú trọng mục đích nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề có chất lượng cao trên địa bàn tồn tỉnh. Coi đây là định hướng cơ bản để đề xuất các biện pháp.

- Phải tác động đồng bộ vào các thành tố cơ bản của quá trình quản lý phát triển nâng cao năng lực đội ngũ, không được mâu thuẫn với nhau, phải phát huy được sức mạnh của nhau, phải có sự liên hệ chặt chẽ, logic, ăn khớp với nhau, tạo thành một thể thống nhất, có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chung.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Khi sử dụng biện pháp phải biết kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được trong hiện tại, những thành tựu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, công tác dạy và học, đồng thời không phủ nhận tất cả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng, khoa trường trung cấp nghề việt đức lạng sơn (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)