Chương 1 : cơ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TƠN GIÁO
1.3. Nguyên nhân nảy sinh tôn giáo thiểu số
1.3.1. Sự bất ổn về kinh tế, chinh trị, xu hướng chuyển dịch từ xã hội hiện
đại sang hậu hiện đại và sự đố vỡ về văn hóa
Sự bất ổn về kinh tế, chính trị đã làm cho nhiều người rơi vào tình trạng quẫn bách, tuyệt vọng. Những khủng hoảng trong đời sống hiện thực dẫn đến sự khủng hoảng trong đời sống tinh thần, dẫn đến những “khoảng trống tâm linh” [319]. Người ta khao khát tìm kiếm sự ổn định, đặc biệt là sự yên ổn về tinh thần, mà theo cách gọi tôn giáo là “an ninh tinh thần”. Tôn giáo thiểu số ra đời và tồn tại để lấp đầy khoảng trống đó.
Sự chuyển dịch xã hội hiện đại sang hậu hiện đại làm thay đối cách nhìn về thế giới, cách hiểu về thực tại và chân lý, và cách tiếp cận những vấn đề cơ bản của đời sống. “Sự mở rộng tâm linh đối với nhừng khả thể trải nghiệm chủ quan” chính là đặc điểm cốt lõi. Con người hậu - hiện đại khao khát đi tìm sự thật và ý nghĩa theo cách riêng, và có xu hướng trở thành “quyền uy cho chính mình”, chỉ chấp nhận những gì do chính mình trải nghiệm. Xu hướng “đi tìm niềm tin đích thực hơn” dẫn tới “tính tâm linh được thể nghiệm” (experiental spirituality) cho ra đời nhiều hình thức tơn
giáo mới lạ. Các phong trào Giáo hội độc lập châu Phi (African Independent Churches), Công giáo Dân tộc Mỹ La tinh (Latin American folk Catholic movements), các Giáo hội Ngũ tuần (Pentecostal churches), các phong trào Thiên niên (Millennial movements), những nhà tiên tri và Đấng Cứu Thế mới xuất hiện là minh chứng rõ ràng cho sự tuyệt vọng đang kiếm tìm tự do trong điều kiện sống khó
khăn [74].
1.3.2. Xu hướng tồn cầu hóa, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật
Tơn giáo có tác động tới tồn càu hóa, khoa học - kỹ thuật, cơng nghệ. Và chính tơn giáo cũng chịu tác động ngược lại. Các tổ chức tôn giáo xuyên quốc gia như Hiệp hội Quốc tế về Ý thức Krishna (ISKCON), Giáo hội Khoa học, Pháp Luân
Công, Thanh Hải Vô Thượng Sư,... xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
Tồn câu hóa và sự phát triên của khoa học - kỹ thuật có sự tác động kép tới đời sống tôn giáo. Tác động ấy đuợc Sudhir H. Kale gọi trong bài nghiên cứu của mình là “sự đồng bộ hóa của tâm linh” [253, 92]. Một cuộc tìm kiếm trên cơng cụ Google do chính Sudhir H. Kale thực hiện thu được hơn 19 triệu trang web từ Cơ đốc giáo, 2.130.000 trang cho Hồi giáo, 660.000 cho Hindu, 461.000 cho Wicca và khoảng gần 5.000.000 trang cho Thời đại mới [253, 107],... Một tìm kiếm tương tự được thực hiện trên Yahoo đã cho ra kết quả hơn 3 triệu trang cho từ tâm linh và 1,5 triệu trang cho tôn giáo. “Không biên giới” trong việc tiếp cận thông tin đã giúp con người dễ dàng tìm kiếm nhiều giải pháp mới. Mặt khác, sự phát triển cùa khoa học và kỹ thuật kéo gần khoảng cách không gian giữa mọi người lại với nhau, nhưng lại làm giãn rộng “cự li tâm linh” giữa họ. Khoảng cách đó tơn giáo đa số chưa giải quyết được thỏa mãn tâm lý của con người. Vi vậy, họ có xu hướng tìm đến những hoạt động tâm
linh khác, hay thậm chí sáng tạo những tơn giáo mới để giải quyết những yêu cầu bức thiết của mình [104, 3].
1.3.3. ưu thế của các nhóm tơn giáo thiếu sắ trong việc giải phóng con
người khỏi những luật lệ, kiêng kị
Tôn giáo thiều số thúc đẩy bản thân mỗi cá nhân, nâng cao vị thế của con người cá nhân và cung cấp một “khn khổ khai phóng”, đối diện với những hệ tư tưởng “dịng chính” hay những cấu trúc quyền lực đang thống trị. Nhóm tơn giáo thiểu số với tên gọi Scientology (Khoa học luận) cho rằng: “'Đấng tối thượng chính là động
lực thứ tám trong tám động lực của con người trong đời sống. Yeu tổ động lực thứ tám chỉ có thể có được khi đưa động lực thứ bảy - tỉnh thần đến điêm cực đại, khi đó con người sẽ thấy được Đấng tối thượng này như một động lực thúc đẩy năng lượng, hành động vơ tận của mình để có thế làm được mọi việc" [163]. Như vậy, với tôn
giáo này, con người không phải lệ thuộc vào sức mạnh của lực lượng thần thánh bên ngồi, sức mạnh ấy có sẵn trong con người, điều quan trọng là phải khơi được sức
mạnh của nó lên.
Mặt khác, sự đơn giản hóa trong các nghi lễ, thủ tục cũng giúp các tín đồ của tôn giáo thiểu số dề dàng thực hiện sự thành kính của mình. Những lần làm lề hay
hành hương online trờ nên thịnh hành [203]. Thậm chí, có cả những ứng dụng câu nguyện, trang web phụ vụ cho nhu cầu tâm linh ra đời. Những người theo đạo Hồi thực hiện các nghi lễ cầu nguyện thông qua twitter và ứng dụng cầu nguyện được hướng dẫn cụ thể tại trang web: Du3a.org. Những người theo đạo Hindu cũng có thể cầu nguyện hoặc cúng tế tại một trong 400 ngôi đền của Án Độ thông qua trang web: saranam.com. Hay các tu sĩ Dòng tên Alien thực hiện hướng dẫn cầu nguyện hằng
ngày thông qua trang: Sacred Space.
1.3.4. Sự trỗi dậy của chứ nghĩa cá nhân
Sự trồi dậy của cái tơi chính là sự ý thức về khả năng sức mạnh tiềm ẩn của con người, cái con người cá thể lúc ấy muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào sức mạnh bên ngồi - Chúa, Alia,... để tìm cách khơi phục chính sức mạnh của bản thân - sức mạnh của cái tôi tâm linh. Cũng gần giống với giáo phái Khoa học luận (Scientology), Phong trào Nghệ thuật sống (The Art of Living Foundation) do Sri Ravi Shankar khởi xướng tuyên bố thiết lập một trật tự thế giới mà các cá nhân có thể giải thốt khỏi tinh thần căng thẳng, sợ hãi và giận dữ để sống một cuộc sống thanh bình và cao quý bằng cách tham dự các khóa học khác nhau của giáo phái này.
Mặt khác của sự trỗi dậy “cái tôi” tâm linh, “cái tôi” cá nhân là xu thế dân chủ trong tôn giáo. Ớ đó con người cá nhân có nhu cầu được khẳng định, nhu cầu này được đáp ứng ở các nhóm tơn giáo thiều số. Các nhóm tơn giáo thiểu số đã giúp đáp ứng các khao khát “tự tìm hiểu cá nhân” trong mỗi người.
1.4. Quyền của nhóm tơn giáo thiểu số
1.4.1. Trong pháp lý và thực tiễn quốc tế
1.4.1.1. Trong pháp lỷ
Quyền cùa nhóm tơn giáo thiểu số khơng được nêu ra cụ thể trong bất cứ một văn kiện quốc tế nào. Chủ yếu, nó được nhắc tới trong quyền của nhóm thiểu số và các văn kiện, tài liệu về xóa bỏ sự phân biệt đối xử, đảm bảo bình đẳng nói chung của quyền con người và của các nhóm thiểu số nói riêng. Cụ thể:
• Các văn kiện Quốc tế
- Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 (Charter of the United Nations).
Hiên chương khơng có điêu khoản riêng vê nhóm tơn giáo thiêu sơ mà chủ u tập trung thế hiện mục đích, nguyên tắc chung trong hoạt động của Liên Hợp Quốc tại đoạn 3 Điều 1 và khoản c Điều 5 [199].
- Tuyên ngôn Quốc tế Nhản quyền năm 1948 (Universal Declaration of Human Rights) (Điều 18, Điều 1). Tun ngơn khơng nêu riêng quyền của nhóm tơn
giáo thiểu số, mà khẳng định cơ sở và các quyền cơ bản cùa nhóm thiểu số nói chung tại Điều 18 [180].
- Tuyên bổ của Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức khơng khoan dungvà phân biệt đối xử dựa trên tơn giáo hoặc tín ngưỡng năm ỉ 98 ỉ (Declaration on the Elimination of All Forms of Intolerance and of Discrimination Based on Religion or Belief), Tuyên bố theo nghị quyết 36/55 ngày 25 tháng 11 năm 1981 của Đại hội đồng
(Điều 1,2, 3, 4, 5, 6, 7). Tuyên bố nêu ra những chuẩn mực cơ bản để đảm bảo quyền
tụ’ do tôn giáo, tín ngưỡng [181];...
- Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền của những người thuộc quốc gia hoặc dân tộc, tôn giáo hoặc ngôn ngữ năm 1992 (Declaration on the Rights of Persons Belonging to National or Ethnic, Religious and Linguistic Minorities), Tuyên bố dành cho người thiêu số (Điều 2). Tuyên bố công nhận việc bảo vệ sự tồn tại và bản sắc
của các nhóm thiểu số tại Điều 1, đoạn 1-2; Điều 4, đoạn 1 - 2 - 4 - 5; Điều 5; Điều 6; Điều 7 [182].
- Công ước quốc tế của Liên họp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phản biệt chủng tộc năm 1965 (The International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination) (Điều 5). Công ước là cơng cụ nhân quyền quốc tế chính
xác định và cấm phân biệt chủng tộc trong tất cả các lĩnh vực đời tư và công cộng. Tại Điều 5 liệt kê các loại quyền không thể bị xâm phạm bởi hành vi phân biệt đối xử: quyền con người và các quyền tự do cơ bản, trong đó, có quyền tự do tơn giáo,
tín ngưỡng (Đoạn g) [311].
- Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights) (Điều 2, 13).
Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên cam kết các quyền kinh tế, xã hội và văn
hóa sẽ được đảm bảo thực hiện khơng có bât kỳ sự phân biệt đơi xử nào vê chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngừ, tơn giáo [312].
- Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chỉnh trị năm 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights). (Điều 2, Điều 4, 18, 20, 24, 26, 27) và các
Bình luận chung số 18, số 22, số 23. Điều 18 của Cơng ước có nội dung tương tự Điều 18 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Tại Điều 27 nhấn mạnh các nhóm tơn giáo thiểu số khơng thể bị khước từ quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng [313]. Các Bình luận chung số 18, 22 và 23 giải thích và cắt nghĩa thêm nội dung các điều
của Công ước.
- Công ước về Ngăn chặn và Trừng phạt Tội ác Diệt chủng năm 1948 (Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide). Mặc dù
Cơng ước khơng có khái niệm về “thiểu số tơn giáo”, nhưng nó đề cập đến các nhóm tơn giáo. Do đó, Nhóm cơng tác đặc biệt của Liên hợp quốc về Người thiểu số công nhận Công ước là công cụ phù hợp để bảo vệ sự tồn tại tự nhiên của một nhóm thiểu
số [261].
• Các văn kiện khu vực
Châu Âu:
- Công ước châu Âu về Bảo vệ Quyền con người và Tự do cơ bản năm 1950 (The European Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms), Điều 9 và Điều 14. Nội dung Điều 9 thể hiện quyền do tư tưởng, tự do
lương tâm và tự do tôn giáo tương thích với các điều khoản chung trong Hiến chương và Cơng ước về các quyền dân sự, chính trị của Liên Họp Quốc. Tại Điều 14 cấm phân biệt đối xử dựa trên các yếu tố giới tính, chủng tộc, màu da, ngơn ngữ, tơn giáo; trong đó, bao gồm cả những nhóm thiểu số tại các quốc gia [208].
- Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh Châu Ảu năm 2000 (Charter of Fundamental Rights of the European Union), Điều 10, 14, 21 và 22. Hiến
chương khơng nêu cụ thể quyền cùa nhóm tơn giáo thiểu số mà chỉ nêu nguyên tắc chung không phân biệt đối xử dựa trên tơn giáo, tín ngưỡng tương tự như các vãn kiện quốc tế khác [233].
Châu Mỹ:
- Tuyên ngôn châu Mỹ về các quyền và nghĩa vụ của con người năm 1948 (American Declaration of the Rights and Duties of Man) [196]
- Công ước châu Mỹ về Nhân quyền năm 1969 (American Convention on Human Rights), thường gọi là Hiệp ước San José [179]
Cả hai văn kiện này đều chỉ nêu nguyên tắc chung không phân biệt đối xử dựa trên tơn giáo, tín ngưỡng tương tự như các văn kiện quốc tế khác. Riêng với Công ước, tại điều khoản duy nhất của Chương III nói về các quyền kinh tế, xã hội và vãn hóa khá chung chung, sau đó đã được bổ sung bởi Nghị định thư San Salvador nhưng
cũng không đề cập riêng đến quyền của nhóm tơn giáo thiểu số.
Châu Phi:
- Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền các dân tộc năm 1981 (African Charter on Human and Peoples’ Rights), thường gọi là Hiến chương Banjul,
quy định các vấn đề chung về tơn giáo, tín ngưởng tại Điều 8 [307].
Châu Á:
- Tuyên bố Băng cốc về quyền con người năm 1967 (The Bangkok Declaration of Human Rights) [215]
- Hiến chương Quyền con người châu A năm 1998 (Asian Human Rights Charter) [241, 1]
- Tuyên bo Cairo về quyền con người trong các quốc gia Hồi giáo (Cairo
Declaration on Human Rights in Islam) năm 1990 [172]; Tuyên bố về bảo vệ người tị nạn và người bị chuyến dịch trong thế giới A-rập (Declaration on the Protection of Refugees and Displaced person in the Arab world) năm 1992 [227]; Hiến chương A - rập về quyền con người (Arab Charter on Human Rights) năm 1994 [288]
- Hiến chương của Hiệp hội quốc gia Đông Nam A năm 2007 (The ASEAN
Charter) [260]
- Chương trình hành động Hà Nội (1997-2004) [302]; Chương trình hành
động Vìên-chăn (2004-2010) [214]
Điêm chung của tât cả các văn kiện khu vực Châu A, kê cả ở khu vực A rập và Đông Nam Á đều chỉ nêu chung nguyên tắc không phân biệt đối xử dụa trên tơn giáo, tín ngưỡng và bảo đảm quyền tự do tơn giáo, tín ngưởng nói chung tương thích với các điều khoản cơ bản so với các văn kiện quốc tế mà chưa nêu cụ thế quyền của nhóm tơn giáo thiểu số.
• Đánh giá chung
Có thể thấy, điểm chung nổi trội của hầu hết các văn kiện, tài liệu quốc tế và các khu vực về quyền con người là mới chỉ dừng lại ghi nhận những nguyên tắc chung cơ bản. Chưa có một định nghĩa chính thức về nhóm tơn giáo thiểu số hay những quy định cụ thể về quyền riêng của nhóm. 1CCPR cùng với các Bình luận chung số 18, 22, 23 là văn kiện quốc tế ghi nhận cụ thể, chi tiết nhất về quyền của nhóm thiểu số và quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Tuy vậy, ở cả hai vấn đề, quyền cụ thể của nhóm tơn giáo thiểu số đều chưa được đề cập rõ ràng, chi tiết mà chú yếu là quyền chung của các nhóm thiểu số hoặc tự do tơn giáo, tín ngưỡng. Trong số các văn kiện khu vực, tài liệu có nhắc tới “nhóm tơn giáo thiều số” là Cơng ước Châu Âu tại Điều 14 [208]. Nội dung Điều 14 mặc dù gần như nhác lại nguyên tắc chung không phân biệt đối xử dựa trên yếu tố chủng tộc, giới tính, tơn giáo, ngơn ngữ,... như ICCPR; nhưng lại nhấn mạnh hơn ICCPR thông qua cụm từ “bao gồm cả các nhóm thiểu số trong quốc gia”. Dầu vậy, Điều 14 mới dừng ờ việc ghi lại một cách tương đối khái quát, chưa nêu cụ thể các quyền của nhóm thiểu số tơn giáo.
1.4.1.2. Trong thực tiễn
Do chưa được nhìn nhận và bảo vệ quyền một cách chặt chẽ, nên hầu hết các vụ việc liên quan tới nhóm tơn giáo thiếu số hay có yếu tố tơn giáo đều được xem xét
chú yếu ở các điều khoản về tự do tín ngưỡng, tơn giáo (Điều 18 của ICCPR) mà khơng có sự xem xét thêm ở những điều khoản liên quan tới nhóm thiểu số (Điều 27 của ICCPR). Một số vụ việc tiêu biểu có thể kể tới như: Hudoyberganova kiện
Uzbekistan [246], Malakhovsky kiện Belarus [295], Sister Immaculate Joseph kiện Sri Lanka [297],... đều được xem xét chù yếu ở Điều 18, Điều 26, mà ít khi được xem xét ở Điều 27 hay Bình luận chung số 23. Điều này đã được các nhà nghiên cứu
Daniele Ferrari [229] , Ulrike Barten [186] và Nazila Ghanea [238] nhăc tới trong nghiên cứu của mình. Chỉ có nhừng phán quyết của Tịa án Nhân quyền Châu Âu, kể từ năm 2018, có nhắc tới cụ thể “nhóm tơn giáo thiểu số”, nhưng Tịa cũng chưa đưa ra giải thích hay lập luận chi tiết về các quyền của nhóm tơn giáo thiểu số.
Việc xem xét, nghiên cứu để đưa ra quyền của nhóm tơn giáo thiếu số cịn thiếu vắng trên thực tiễn. Nhà nghiên cứu Alfredsson đà lập luận rằng “khi quyền của
các nhóm khơng xuất hiện, các hình thức phân biệt đối xử có thể sẽ tồn tại và việc đạt được quyển bình đẳng của các nhóm thiểu số trở nên ít khả năng hơn” [175].
Chúng ta có thể thấy rằng bằng cách khơng xem xét những quyền riêng của nhóm tơn giáo thiểu số, xem xét góc độ quyền của nhóm thiểu số trong lĩnh vực tơn giáo, có thể