Quản lý sử dụng phương tiện dạyhọc môn Sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn sinh học ở các trường trung học phổ thông thành phố điện biên, tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 76 - 78)

2.3. Thực trạng quản lý dạyhọc môn Sinh họ cở các trường THPT thành phố Điện

2.3.4. Quản lý sử dụng phương tiện dạyhọc môn Sinh học

Theo khảo sát về thực trạng sử dụng các PTDH Sinh học hiện nay tại các trường THPT thành phố Điện Biên, việc sử dụng PTDH còn hạn chế, đặc biệt ở mảng ứng dụng CNTT, việc ứng dụng mới chỉ thực hiện tốt ở khâu soạn giáo án và tra cứu thông tin từ internet. Hầu hết các GV sử dụng PTDH truyền thống hoặc có sử dụng các kênh hình qua trình chiếu thay cho các sơ đồ, tranh ảnh...trong khi đổi mới PPDH môn Sinh học địi hỏi phải tích hợp cơng nghệ thơng tin ở mức độ cao đó là khả năng tương tác của các bài giảng ứng dụng CNTT đó với HS.

Khảo sát 4 tổ trưởng tổ Sinh – thể dục về các biện pháp quản lý sử dụng PTDH Sinh học, tác giả thu được kết quả:

Bảng 2. 17: Tỷ lệ các biện pháp quản lý sử dụng PTDH Sinh học

STT Các biện pháp SL % 1 Kiểm kê PTDH 2 50 2 Đăng ký sử dụng PTDH hàng tuần 4 100 3 Dự giờ 4 100 4 Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học 3 75 5 Tập huấn sử dụng đồ dùng, PTDH 1 25 6 Tập huấn ứng dụng CNTT 1 25

Như vậy các biện pháp quản lý sử dụng PTDH chủ yếu là do GV đăng ký giờ dạy có sử dụng đồ dùng dạy học và kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào qua dự giờ 100%, tổ chức thi làm đồ dùng dạy học cũng được chú trọng và tích cực tham gia (75%). Các biện pháp như tập huấn sử dụng đồ dùng dạy học, khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học, kiểm tra tình trạng thiết bị đầu năm chưa được chú ý. Riêng ứng dụng CNTT đang là một xu thế mang tính tất yếu trong dạy học hiện nay thì việc quản lý của CBQL và việc ứng dụng của GV vẫn chưa được chú trọng do nhiều nguyên nhân.

Đánh giá về mức độ cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học, qua khảo sát ý kiến của các CBQL, tác giả thu được kết quả:

Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết

Biểu đồ 2.10: Mức độ cần thiết của ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học

Với câu hỏi: „„Hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học nào sau đây mà thầy cô hay sử dụng nhất?”, qua khảo sát 16 GV tác giả thu được kết quả:

Bảng 2.18: Hoạt động ứng dụng CNTT

STT Nội dung SL %

1 Soạn giáo án bằng máy tính 16 100

2 Dạy học qua trình chiếu 7 43,8

3 Sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy 2 12,5

4 Sử dụng thiết bị tích hợp ứng dụng CNTT 3 18,8

5 Tìm hiểu thơng tin từ internet 16 100

Đánh giá về thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học cũng như điều kiện vận dụng, khảo sát ý kiến 16 GV tác giả thu được kết quả:

Bảng 2.19: Mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học

STT Nội dung SL %

1 Chưa biết sử dụng 0 0

2 Sử dụng còn hạn chế 10 62,5

3 Đã sử dụng thành thạo 10 62,5

4 Sử dụng chưa khoa học 5 31,3

5 Thiếu thiết bị triển khai 11 68,8

25%

70%

Đánh giá về các biện pháp đã sử dụng trong năm học vừa qua về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học, khảo sát 16 CBQL tác giả thu được kết quả:

Bảng 2.20: Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học

STT Nội dung SL % 1 Mức độ động viên khuyến khích 10 62,5 2 Tổ chức dạy mẫu 3 18,8 3 Thao giảng 4 25 4 Tập huấn cho GV 4 25 5 Chưa có chỉ đạo cụ thể 1 6,25

Như vậy qua khảo sát cho thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học được hầu hết CBQL quan tâm, tuy nhiên các biện pháp quản lý mới chỉ dừng lại ở mức độ động viên khuyên khích là chính, các hoạt động cần thiết như tập huấn cho GV, tổ chức giờ dạy mẫu hay tổ chức thao giảng vẫn chưa được quan tâm tơ chức một cách thích đáng. Tương ứng với các biện pháp quản lý nói trên thì các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học cũng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức soạn giáo án bằng máy tính và tra cứu thơng tin trên internet (100%). Rất ít GV sử dụng phần mềm dạy học, dạy học bằng giáo án điện tử hay sử dụng thành thạo thiết bị tích hợp CNTT trong dạy học như máy chiếu, bảng thơng minh ... Từ đó cho thấy đa số GV sử dụng CNTT ở mức độ hạn chế (62,5%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn sinh học ở các trường trung học phổ thông thành phố điện biên, tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 76 - 78)