xâm, văn hóa, chính trị
Việc vận dụng lý thuyết Graph vào dạy học đã sáng tạo ra một phương pháp dạy học mới - phương pháp Graph. Phương pháp Graph chỉ ra cách thiết kế và sử dụng những sơ đồ (hay Graph định hướng) vào dạy học nhằm tái hiện, tổng kết và khái quát hóa kiến thức. Sử dụng phương pháp Graph nhằm giúp học sinh khơng chỉ
nhớ mà cịn nhận biết được mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện lịch sử và rèn luyện tư duy lôgic. Cấu trúc của Graph bao gồm: Các đỉnh được mơ hình hóa bằng những vịng trịn hoặc hình vng, hình chữ nhật để thể hiện những kiến thức cơ bản và Cung là những đường định hướng như mũi tên thẳng, cong hoặc gấp khúc để thể hiện mối quan hệ lôgic giữa các đỉnh (kiến thức cơ bản). Ba bước cơ bản để thiết kế Graph là:
1- Xác định kiến thức cơ bản,
2- Tóm tắt theo các hình quy ước,
3- Xếp đỉnh, lập cung.
Có thể chia ra nhiều loại Graph khác nhau theo những tiêu chí nhất định. Dựa vào cấu trúc Graph, có thể thiết kế: đường trục thời gian, sơ đồ chuỗi sự kiện, sơ đồ mạng và sơ đồ hình cây.
Phương pháp Graph rất phù hợp trong dạy học lịch sử theo chủ đề vì ưu điểm tổng hợp, khái quát cao của nó. Sơ đồ đường trục thời gian phù hợp với việc tổng kết các sự kiện cơ bản chủ đề theo trình tự thời gian; sơ đồ chuỗi mô tả mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện quan trọng; sơ đồ mạng phù hợp với giải thích khái niệm và định hướng chủ đề khái quát; sơ đồ cây diễn tả chuyển biến xã hội, bộ máy nhà nước. Trong các bài học của SGK Lịch sử Australia: bài mở đầu chương, bài có nhiều sự kiện đều có sơ đồ mở đầu nhằm định hướng cho HS về các sự kiện chính. Ví dụ sơ đồ cho chủ
đề Chiến tranh thế giới thứ hai được thiết kế theo kiểu đường trục thời gian với các mốc thời gian gắn với các sự kiện chính, chú thích ngắn gọn và tranh ảnh minh họa cho sự kiện: năm 1919, 1933, 9-10/11/1938, 1/9/1939, 1940, 22/6/1941, 19/2/1942, tháng 7-11/1942, 6/6/1944, 30/4/1945, 8/5/1945, 6-9/8/1945.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ trục thời gian về những sự kiện chính trong Chiến tranh thế giới thứ hai trong SGK Australia.
Sơ đồ được dùng trong nhiều tình huống khác nhau: mở đầu định hướng các sự kiện quan trọng của chủ đề, trong tiến trình thảo luận trên lớp hoặc tổng kết sau khi hoàn thành chủ đề. Cách thức sử dụng sơ đồ cũng cần phù hợp với trình độ học sinh. Đối với những HS khá, giỏi, GV có thể yêu cầu tự lập sơ đồ khái quát nội dung kiến thức. Đối với những HS trung bình hoặc chậm hiểu, GV chuẩn bị sẵn các sơ đồ trống, sau đó hướng dẫn điền thơng tin vào sơ đồ. Trong mơi trường học tập có sự hỗ trợ của cơng nghệ, GV hướng dẫn HS sử dụng các phần mềm Power Point, Mindmaps... thiết kế sơ đồ và trình chiếu sinh động hơn.
Vận dụng những ý tưởng hay của Australia khi sử dụng phương pháp Graph ở mỗi chủ đề lịch sử chúng ta cũng có thể thiết kế một sơ đồ giúp học sinh có cái nhìn khái qt tồn bộ nội dung của chủ đề
Ví dụ với chủ đề “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII” GV có thể giới thiệu sơ đồ sau định hướng cho HS những nội dung cơ bản cần nghiên cứu trong chủ đề:
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ khái quát các nội dung chủ đề: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX”
Phương pháp Graph đặc biệt phù hợp trong dạy học về diễn biến, tiến trình sự kiện lịch sử. Ví dụ khi dạy chủ đề “Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII”, giáo viên có thể có thể đưa ra sơ đồ sau và yêu cầu học sinh dựa vào sơ đồ trình bày diễn biến ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên.
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ diễn biến 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên thế kỉ XV
Với sơ đồ này HS sẽ có được cái nhìn khái qt và tồn diện về 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên từ thời gian, người lãnh đạo, các chiến thắng lớn đến ý nghĩa của các cuộc kháng chiến này. Từ đó HS có thể so sánh và rút ra đặc điểm của 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên.
Hoặc khi dạy chủ đề “Nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ”giáo viên cũng dùng sơ đồ để biểu hiện cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước qua các thời kì lịch sử như sau:
Sơ đồ 2.4. Tổ chức đơn vị hành chính thời nhà Nguyễn
Sơ đồ 2.5. Tổ chức bộ máy nhà nước thời nhà Nguyễn
Với các sơ đồ hóa như thế này sẽ giúp học sinh có cái nhìn khái quát hơn về tổ chức đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy nhà nước qua các triều đại phong kiến khác nhau. Qua đó giúp các em khơng chỉ nhớ kiến thức một cách có hệ thống hơn mà cịn có thể so sánh, nhận xét và thấy được bước tiến của các thời kì.
Khi dạy các chủ đề “Bức tranh văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX” và chủ đề “Xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX” giáo viên cũng có thể dùng graph để thể hiện sự phát triển của các ngành kinh tế cũng như các thành tựu văn hóa với các nội dung như: tôn giáo, giáo dục, văn học nghệ thuật… ví dụ khi dạy chủ đề “Bức tranh văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX” giáo viên có thể thiết kế sơ đồ sau giúp các em có cái nhìn tồn diện hơn về bức tranh văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
Sơ đồ 2.6. Thành tựu văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX