CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊNCỨU
1.2. Một số vấn đề lí luận của đề tài
1.2.1. Rối loạn lo âu
1.2.1.1. Khái niệm lo âu và Rối loạn lo âu
Lo âu:
Lo âu (anxiety) là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hơi, siết chặt ở ngực, khơ miệng, khó chịu ở thượng vị, bức rức, không thể ngồi yên hoặc đứng yên một chỗ [20].
Từ năm 1980, theo bảng phân loại tâm thần của Hoa Kỳ thì lo âu được định nghĩa như sau:lo âu là một trạng thái cảm xúc thơng thường, đó là một cảm xúc khó chịu khơng xác định được.
Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn, lo âu là một rối loạn có cấu trúc đơn sơ thể hiện ra ngoài bằng một mối lo âu không đối tượng, lan tỏa và dai dẳng [31].
Theo tác giả Đinh Đăng Hòe: Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội, mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, hướng tới [11].
Theo Trần Đình Xiêm, lo âu là một cảm giác bất an, lo sợ lan tỏa hết sức khó chịu nhưng thường mơ hồ kèm theo một triệu chứng của cơ thể [32].
Nguyễn Viết Thiêm khi bàn về lo âu lại cho rằng: Lo âu là một trạng thái bệnh lý. Khi lo âu mang đặc tính dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không liên quan, không khu trứ vào một sự kiện hay hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan tới sự kiện đã qua khơng cịn tính chất thời sự nữa [23].
Trong cuốn Từ điển Tâm Lý học, tác giả Vũ Dũng đã viết: “Lo âu là
những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực được quy định bởi sự chờ đợi điều gì đó nguy hiểm, có tính chất khuếch tán, không liên quan đến các sự kiện cụ thể. Trạng thái cảm xúc xuất hiện trong các tình huống nguy hiểm khơng xác định và được thể hiện trong việc chờ đợi sợ tiến triển không thuận lợi của sự kiện. Khác với hoảng sợ, lo âu được coi là phản ứng đối với một đe dọa cụ thể nào đó, lo âu thể hiện sự sợ hãi chung chung, mang tính lan truyền và khơng có
19
đối tượng, thường có liên hệ với việc chờ đợi điều khơng may trong tương tác xã hội và thường được tạo bởi sự không ý thức được nguồn gốc của nỗi nguy hiểm. Khi lo âu ở cấp độ sinh lý, nhịp thở tăng, nhịp tim đập nhanh hơn, huyết áp cao hơn, hưng phấn tăng, ngưỡng tri giác giảm. Về mặt chức năng, lo âu không chỉ cảnh báo về sự nguy hiểm có thể xảy ra mà cịn kích thích tìm kiếm và cụ thể hóa mối nguy hiểm đó, tích cực tìm hiểu thực tế với mục đích xác định đối tượng đe dọa. Lo âu có thể biểu hiện như cảm giác về sự bất lực, thiếu tự tin vào bản thân, bất lực trước các yếu tố bên ngồi, phóng đại sức mạnh và tính đe dọa của chúng. Biểu hiện về hành vi của lo âu nằm ở chỗ hóa giải các hoạt động làm ảnh hưởng đến xu hướng và hiệu quả của hoạt động.
Lo âu như một cơ chế phát triển loại thần kinh chức năng - lo âu loạn tâm hình thành trên cơ sở của các mâu thuẫn bên trong trong quá trình phát triển và cấu thành tâm lý. Ví dụ: từ mức độ gắn bó (như phụ thuộc giữa con và cha mẹ) cao, thiếu cơ sở đạo đức cho động cơ có thể dẫn tới tin tưởng một cách bấthợp lý về mối đe dọa từ những người khác, của chính cơ thể mình, kết quả từ chính hành động của mình...Trong nghiên cứu thực nghiệm, người ta phân ra:
Lo âu tình huống - biểu hiện đặc điểm trạng thái hiện thời của cá nhân; lo âunhư một nét nhân cách - tính lo âu thiên hướng trải nghiệm lo âu cao từ những nguy hiểm thực tế hoặc tưởng tượng. Có thể giảm lo âu với sự trợ giúp của các cơ chế bảo vệ như loại trừ, thay thế, hợp lý hóa, phóng chiếu” [9].
Từ những cách hiểu khác nhau về lo âu vừa trình bày trên, chúng ta có thể thấy thuật ngữ lo âu có những điểm sau:
- Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua để tồn tại.
- Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xẩy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa.
Lo âu và sợ hãi cũng có những điểm khác nhau, với lo âu, đó là một đáp ứng với một sự đe dọa mà cá nhân không biết được rõ ràng, mơ hồ, thường phát sinh từ bên trong và mang tính xung đột, mâu thuẫn. Cịn sợ hãi là đáp ứng với
20
một sự đe dọa, mà sự đe dọa này thường được xác định hoặc biết rõ, thường phát sinh từ bên ngồi và khơng mang tính xung đột.
Như vậy,đối với mỗi con người, trạng thái lo âu xuất hiện trong cuộc
sống của họ là chuyện bình thường, phải lo lắng về điều gì đó cũng giống như những việc làm hàng ngày khác của họ: lo cái ăn, cái mặc, lo học hành, tu dưỡng, lo nghĩ về các mối quan hệ... Và lo âu là điều kiện tiên quyết để mỗi người hồn thiện bản thân mình, làm tốt mọi việc được giao, tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính mình và những người xung quanh. Nhưng nếu những lo âu đó kéo dài, lo âu với những nguyên nhân khơng rõ ràng sẽ có những hậu quả không lường trước được, ví dụ như lo âu mang tính bệnh lí hay trầm cảm.
Rối loạn lo âu
Lo âu là điều bình thường và cần thiết đối với cuộc sống con người. Nhưng nếu người ta khơng kiểm sốt nổi những cảm giác lo âu ở mức bình thường, để nó vượt q ngưỡng của mức bình thường, diễn biến trong thời gian dài, kèm theo những rối loạn về mặt thực thể, rối loạn hệ thần kinh thực vật... thì lo âu trở nên có tính bệnh lí (cịn gọi là rối loạn lo âu).
Thuật ngữ “rối loạn lo âu” đã từng có những biến đổi về ý nghĩa và định nghĩa, Aubrey Lewis, một bậc lão thành của ngành tâm thần học nước Anh đã khái quát lại như sau [19].
+ Đó là một trạng thái cảm xúc với tính chất trải nghiệm chủ quan về sợ hoặc cảm xúc có liên quan gần như thế (kinh hãi, tổn hại, hoảng hốt khiếp sợ, hoảng sợ, bối rối, kinh sợ, kinh hoàng).
+ Cảm xúc xấu: Có thể là cảm giác cái chết đe dọa hoặc là suy sụp.
+ Đó là sợ trực tiếp cho tương lai, trong đó có cảm giác đe dọa của nguy hiểm đang đến.
+ Có những đe dọa hoặc là không thể nhận ra được, hoặc theo tiêu chuẩn hợp lí, đe dọa ấy khơng cân xứng với cảm xúc đó gây nên.
+ Có những khó chịu chủ quan về cơ thể như là cảm giác thắt lại trong ngực, cảm giác thít chặt trong cổ họng và khó thở.
21
+ Có các rối loạn cơ thể bao gồm các hoạt động tự ý (thí dụ, kêu thét lên, chạy trong khi hoảng sợ) hoặc các hoạt động khơng hồn tồn hoặc hồn tồn tự ý (thí dụ: khơ mồm, ra mồ hơi, nơn và đánh trống ngực).
Theo P.Pichot (1967), lo âu chỉ là sự lo sợ về một đối tượng không rõ ràng hoặc không cụ thể. Fiona Judd và Graham Burrows trong bài viết về “Các rối loạn lo âu”, cho rằng: Lo âu thường gặp là một cảm giác sợ hãi mơ hồ, khó chịu, lan tỏa cùng với rối loạn cơ thể ở bất cứ bộ phận nào, ít nhất trong thể nhẹ và nhất thời, chúng ta thường thấy mang tính chu kỳ. Lo âu có thể là hoạt động thích nghi như là một tín hiệu báo động và báo trước sự đe dọa bên ngoài hoặc bên trong và hậu quả là tạo ra hoạt động thích hợp [3,tr227].
Theo Bremmer có tới 50-90% bệnh nhân có các rối loạn tâm thần khác kéo theo (trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, loạn thần cấp...). Rối loạn lo âu thường biểu hiện sau một yếu tố gây stress, chủ thể có cảm giác sợ hãi mơ hồ, sự bất an, bối rối khó chịu, dễ bị kích thích lo nghĩ về những sự việc vụn vặt...kéo theo cảm giác đau thắt ngực, đánh trống ngực, cảm giác trống rỗng thượng vị, có mồ hơi... Những người bị rối loạn lo âu, trầm cảm, stress dai dẳng thường có biểu hiện mất ngủ, bực bội, bất an, trí nhớ và khả năng lao động giảm sút [3, tr227].
Theo tiêu chuẩn phân loại lo âu của hội Tâm thần học Mỹ, DSM-IV, rối loạn lo âu là những lo sợ thái quá về một số sự kiện hoặc các hành vi kéo dài trong nhiều ngày, xảy ra lặp đi lặp lại ít nhất trong 6 tháng. Cá nhân thường có khó khăn trong sự kiểm soát những lo lắng và thường có những dấu hiệu thực thể chẳng hạn như là sự căng cơ, cáu bẳn, khó ngủ và cảm giác bất an…
Cũng theo DSM-IV, sự khác biệt giữa lo âu và rối loạn lo âu là trạng thái lo lắng quá mức và cá nhân có khó khăn hoặc mất sự kiểm soát những lo âu này. Những người trải nghiệm sự lo âu khó kiểm sốt những xúc cảm của bản thân, những xúc cảm tiêu cực thường tạo ra sự đảo lộn hay sự mất năng lực trong phạm vi của bản thân.
22
Từ rất nhiều khái niệm khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước, nghiên cứu đưa ra khái niệm về rối loạn lo âu như sau:
Rối loạn lo âu là một tập hợp các phản ứng sinh lý và tâm lý của cá nhân trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội. Đây là một dạng rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức, dai dẳng và kéo dài nhiều ngày về một tình huống có tính chất vơ lý, lặp đi lặp lại và ảnh hưởng đến sự thích nghi trong cuộc sống, địi hỏi bản thân con người phải có những nỗ lực ứng phó để vượt qua.
1.2.1.2. Biểu hiện của rối loạn lo âu
Lo âu thường liên quan đến việc q lo lắng về một điều gì đó rất khó chịu và khó đối phó. Khi lo âu trở nên quá mức so với tình huống hoặc chỉ tập trung vào những tình huống khơng thực sự gây nguy hiểm thì lo âu lúc này đã trở thành một vấn đề cần được quan tâm trị liệu.
Những biểu hiện sinh lý của lo âu bao gồm những triệu chứng hệ thần kinh giao cảm như là run, đổ mồ hôi, dãn đồng tử, và trải nghiệm chủ quan của nhịp tim nhanh, mà nhiều người gọi nó là “hồi hộp”. Những người bệnh lo âu cũng thường xuyên kể những triệu chứng dạ dày ruột (ví dụ tiêu chảy) và rối loạn đường niệu (ví dụ tiểu thường xun). Sự tăng thơng khí có thể đi kèm với các phản ứng giao cảm này có thể dẫn đến chóng mặt và ngất cũng như cảm giác dị cảm ở đầu chi và mất cảm giác hoặc tê bì ở quanh miệng. Những triệu chứng lo âu có thể theo tình huống hoặc trơi lơ lửng. Lo âu tình huống được gây ra bởi một phản ứng quá mức với những yếu tố sang chấn mơi trường bên ngồi, có thể nhận diện được, trái lại lo âu trơi lơ lửng khơng có yếu tố khởi phát bên ngoại cụ thể [20].
Các triệu chứng lo âu được biểu hiện theo các khía cạnh sau:
* Về hành vi:
- Thể hiện sự căng thẳng, run hoặc bồn chồn, bất an, không tập trung tư tưởng được, có khi cáu kỉnh, có khi như sắp khóc, ấp úng khơng nói lên lời.
- Né tránh tiếp xúc ( thu mình, trốn tránh người lạ, chỗ lạ...) - Luôn bám chặt hoặc phụ thuộc vào người thân.
23
* Về nhận thức:
- Cảm giác, tri giác: Cảm giác không thật, lệch lạc âm thanh, ánh sáng, cảm giác mơ hồ, hoặc tri giác sai thực tại...
- Tư duy tưởng tượng.
- Tập trung vào các biểu hiện của bản thân một cách quá mức.
- Luôn sợ hãi, lo lắng, tưởng tượng một cách q mức cái gì đó đe dọa cuộc sống: sợ bị điên, sợ ốm đau, bệnh tật, tai nạn hoặc người thân chết, đói kém, cư xử ngốc nghếch trước mặt người khác...
- Đánh giá tương lai một cách bi quan, bất hạnh...
* Các biểu hiện sinh lý
- Hệ tim mạch: tim đập nhanh, hồi hộp, đau ngực, tức ngực, vã mồ hôi... - Hệ hơ hấp: Cảm giác ngột ngạt, thiếu khơng khí thở, thở nhanh, thở sâu, thở dài, thở hắt, rối loạn nhịp thở...
- Hệ tiêu hóa: cảm giác vướng họng, khó nuốt, khơ miệng, biếng ăn, co thắt dạ dày, ăn khơng tiêu, nơn nào, táo bón...
- Hệ tiết niệu: Đái dắt, đái són, đái nhiều, đái dầm...
- Hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, tê tay chân, khó ngủ, ác mộng, cáu bẳn, dễ bị kích thích...
- Hệ xương: Mỏi nhức xương khớp, căng cơ bắp...
1.2.1.3.Một số rối loạn lo âu phổ biến
Hiện nay trên thế giới có hai hệ thống phân loại các rối loạn tâm thần được sử dụng phổ biến. Đó là bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 của Tổ chức Y tế Thế giới (ICD-10, 1992) [4] và Hướng dẫn chẩn đoán và Thống kê các rối loạn tâm thần lần thứ IV - TR của Hội Tâm thần học Mỹ (DSM-IV - TR, 2000) [10], dựa vào các biểu hiện lâm sàng, các nghiên cứu về dịch tễ học, cũng như di truyền, sinh học, tâm lý – xã hội vàngười ta chia RLLA thành nhiều loại khác nhau. Sự phân loại này trong DSM – IV - TR (2000) và ICD – 10 (1992) về cơ bản nói chung là giống nhau. Trên cơ sở cách phân loại đó chúng tơi nhận thấy có một số rối loạn phổ biến sau:
24
* Ám sợ khoảng trống
Thuật ngữ “ám sợ khoảng trống” ở đây được dùng với nghĩa rộng, không chỉ bao gồm sợ khoảng trống mà sợ cả những khía cạnh liên quan như sự có mặt một đám đơng và việc khó rút lui đến một nơi an tồn. Bởi vậy, thuật ngữ này kể đến một cụm những ám ảnh sợ liên hệ qua lại và thường gối lên nhau bao gồm: sợ đi vào cửa hàng, sợ đám đông và các nơi cơng cộng hoặc sợ đi một mình trong tàu hỏa, xe ô tô hoặc máy bay. Tuy nhiên mức độ trầm trọng của lo âu và phạm vi của tác phong né tránh có khác nhau. Đây là những ám ảnh sợ làm mất năng lực hơn cả và một số người phải hoàn toàn ở trong nhà, nhiều người hoảng sợ bởi ý nghĩ bị xỉu đi và bị bỏ rơi ở chỗ công cộng. Không dễ dàng tìm ra một lối thốt là nét chủ yếu của nhiều hoàn cảnh sợ khoảng trống. Người bị ám ảnh sợ khoảng trống có thể thấy dễ chịu khi ở nơi được an tồn, ở đó có vợ, chồng, con cái, bạn bè và thậm chí chỉ có một con chó cảnh hoặc có thuốc mang theo mình.
Ngun tắc chỉ đạo chẩn đoán:
Tất cả những tiêu chuẩn sau phải có đầy đủ để chẩn đốn quyết định: - Các biểu hiện tâm lý là những biểu hiện nguyên phát của lo âu chứ không phải là thứ phát.
- Lo âu biểu hiện trong các hồn cảnh sau: đám đơng, quảng trường cơng cộng, chuyến đi xa khỏi nhà và du lịch một mình.
- Né tránh tình huống gây ám ảnh là nét nổi bật hiện nay.
* Ám sợ xã hội
Ám ảnh sợ xã hội là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mơ tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thơng thường.
Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hơi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn. Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, ln sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt. Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến nỗi nó can thiệp nghiêm trọng vào cơng việc, học tập hay những hoạt động khác. Một số tình huống xã hội mà người bệnh thường tránh né nhất đó là: nói chuyện trước đám đơng ; làm việc khi ai đó đang nhìn
25
mình; nói chuyện trên điện thoại; gặp người lạ; hẹn hò; ăn ở nơi công cộng;