CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.4. Một số yêu cầu khi sử dụng sơ đồ,bảng biểu trong dạy học Sinh học THPT
1.1.4.1. Khi thiết kế
Để sơ đồ, bảng biểu thực sự trở thành một phương tiện trực quan phục vụ cho quá trình dạy học Sinh học ở bậc THPT, khi thiết kế sơ đồ, người GV cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Phải lựa chọn loại sơ đồ, bảng biểu cho phù hợp với mục tiêu, mức độ yêu cầu và cấu trúc nội dung của bài học.
- Cấu trúc nội dung của sơ đồ, bảng biểu phải phù hợp với khả năng nhận thức, trình độ của học sinh.
- Nội dung của sơ đồ, bảng biểu phải đảm bảo tính khoa học, logic và trực quan. - Các dạng sơ đồ, bảng biểu thiết kế để sử dụng phải đa dạng:
+ Dạng sơ đồ, bảng biểu đã hoàn chỉnh nội dung (vẽ sẵn và ghi đầy đủ nội dung). + Dạng sơ đồ, bảng biểu “bỏ ngỏ” (nội dung của một số ô bỏ trống). + Dạng sơ đồ, bảng biểu trống (nội dung các ô bỏ trống hoàn toàn).
Ngoài ra GV cũng cần phải chú ý tới việc chuẩn bị các yếu tố bổ trợ, các tư liệu bổ sung như: phiếu dời (các ô kiến thức), phiếu thông tin phản hồi, các thiết bị hỗ trợ sử dụng khác… [16; tr. 20].
1.1.4.2. Khi sử dụng
Để phát huy cao vai trò, tác dụng của sơ đồ, bảng biểu trong quá trình dạy học Sinh học, khi sử dụng sơ đồ cần chú ý một vấn đề cơ bản sau:
- Phải xác định sơ đồ là một loại phương tiện dạy học trực quan. Nó vừa chứa đựng, vừa gợi mở cho chúng ta khai thác những kiến thức tiềm ẩn ở trong đó và vận dụng kiến thức để làm rõ nội dung bài học theo mục tiêu đã định. [16; tr. 20]
- Phải lựa chọn phương thức khai thác, sử dụng sơ đồ sao cho phù hợp với đối tượng HS (cả về khả năng nhận thức, trình độ kiến thức và yếu tố tâm lí của HS), phù hợp với đặc tính cấu trúc nội dung của sơ đồ.
- Hình thức tổ chức hoạt động học tập của HS phải đa dạng, gây hứng thú học tập cho HS, nhưng cần chú ý vai trò của GV và HS trong quá trình hoạt động. Cụ
+ Giáo viên là người chủ động, tổ chức và hướng dẫn HS làm việc, theo định hướng cấu trúc nội dung của sơ đồ (GV là người thiết kế và đạo diễn).
+ HS là người chủ động, tích cực khám phá và lĩnh hội kiến thức Sinh học tiềm ẩn trong cấu trúc nội dung của sơ đồ, dưới sự điều khiển và hướng dẫn của GV (HS là người thi công).
- Người GV phải có quan điểm dạy học theo tinh thần đổi mới, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực học tập của HS.
- Nội dung sơ đồ phản ánh nội dung của bài học. Nó được khai thác, sử dụng dựa trên nền tảng nội dung kiến thức của hệ thống câu hỏi, thông qua các hoạt động học tập của HS.
- Hệ thống câu hỏi phải dễ dàng, phù hợp với nội dung bài giảng, cấu trúc nội dung của sơ đồ và đối tượng HS.
- Sơ đồ, bảng biểu do GV thiết kế, dùng làm phương tiện dạy học, nhưng phần nội dung chi tiết của sơ đồ phải là sản phẩm – kết quả của sự kết hợp giữa quá trình hoạt động giảng dạy của thầy và học tập của trị. Trong đó, HS phải là người thi công đắc lực, dưới sự điều khiển và hướng dẫn của GV.
Nếu thực hiện tốt các yêu cầu cơ bản trên thì vai trị và tác dụng của sơ đồ sẽ được phát huy cao độ. Đồng thời hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ trong quá trình dạy học mới được nâng cao.