Biện pháp 5 Hồn thiện cơng tác trang bị, bảo quản và sử dụng có hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn sinh học ở các trường trung học phổ thông thành phố điện biên, tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 100)

quả CSVC-TBDH

Với môn Sinh học, phương tiện dạy học rất quan trọng đối với việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực. Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực, cần sử dụng đồ dùng dạy học như là nguồn dẫn tới kiến thức mới bằng con đường khám phá.

a) Mục đích của biện pháp

- Tăng cường CSVC, TTBDH môn Sinh học cho các trường THPT đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình DH; nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi GV, CNV nhà trường về nhiệm vụ giữ gìn, khai thác CSVC, TBDH.

- Động viên được sự quan tâm của các phụ huynh, các nhà tài trợ và xã hội đối với việc đầu tư nâng cấp CSVC, TBDH môn học.

- Tăng cường quản lý và khai thác sử dụng CSVC, TBDH môn học nhằm thực hiện tốt đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng DH.

- Nâng cao ý thức tự giác và kỹ năng sử dụng các TBDH của GV; tạo điều kiện cho GV thực hiện tốt các yêu cầu của HĐDH từ khâu soạn bài, giảng bài, chấm bài,…đến đánh giá kết quả học tập của HS.

b) Nội dung của biện pháp

- Xây dựng kế hoạch:

+ Hàng năm, BGH các nhà trường cần chỉ đạo Tổ chun mơn căn cứ vào chương trình, đối tượng giảng dạy và thực trạng về CSVC, THDH môn học tiến hành đề xuất nhu cầu sử dụng, bảo quản, sửa chữa và đầu tư CSVC, THDH môn học gửi về nhà trường.

+ Hiệu trưởng chủ trì dự thảo kế hoạch sử dụng, đầu tư CSVC, TBDH của nhà trường từng năm học và 3 năm học.

+ Tổ chức họp Hội đồng nhà trường hội thảo đánh giá tính cần thiết và khả thi của kế hoạch.

+ Căn cứ vào ý kiến đóng góp, hồn thiện kế hoạch và báo cáo lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch:

+ Căn cứ vào kinh phí được cấp, giá cả thị trường tại thời điểm đầu tư và căn cứ vào thứ tự ưu tiên của các hạng mục, chỉ đạo xây dựng kế hoạch mua sắm phù hợp với nhu cầu thực tế của nhà trường, tránh lãng phí thiết bị, tiền của và bị áp đặt về kế hoạch mua sắm.

+ Căn cứ vào ý kiến tham mưu, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ giúp việc (bao gồm thẩm định giá cả, tổ chức đấu thầu, xây dựng hợp đồng mua sắm, nghiệm thu kỹ thuật và nghiệm thu tổng thể...).

+ Tổ chức mua sắm, lắp đặt và nghiệm thu TBDH. Kiên quyết không tiếp nhận những thiết bị không đảm bảo chất lượng, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

quy định, đồng thời yêu cầu nhà cung ứng phải sửa chữa hoặc đổi lại tồn bộ những thiết bị khơng đảm bảo chất lượng, thực hiện trách nhiệm bảo

hành trong quá trình sử dụng theo đúng hợp đồng kinh tế.

- Thực hiện bàn giao CSVC, TBDH cho tập thể hoặc cá nhân quản lý theo phân cấp.

- Chỉ đạo xây dựng nội quy, quy chế sử dụng, quản lý CSVC, TBDH; phổ biến đến GV.

- Tổ chức tập huấn khai thác, sử dụng TBDH cho nhân viên trông giữ và GV.

- Chỉ đạo chặt chẽ việc khai thác, sử dụng có hiệu quả TBDH trong quá trình giảng dạy, học tập của GV và HS nhà trường. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và đánh giá hiệu quả việc triển khai sử dụng TBDH của các tổ, nhóm chun mơn và của GV trong năm học.

- Kêu gọi cộng đồng tham gia xây dựng CSVC, TBDH bằng nhiều hình thức như thông qua phụ huynh HS, các đơn vị kết nghĩa, các tập thể và cá nhân khác (cựu GV, cựu HS…) để tìm nguồn tài chính bổ sung cho TBDH mơn học của nhà trường; tổ chức phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học trong GV, HS; sưu tầm tài liệu, tranh, ảnh phù hợp với nội dung môn học để phục vụ DH.

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC, TBDH, Hiệu trưởng cần kết hợp nhiều biện pháp như biện pháp hành chính kết hợp với biện pháp kinh tế và động viên thi đua, cụ thể:

+ Chỉ đạo Tổ chuyên môn yêu cầu các GV đưa việc sử dụng TBDH vào kế hoạch chun mơn của mình trong từng học kỳ, kế hoạch này được tổ chuyên môn thông qua, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các tiết thực hành theo yêu cầu nội dung chương trình.

+ Khuyến khích GV tăng cường sử dụng TBDH, giảm dần và tiến tới khắc phục tình trạng “dạy chay”. Hàng năm cần làm tốt việc phát động thi đua sử dụng TBDH theo tinh thần đổi mới PPDH và coi đây là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác chuyên môn của GV.

+ Tổ chức cho GV trao đổi về kỹ năng sử dụng, quy tắc an toàn của thiết bị khi vận hành, về kinh nghiệm tổ chức thí nghiệm, thực hành cho HS... Cử GV tham gia các lớp tập huấn do Sở GD-ĐT tổ chức. Mời chuyên gia tập huấn, hướng dẫn các thao tác, kỹ năng sử dụng TBDH cho GV. Ngoài việc tham gia tập huấn, mỗi GV bộ môn cần làm tốt công tác tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân đáp ứng được yêu cầu DH trong điều kiện mới.

+ Tuyên truyền, vận động GV, HS nêu cao ý thức giữ gìn và bảo vệ CSVC, TBDH được trang bị, đảm bảo giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm.

- Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch khai thác sử dụng CSVC, TBDH: + Căn cứ vào mục tiêu mơn học, phân phối chương trình, số tiết thí nghiệm thực hành và điều kiện CSVC, TBDH hiện có của nhà trường, Hiệu trưởng đề ra Quy định kiểm tra đánh giá việc thực hiện sử dụng thiết bị phục vụ cho HĐDH của GV môn học.

+ Chỉ đạo tổ chức kiểm tra việc sử dụng CSVC, TBDH theo Quy định. Trong quá trình chỉ đạo kiểm tra, Hiệu trưởng cần phải nắm được những thơng tin cần thiết về tình hình thực hiện và kết quả đạt được. Cơng tác nắm thông tin được thực hiện thông qua các báo cáo định kỳ và đột xuất của các cán bộ trong cơ cấu QL, của tổ chuyên môn và cán bộ trực tiếp phụ trách TBDH; qua kiểm tra sổ sách đăng ký sử dụng và sổ bảo quản TBDH; qua dự giờ, thăm lớp, dự các hoạt động ngoài giờ học; qua phỏng vấn GV, HS; qua trực tiếp thị sát hệ thống TBDH thường xuyên.

c) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Tổ chuyên môn và GV phải nhận thức được vai trò to lớn của CSVC, TBDH đối với việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng DH; thực hiện tốt trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan trong việc QL, sử dụng, khai thác và đề xuất hồn thiện CSVC, TBDH cho mơn học.

- BGH các trường và sở GD-ĐT quan tâm đến xây dựng CSVC, TBDH, đảm bảo kinh phí cần thiết cho bảo quản và duy trì tốt trạng thái hoạt động của CSVC, TBDH môn học.

3.3. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp

Qua nghiên cứu cơ sở lí luâ ̣n và phân tích thực tra ̣ng QL hoa ̣t đô ̣ng DH môn Sinh học ở các trường THPT thành phố Điện Biên tỉnh Điện Biên, tác giả luận văn đã đưa ra 05 biê ̣n pháp QL cơ bản nhằm góp phần nâng cao k ết quả hoạt động DH môn Sinh học của trường THPT.

Để đánh giá được tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp được đề xuất ở trên, do thời gian nghiên cứu có ha ̣n , tác giả chỉ xin ý kiến của những cán bộ QL có kinh nghiê ̣m về công tác QLGD, những GV đã từng nhiều năm giảng da ̣y môn Sinh học ở 4 trường THPT thành phố Điện Biên tỉnh Điện Biên. Quá trình khảo sát được tiến hành theo các bước sau đây:

- Bƣớ c 1: Lâ ̣p phiếu điều tra.

Mẫu phiếu (Phụ lục 4) được thiết kế trên 2 nơ ̣i dung về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp QL đề xuất.

+ Tính cần thiết: “Rất cần thiết”: 3 điểm; “Cần thiết”: 2 điểm; “Không cần thiết”: 1 điểm.

+ Tính khả thi: “Rất khả thi”: 3 điểm; “khả thi”: 2 điểm và “không khả thi”: 1 điểm.

- Bƣớ c 2: Chọn đối tƣợng điều tra

Gồm 16 CBQL là những cán bô ̣ chủ chốt và 16 GV Sinh học cốt cán của các trường THPT trên địa bàn thành phố Điện Biên tỉnh Điện Biên.

- Bƣớc 3: Phát phiếu điều tra.

- Bƣớc 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất

*) Ghi chú: CT- cấp thiết; Kh CT - Không cấp thiết; KT - khả thi; Kh KT - không khả thi

T T Các biện pháp QL đề xuất Tính cấp thiết (%) Điểm Thứ bậc Tính khả thi (%) Điểm Thứ bậc Rất CT CT Kh CT Rất KT K T Kh KT

1. Quản lý thực hiện nội dung chương trình mơn Sinh học THPT

15 1 0 2.94 1 16 0 0 3 1

2. Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH môn Sinh học

13 3 0 2.81 2 14 2 0 2.8

7 2

3. Thực hiện đổi mới trong hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

12 3 1 2.69 3 11 4 1 2.6

3 4

4. Tăng cường chỉ đạo hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên

13 2 1 2.75 3 13 3 0 2.8

1 3

5. Hồn thiện cơng tác trang bị, bảo quản và sử dụng có hiệu quả CSVC-TBDH

10 5 1 2.56 5 8 5 3 2.3

Kết quả khảo sát thể hiện trên Bảng 3.1 cho thấy : các biện pháp do tác giả đề xuất là cấp thiết và khả thi đối với công tác quản lý HĐDH mơn Sinh học của nhà trường. Trong đó:

Biện pháp 1: Quản lý thực hiện nội dung chương trình mơn Sinh học THPT được đánh giá cấp thiết (2,94 điểm, xếp thứ 1/5) và có tính khả thi cao (3,0 điểm, xếp thứ 1/5).

Biện pháp 2: Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH môn Sinh học được đánh giá mức cấp thiết khá cao (2,81 điểm, xếp thứ 2/5) và có tính khả thi cao (2,87 điểm, xếp thứ 2/5).

Biện pháp 3: Thực hiện đổi mới trong hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đánh giá cấp thiết (2,69 điểm, xếp thứ 4/5) và có tính khả thi tương đối cao (2,63 điểm, xếp thứ 4/5).

Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được đánh giá mức cấp thiết khá cao (2,75 điểm, xếp thứ 3/5) và có tính khả thi cao (2,81 điểm, xếp thứ 3/6).

Biện pháp 5: Hồn thiện cơng tác trang bị, bảo quản và sử dụng có hiệu quả CSVC-TBDH được đánh giá cấp thiết thấp (2,56 điểm, xếp thứ 5/5) và có tính khả thi thấp (2,31 điểm, xếp thứ 5/5). được đánh giá mức khả thi thấp nhất 5/5 bởi nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của đất nước và mức độ đầu tư cho GD của các địa phương.

Để kiểm chứng sự phù hợp giữa tính cấp thiết và tính khả của các biện BPQL nói trên tác giả đã dùng phương pháp thống kê tốn học để tính tốn mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các BPQ L đề xuất theo công thức của Spearman (Bảng số 3.2).

Bảng 3.2. Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất

T T Các biện pháp QL đề xuất Tính cấp thiết <X> Tính khả thi <Y> Thứ bậc X Thứ bậc Y Hiệu số D (X- Y) D2

1. Quản lý thực hiện nội dung chương trình mơn Sinh học THPT

2,94 3,0 1 1 0 0

2. Tổ chức thực hiện đổi mới

PPDH môn Sinh học 2,81 2,87 2 2 0 0

3. Thực hiện đổi mới trong hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

2,69 2,63 4 4 0 0

4. Tăng cường chỉ đạo hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên

2,75 2,81 3 3 0 0

5. Hồn thiện cơng tác trang bị, bảo quản và sử dụng có hiệu quả CSVC-TBDH

2,56 2,31 5 5 0 0

 2

D = 0

Áp dụng cơng thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman: r = 1 - 2 2 5 ( 1) D N N  Trong đó: r là hệ số tương quan;

Qui ước: Nếu r>0 là tương quan thuận; nếu r<0 là tương quan nghịch; nếu r càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ; nếu r càng xa 1 thì tương quan càng lỏng.

Thay các giá trị vào cơng thức trên ta có r = 1 - 5.02

5(5 1) = 1 Với hệ số tương quan r = 1 cho phép kết luận:

Mối tương quan trên là tương quan thuận và rất chặt chẽ, các biện pháp QL đề xuất ở trên có thể áp dụng cho quản lý HĐDH mơn Sinh học cho các trường THPT thành phố Điện Biên tỉnh Điện Biên.

0 50 100 150 200 250 300 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Tính cấp thiết Tính khả thi

Tiểu kết chƣơng 3

Hệ thống các biện pháp đề xuất nêu trên được xác lập từ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý HĐDH môn Sinh học ở các trường THPT thành phố Điện Biên tỉnh Điện Biên. Kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến đánh giá của cán bộ QLGD và GV cho thấy các biện pháp QL đề xuất của tác giả luận văn đều rất cấp thiết và có tính khả thi cao , phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THPT thành phố Điện Biên tỉnh Điện Biên. Mỗi biện pháp QL đều có vai trò nhất định nhằm tác động mạnh mẽ đến việc quản lý HĐDH môn học. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sinh học của nhà trường trong bối cảnh hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ vấn đề nghiên cứu, có thể đưa ra một số kết luận sau:

Về lý luận : Thông qua việc nghiên cứu, luận văn tiếp tục khẳng định,

cụ thể hóa và làm sâu sắc thêm các khái niệm làm công cụ cho việc nghiên cứu như : quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đặc biệt là khái niệm quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học ở cấp THPT. Hệ thống hóa và làm rõ hơn bản chất của công tác Quản lý dạy học môn Sinh học ở trường THPT. Đây cũng là những cơ sở lý luận định hướng, xác lập việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp của luận văn.

Về tính thực tiễn : Đây là vấn đề mà luận văn cơ bản hướng tới. Thông

qua nghiên cứu, luận văn đã đánh giá thực trạng dạy học và quản lý dạy học môn Sinh học cấp THPT ở một địa bàn cụ thể về các mặt như quản lý thực hiện nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV và đã chỉ ra những ưu điểm, cũng như những tồn tại hạn chế hiện nay trong công tác quản lý dạy học mơn Sinh học, từ đó đề xuất biện pháp quản lý nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Sinh học ở các trường THPT thành phố Điện Biên tỉnh Điện Biên.

Trong các biện pháp quản lý đề xuất, một mặt luận văn vừa tiếp thu những thành tựu, kết quả nghiên cứu về lý luận dạy học, về quản lý giáo dục, mặt khác vừa cố gắng bước đầu xác lập hướng nghiên cứu ở mảng hẹp hơn đó là lý luận về quản lý hoạt động dạy học bộ môn được triển khai trong nhà trường THPT theo hướng xây dựng chuẩn kiểm tra, đánh giá và quy trình hóa việc thực hiện nhằm bảo đảm tính hiệu quả của biện pháp. Khả thi và hiệu quả vì các bước thực hiện trong từng giải pháp được chỉ ra rõ ràng, khiến cho việc triển khai thực hiện được thuận lợi, dễ dàng và đặc biệt nhờ xây dựng được quy trình quản lý mà có thể lượng hóa được kết quả thực hiện, giúp cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả, hiệu quả cũng như tiến độ thực hiện của biện pháp được rõ ràng và có

thể đo đếm được, từ đó có thể phát huy ưu điểm và hạn chế những nhược điểm trong quản lý hay chỉ đạo, điều hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn sinh học ở các trường trung học phổ thông thành phố điện biên, tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 100)