Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn sinh học ở các trường trung học phổ thông thành phố điện biên, tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 81)

Nguyên nhân chủ quan

Từ phía nhà quản lý: Chưa xây dựng được biện pháp quản lý hiệu quả, quản lý phần nhiều dựa trên kinh nghiệm công tác cá nhân. Các biện pháp quản lý chưa triệt để, đơi khi thiếu tính thực tiễn, thiếu tính linh động, việc chỉ đạo chưa đi kèm với biện pháp kiểm tra giám sát nên hiệu quả quản lý chưa cao.

Từ phía GV: GV cịn thụ động trong thực hiện nhiệm vụ, tính tự giác chưa

cao. Ý thức khắc phục hồn cảnh khó khăn trong cơng tác cịn thấp.

Ngun nhân khách quan

Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý của cấp trên còn hạn chế, chậm ban hành văn bản chỉ đạo hoạt động dạy học trước những yêu cầu hoặc đổi mới của công tác giáo dục.

Việc chưa tự chủ được tài chính, huy động các nguồn lực, khó khăn khiến kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động chuyên mơn cịn hạn chế.

Các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học như trang thiết bị đồ dùng dạy học, điều kiện làm việc của GV chưa được chú ý đúng mức.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua khảo sát cho thấy thực trạng dạy học và quản lý dạy học Sinh học ở các trường THPT thành phố Điện Biên đã có những hiệu quả nhất định, đóng góp vào sự phát triển của toàn tỉnh nói chung. Các hoạt động quản lý dạy học môn Sinh học đã được triển khai cùng các hoạt động quản lý nói chung trong nhà trường như: quản lý thực hiện nội dung chương trình, quản lý đổi mới PPDH, quản lý sử dụng phương tiện dạy học, quản lý đổi mới KTĐG, quản lý công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV đã góp phần củng cố và tạo lập một môi trường dạy và học Sinh học tích cực trong nhà trường phổ thông.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý dạy học mơn Sinh học nói riêng ở các trường THPT thành phố Điện Biên vẫn còn những hạn chế nhất định như: công tác quản lý chưa sâu sát, quản lý vẫn chủ yếu trên cơ sở nhắc nhở chỉ đạo chung chung, chưa có kế hoạch rõ ràng, cụ thể cho từng đầu việc, các biện pháp quản lý ở góc độ hành chính là chủ yếu mà chưa được xây dựng trên cơ sở đặc thù bộ môn một cách khoa học. Một điểm hạn chế dễ nhận thấy là chưa được tự chủ về tài chính nên đa số các biện pháp quản lý thường nặng về tính động viên khích lệ mà thiếu các biện pháp mang tính đầu tư chiều sâu để mang lại hiệu quả một cách rõ nét.

Những hạn chế nêu trên trong công tác quản lý dạy học môn Sinh học ở các trường THPT thành phố Điện Biên là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến chất lượng mơn Sinh học nói chung trong những năm gần đây của thành phố Điện Biên vẫn còn một số hạn chế nhất định.

CHƢƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN SINH HỌC Ở CÁC TRƢỜNG THPT THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Việc đề xuất các biện pháp quản lý DH môn Sinh ho ̣c ở các trường THPT thành phố Điện Biên, phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

3.1.1. Đảm bảo tính đặc thù mơn học

Mơn Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết. Vì vậy, cần phải nắm được đặc trưng của bộ môn để đề ra được biện pháp QL thích hợp. Các biện pháp đó phải phát huy tính sáng tạo của GV tham gia hoạt động DH và phải đảm bảo được những yêu cầu chung về chuyên mơn của mơn học.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa

Khi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học chương trình THPT cần tham khảo, kế thừa kinh nghiệm xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trước đây của các trường THPT thành phố Điện Biên cũng như kinh nghiệm của các đơn vi ̣ khác và kinh nghiệm của các trường trong cả nước sao cho phù hợp với tình hình phát triển và hội nhập của đất nước.

3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Yêu cầu này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý của người cán bộ quản lý trong nhà trường, trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động dạy của GV, hoạt động học của học sinh, điều hành hoạt động dạy học và các hoạt động khác phục vụ cho HĐDH trong nhà trường. Các hoạt động này nhằm tạo ra kỷ cương, nề nếp, phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà truờng, tạo ra được môi trường GD lành mạnh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp của đội ngũ GV, CSVC- TBDH. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp, trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Các biện pháp phải được thể hiện và cụ thể hoá đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và nhà nước, phù hợp với định chế giáo dục của ngành trong q trình quản lý. Tính thực tiễn của các biện pháp địi hỏi phải tìm các biện pháp quản lý phù hợp với hoàn cảnh , điều kiện, tận dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực), môi trường của nhà trường THPT , của đặc thù bộ môn Sinh ho ̣c , trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ GD&ĐT. Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá các số liệu thu thập được bằng các biện pháp khoa học và các công cụ đánh giá tin cậy, luận văn đã phát hiện các ưu khuyết điểm và những tồn tại trong công tác quản lý dạy học môn Sinh học tại các trường THPT thành phố Điện Biên, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý mới phù hợp với thực tiễn giáo dục địa phương.

3.1.5. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Yêu cầu này địi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của cán bộ quản lý trường THPT một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của cán bô ̣ quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học, trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp, phải được thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh, để ngày càng hoàn thiện.

3.2. Những biện pháp quản lý dạy học Sinh học ở các trƣờng THPT thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên

3.2.1. Biện pháp 1. Quản lý thực hiện nội dung chương trình mơn Sinh học THPT THPT

a) Mục đích của biện pháp

Khảo sát thực trạng thực hiện nội dung chương trình mơn Sinh học THPT ở các trường THPT thành phố Điện Biên, nhìn chung đã đảm bảo được yêu cầu giáo dục mơn Sinh học một cách cơ bản, có đỗ vững chắc nhất định. Chương trình mơn Sinh học nhìn chung đã được thực hiện, triển khai theo đúng thiết kế

chương trình của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên xét về các yếu tố đảm bảo thực hiện chương trình mơn Sinh học một cách tốt nhất dựa trên các yếu tố như đảm bảo phát triển hài hòa đối với các loại đối tượng học sinh, trong đó có nhấn mạnh đến yếu tố khác biệt trong năng lực và trình độ nhận thức riêng của mỗi HS, vận dụng thực hành linh hoạt, sáng tạo kiến thức đã học ... thì rõ ràng các yếu tố này vẫn chưa được chú ý đúng mức. Cùng với đó thì các biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình dạy học mơn Sinh học cũng chưa được chú trọng. Biện pháp được sử dụng chủ yếu là kiểm tra sổ báo giảng, kiểm tra sổ ghi đầu bài để xem xét việc thực hiện tiến độ chương trình của GV, biện pháp dự giờ hay kiểm tra kế hoạch giảng dạy của GV cũng được thực hiện nhưng ở mức thấp.

Mục đích của biện pháp quản lý thực hiện nội dung chương trình mơn Sinh học nhằm thực hiện tốt nội dung chương trình mơn Sinh học, phát huy những điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay bằng các biện pháp sau:

b) Nội dung của biện pháp

- Tổ chức nghiên cứu đầy đủ nội dung chương trình Sinh học THPT

Để thực hiện tốt chương trình mơn Sinh học THPT, GV cần được tổ chức nghiên cứu đầy đủ về chương trình dạy học, khơng thể nói GV dạy nhiều năm có kinh nghiệm thì khơng cần nghiên cứu, bởi với đặc thù của môn Sinh học về nội dung chương trình dạy học khơng phải là bất biến mà nó ln thay đổi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và sự phát triển của khoa học cơng nghệ. Nó địi hỏi phải được cập nhật, bổ sung hoặc cải tiến cho phù hợp với đặc điểm tình hình, với điều kiện hồn cảnh thực thi, phù hợp với xu thế cải cách mới... Bên cạnh đó, việc nắm rõ được nội dung chương trình dạy học GV sẽ chủ động về mặt phương pháp, chủ động lên kế hoạch dạy học, chủ động các phương án dạy học, phân loại đối tượng HS.

Việc nghiên cứu nội dung chương trình dạy học cần được tiến hành định kì đầu năm học và cần đưa vào quy chế sinh hoạt của tổ nhóm chun mơn để đảm bảo 100% GV nắm đầy đủ nội dung chương trình dạy học được phân cơng,

thực hiện đúng PPCT mà phải đảm bảo tính trọng tâm, tính vừa sức, tính phân hóa, tính thực tiễn đối với từng loại đối tượng HS.

- Tổ chức đánh giá mức độ phù hợp của chương trình mơn Sinh học đối với trình độ học sinh THPT miền núi

Bên cạnh việc chỉ đạo thực hiện đúng nội dung chương trình, cần có đánh giá trên cơ sở khảo sát, thăm dò ý kiến GV và HS về mức độ phù hợp của nội dung ở khu vực miền núi. Mức độ đáp ứng của chương trình về các nội dung như thực hành, ngoại khóa, sử dụng các thiết bị cơng nghệ trong dạy học...

Khi vận dụng chương trình, để phù hợp với vùng miền cần: Xét các đối tượng sinh học trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường nói chung và các điều kiện thiên nhiên Việt Nam nói riêng, ứng dụng các quy luật cân bằng và biến đổi hệ sinh thái tự nhiên vào việc bảo vệ và khai thác hợp lí các tài nguyên sinh vật đặc biệt ở các vùng miền. Chương trình Sinh học cần được cụ thể hoá một phần tuỳ theo đặc điểm nhà trường, vùng miền khác nhau và các loại đối tượng, ví dụ: Cách gọi tên các cây, con theo địa phương, các vật liệu, đối tượng được dùng trong thí nghiệm, thực hành sẵn có địa phương. Tìm hiểu, tham quan thiên nhiên tuỳ theo vùng miền, xác định các hệ sinh thái, điều tra tình hình các mặt của mơi trường. Khi thực hiện chương trình Sinh học cần quan tâm đến đặc điểm của trường học, của học sinh ở các vùng miền khác nhau.

Từ các căn cứ trên, nhà trường có các biện pháp linh hoạt trong quản lý thực hiện chương trình, chẳng hạn như tập trung đảm bảo kiến thức trọng tâm, đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giảm nhẹ các yêu cầu về nâng cao, mở rộng thay bằng liên hệ những kiến thức thực tế của địa phương vùng miền, giảm nhẹ những nội dung mà các thiết bị phương tiện còn hạn chế hay chưa có ... Kiến nghị với các cấp quản lý về các nội dung chưa phù hợp và quá tải với HS dân tộc khu vực miền núi.

- Xây dựng các biện pháp quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình

Để đảm bảo việc triển khai và thực hiện tốt chương trình, nhà quản lý cần triển khai đồng bộ các biện pháp như động viên, khuyến khích GV hồn thành nhiệm vụ; tạo điều kiện cho GV về mặt thời gian để làm tốt công tác chuyên

môn như giảm thời gian họp hành, bố trí thời khóa biểu hợp lý; tổ chức thảo luận đánh giá về nội dung chương trình, cách thức và biện pháp thực hiện chương trình. Bên cạnh đó cần có các biện pháp chỉ đạo kiểm tra đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình của mỗi GV, như kiểm tra sổ báo giảng, số ghi đầu bài về tiến độ thực hiện chương trình, kiểm tra sổ kế hoạch giảng dạy về kế hoạch thực hiện chương trình, kiểm tra giáo án về phương án thực hiện chương trình bài giảng...

Hiệu trưởng cần chỉ đạo tổ chuyên môn làm tốt quản lý việc thực hiện nội dung chương trình của GV, có biện pháp tổ chức, hướng dẫn GV nắm bắt những điểm mới của chương trình như bổ sung, giảm tải hay các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình. Bên cạnh đó cần có cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung chương trình của GV, báo cáo nhà trường các điển hình. Đồng thời cũng kịp thời uốn nắn, phê bình các trường hợp chưa thực hiện đúng nội dung chương trình, cố tình cắt xén nội dung chương trình.

c) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Biện soạn đủ và đa dạng tài tiệu.

- Chú ý bồi dưỡng thường xuyên cho GV theo các hình thức tập trung, hoặc qua các trang mạng cộng đồng để kết nối và chia sẻ.

- Có chế độ động viên, khuyến khích kịp thời.

- Chuẩn bị đội ngũ báo cáo viên cấp Sở, cấp trường.

3.2.2. Biện pháp 2. Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH mơn Sinh học

a) Mục đích của biện pháp

Mục đích của đổi mới PPDH trong nhà trường hiện nay là nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh như phát huy năng lực của người học, phát huy tính tích cực, chủ động và tiềm năng sáng tạo trong mỗi học sinh. Đây là xu thế chung của giáo dục thế giới và cũng là nét đặc thù của PPDH hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay. Chính vì vậy mục đích của biện pháp quản lý này nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV trong việc đổi mới PPDH theo định hướng trên; tạo được khơng khí ...... và hoạt động cải tiến,

vận dụng các PPDH Sinh học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong tập thể sư phạm nhà trường.

b) Nội dung của biện pháp

- Xác định nội dung bồi dưỡng những vấn đề định hướng đổi mới PPDH và một số PPDH:

+ Dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực:

Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức kiến thức, kỹ năng và thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu một hoạt động trong bối cảnh nhất định của người học. CT sau năm 2015 tập trung vào hình thành ở HS những yếu tố đó bằng phương thức tích hợp chúng lại và được mơ tả trên 3 lĩnh vực chính, gồm: Phẩm chất đạo đức, năng lực chung như tư duy, giao tiếp, sáng tạo, phê phán… và năng lực chuyên biệt được hình thành trong q trình dạy học những mơn học cụ thể.

Theo GS-TS Đinh Quang Báo trong cuộc trao đổi với trang báo Hànộimới về CT và SGK GDPT sau năm 2015 (5/5/2013): Mỗi năng lực sẽ được chi tiết

hóa thành các tiêu chí, mỗi tiêu chí lại được thể hiện bởi các chỉ báo, mỗi năng lực cũng được diễn giải mức độ chất lượng cần có để đạt năng lực đó. Người dạy dựa vào đó để dạy. Người học dựa vào đó để tự đánh giá. Việc đánh giá mức độ đạt mục tiêu chương trình lớp học, cấp học cũng căn cứ vào thang đo này. Như vậy, chỉ khi quá trình được thực hiện một cách đồng bộ các yếu tố cấu thành CT đó thì mới có sự đổi mới căn bản GDPT. Trong các yếu tố đó, giáo viên có vai trị quyết định hiện thực hóa các yếu tố cấu thành CT. Cũng chính vì vậy, sự đổi mới CT GDPT lần này cần đồng bộ với CT đào tạo, bồi dưỡng giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn sinh học ở các trường trung học phổ thông thành phố điện biên, tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 81)