1.2. Thực trạng vận dụng dạy học theo chủ đề trong môn L Sở trường THPT
1.2.2. Kết quả khảo sát
Điều tra khảo sát ở một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội với việc phát ra 17 phiếu thăm dò ý kiến giáo viên và 150 phiếu thăm dò ý kiến học sinh và một số câu hỏi phỏng vấn nhanh, chúng tôi tổng hợp được 17 phiếu dành cho giáo viên (Phụ lục 1) và 150 phiếu dành cho học sinh (Phụ lục 2) và thu được kết quả như sau:
1.2.2.1. Quan niệm của giáo viên và học sinh
Thứ nhất, quan niệm của giáo viên về dạy học lịch sử theo các chủ đề
Kết quả điều tra cho thấy phần lớn ý kiến giáo viên được khảo sát (93,8%) thống nhất cho rằng cần thiết dạy học Lịch sử theo các chủ đề. Sở dĩ, cần thiết dạy học Lịch sử theo chủ đề vì vai trị, ý nghĩa to lớn của việc vận dụng dạy học các chủ đề vào dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Khi được hỏi về ý nghĩa của dạy học Lịch sử theo chủ đề có 75,0% giáo viên cho rằng dạy học Lịch sử góp phần tạo tư duy logic cho học sinh; cung cấp kiến thức một cách có hệ thống cho học sinh; tăng khả năng hiểu bài, huy động kiến thức đã học để hiểu sâu và toàn diện các kiến thức Lịch sử cho học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động và hứng thú học tập cho học sinh.Điều này cho thấy dạy học theo chủ đề là một trong những mơ hình dạy học hiện đại với những tính năng ưu việt và là một trong những hướng đi đúng đắn trong quá trình đổi mới dạy học Lịch sử ở nhà trường phổ thông sau năm 2015.
Phần lớn giáo viên đều cho rằng việc vận dụng kinh nghiệm về phương pháp dạy học theo chủ đề của một số nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như: Australia vào dạy các chủ đề trong môn Lịch sử ở các trường THPT Việt Nam là cần thiết. Bởi lẽ, các nước có nền giáo dục tiên tiến như Australia đã thực hiện dạy học theo chủ đề từ rất lâu và trong q trình giảng dạy họ đã tích lũy được nhiều ý tưởng hay về phương pháp dạy học theo chủ đề mà chúng ta có thể vận dụng được. Chính vì vậy, theo kết quả điều tra có tới 82,8% giáo viên đồng ý với quan điểm nên vận dụng kinh nghiệm về phương pháp dạy học theo chủ đề của Australia vào dạy lịch sử trong các trường trung học phổ thông ở Việt Nam.
Thứ hai, quan niệm của học sinh đối với môn học, nội dung điều tra tập trung vào các vấn đề cơ bản như:
- Mức độ yêu thích của học sinh đối với môn học.
- Hứng thú của học sinh đối với việc học tập Lịch sử theo các chủ đề. - Vai trò, ý nghĩa của học tập Lịch sử theo chủ đề.
Kết quả cho thấy phần lớn học sinh chưa có hứng thú với mơn học. Trong tổng số học sinh điều tra chỉ có 13,9% học sinh rất thích học Lịch sử và 19,4% học sinh thích học lịch sử. Đây là một thực tế đáng buồn và thực trạng dạy và học Lịch sử trở thành chủ đề thảo luận sơi nổi trên các diễn đàn báo chí, các nhà khoa học cũng như các giáo viên Lịch sử và thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội.
Tuy phần lớn học sinh khơng u thích mơn Lịch sử nhưng khi được hỏi mức độ hứng thú của các em khi học Lịch sử theo chủ đề thì rất nhiều học sinh tỏ thái độ hào hứng, sơi nổi. Có 19,4% học sinh rất thích và 48,9% học sinh thích học Lịch sử theo chủ đề. Trong bối cảnh mà phần lớn học sinh không u thích mơn Lịch sử mà gần 70% học sinh tỏ ra thích thú với việc học các chủ đề lịch sử là một tín hiệu khả quan và chứng tỏ việc dạy học theo chủ đề là hướng đi đúng đắn.
Thứ ba, về thực trạng áp dụng dạy và học theo các chủ đề lịch sử ở trường phổ thông.
Khi được hỏi về mức độ thường xuyên dạy và học theo chủ đề thì cả giáo viên và học sinh đều có câu trả lời tương đối thống nhất. Trong tổng số giáo viên được hỏi có 68,8% số giáo viên và 52,8% số học sinh cho biết thỉnh thoảng đã áp dụng dạy học theo các chủ đề lịch sử. Có 5,9% số giáo viên cho rằng họ không bao giờ dạy bất kì một chủ đề nào trong khi giảng dạy môn Lịch sử mà chỉ dạy hồn tồn theo tiến trình bình thường của sách giáo khoa và 5,6% số học sinh cũng đồng ý là họ không được học một chủ đề lịch sử nào. Do chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu và các chương trình sách tham khảo có xây dựng chủ đề cụ thể cho các giáo viên nên đa số khi lựa chọn dạy học các chủ đề thì giáo viên phải là người chủ động biên soạn lại.
Các chủ đề mà giáo viên áp dụng vào dạy cho học sinh đa số đều do họ tự xây dựng (50%) khi thấy phù hợp. Và 45,6% số học sinh cũng đồng ý rằng những chủ đề mà họ được học là do giáo viên của họ xây dựng.
Tổng hợp các ý kiến cho thấy các chủ đề mà giáo viên xây dựng và học sinh được học là những chủ đề có sự kết hợp lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam và những nội dung của lịch sử Việt Nam cũng được tích hợp lại thành các chủ đề. Có 25,5% giáo viên đã xây dựng chủ đề có sự kết hợp giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam và 43,8% đã xây dựng những chủ đề chỉ tổng hợp kiến thức lịch sử Việt Nam. Và ý kiến học sinh là 38,9% được học các chủ đề có kết hợp giữa lịch sử thế giới và Việt Nam và 40,6% học sinh học các chủ đề của lịch sử Việt Nam. Những chủ đề lịch sử
thế giới chiếm 18,8% và chủ đề chung có sự tích hợp của nhiều mơn học chiếm 12,5% khơng có sự chênh lệch q lớn với nhau và chênh lệch với hai loại chủ đề được xây dựng ở trên. Chưa có một yêu cầu hay quy định chung thống nhất về việc xây dựng các chủ đề trong chương trình mơn Lịch sử nên trong q trình triển khai dạy và học theo chủ đề các thầy cơ giáo cho rằng: họ gặp khó khăn trong q trình xây dựng các chủ đề chiếm 31,2%. Có tới 81,3% các thầy cô giáo cho rằng khi triển khai dạy học các chủ đề còn tốn thời gian chuẩn bị và tiến hành.
Những khó khăn đó sẽ được khắc phục khi mà chương trình sách giáo khoa mới có sẵn những chủ đề được biên soạn và địnhhướng rõ ràng hơn cho GV.
1.2.2.2. Về phương pháp dạy và học
Thông tin trong bảng tổng hợp (bảng 1.1) cho thấy, giáo viên thường xuyên chọn phương pháp thuyết trình, vấn đáp và sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo trong q trình dạy học mơn Lịch sử. Kết quả điều tra ở học sinh về cơ bản trùng với ý kiến của giáo viên. Điều này cho thấy giáo viên lựa chọn những phương pháp này trong quá trình dạy học mơn Lịch sử là rất tốt và tích cực, tuy nhiên, giáo viên chưa thực sự khai thác và vận dụng những phương pháp mới phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Thống kê đã cho thấy trong dạy học lịch sử các phương pháp như: Đóng vai, nhóm hay dự án, tích hợp liên mơn…giáo viên cịn sử dụng chưa nhiều và chưa hiệu quả. Đây là một trong những ngun nhân làm cho học sinh khơng có hứng thú đối với mơn Lịch sử. Thực tế đặt ra địi hỏi giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học đa dạng nhằm hỗ trợ học sinh tham gia vào q trình học tập, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp ý kiến giáo viên và học sinh về phương pháp dạy học trong giờ học lịch sử (Tỷ lệ %)
Mức độ Phương pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ GV HS GV HS GV HS Thuyết trình 85,5 65,7 14,5 32,2 0 2,1
Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 67,5 52,6 32,5 40,3 0 7,1
Vấn đáp 83,8 34,7 16,2 51,0 0 15,3
Tích hợp 18,8 15,7 71,0 65,3 10,2 19,0
Trực quan (tranh ảnh, phim tư liệu) 35,2 37,3 64,8 45,5 0 17,2 Sử dụng SGK, tài liệu tham khảo 100 88,9 0 10,0 0 1,1
Tổ chức dự án 0 3,7 35,5 32,3 64,5 64,0
Hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu 25,5 31,2 74,0 61,1 0,5 7,7 Phương pháp đóng vai 52,3 48.4 34,2 40,1 13,5 11,5
Phương pháp khác… 0 15,7 61,5 38,1 38,5 46,2
Khi tiến hành dạy học theo các chủ đề, các giáo viên vẫn sử dụng thường xuyên các phương pháp trực quan, vấn đáp và thảo luận nhóm và học sinh cũng đưa ra ý kiến họ thường xuyên được học bằng các phương pháp đó. Tuy nhiên, khi so sánh bảng 1.2 với bảng 1.1 có thể thấy khi áp dụng dạy học các chủ đề giáo viên đã sử dụng đa dạng hơn các phương pháp đặc biệt là các phương pháp mới phát huy tính tích cực chủ động của người học. Phương pháp thảo luận nhóm, tích hợp, sử dụng đồ dùng trực quan được vận dụng nhiều hơn. Đặc biệt nếu như khi tiến hành bài dạy bình thưởng ý kiến giáo viên và học sinh đều cho rằng họ rất ít sử dụng phương pháp dạy học dự án trong mơn Lịch sử thì khi dạy học lịch sử theo chủ đề phương pháp này đã bước đầu
được triển khai. Điều đó chứng tỏ dạy học Lịch sử theo chủ đề góp phần giúp giáo viên và học sinh thuận lợi và hiệu quả khi triển khai các phương pháp mới góp phần thực hiện có hiệu quả q trình đổi mới phương pháp dạy học.
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp ý kiến giáo viên và học sinh về phương pháp dạy học các chủ đề môn Lịch sử (Tỷ lệ%)
Mức độ Phương pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ GV HS GV HS GV HS Thuyết trình 62.5 45,6 37,5 50,2 0 4,2
Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 81,3 54,4 18,7 39,4 0 6,2
Vấn đáp 75,0 33,3 25,0 43,6 0 23,1
Tích hợp 37,5 19,4 56,2 55,5 6,3 25,1
Trực quan (tranh ảnh, phim tư liệu) 71,3 36,1 28,7 38,5 0 25,4 Sử dụng SGK, tài liệu tham khảo 77,5 86,1 17,0 15,3 5,5 1,2
Tổ chức dự án 31,3 9,4 28,2 22,5 51,6 55,7
Hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu 50,0 23,3 58,2 65,5 6,3 7,7 Phương pháp đóng vai 58,4 52,5 31,3 35,2 10,3 12,7
Phương pháp khác… 0 6,5 72,8 32,2 27,2 61,3
Về hứng thú của học sinh đối với các phương pháp dạy học trên, kết quả khảo sát cho thấy đa số học sinh đều thích những phương pháp: thảo luận nhóm, tích hợp, trực quan, dạy học dự án, đóng vai. Có 88,2 % học sinh thích thảo luận nhóm, 80,5 % thích đóng vai, 58,3% học sinh thích phương pháp tích hợp, 82,5% học sinh thích trực quan, 53,6% thích học theo dự án, 68,5 % thích phương pháp thuyết trình . Trong khi đó với phương pháp tự học chỉ có 32,3% học sinh u thích, 20,2% học sinh thích vấn đáp, 17,8% thích sử dụng sách giáo khoa… Đây là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số phương pháp dạy học các chủ đề lịch sử phù hợp.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
SGK và TLTK Tựhọc thuyết trình Nhóm Trực quan Đóng vai Tích hợp Tổchức dự án
Vấn đáp
Hình 1.1. Biểu đồ tổng hợp ý kiến học sinh về mức độ yêu thích đối với các phương pháp học tập môn lịch sử (Tỷ lệ %)
1.2.2.3. Ý tưởng, mong muốn, đề xuất của giáo viên và học sinh đối với chương trình sách giáo khoa mới sau năm 2015
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông và đặc biệt để sẵn sàng chờ đón chương trình, sách giáo khoa mới sau năm 2015, chúng tôi ghi nhận những đề xuất, nguyện vọng của các giáo viên và học sinh ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đa số các giáo viên đều cho rằng chương trình, sách giáo khoa mới nên tích hợp thành các chủ đề nhưng cần có những hướng dẫn cụ thể để giáo viên khơng bỡ ngỡ cũng như khó khăn trong q trình triển khai các chủ đề. Hơn nữa các chủ đề nên được xây dựng đa dạng, có chủ đề bắt buộc và tự chọn để phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng trường phổ thông. Dạy học lịch sử theo chủ đề rất hay và phù hợp với quá trình phát triển của giáo dục hiện nay nhưng đổi mới phải được tiến hành dưới sự chỉ đạo rõ ràng và đồng bộ vì sự tiến bộ của người học và phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
Về phía học sinh, đa số ý kiến của các em mong muốn chương trình sau năm 2015 sẽ tích hợp thành các chủ đề khái quát, không yêu cầu học sinh ghi nhớ những sự kiện khơ khan, hình ảnh minh họa trong sách đa dạng, kiến thức lịch sử gắn liền với
thực tiễn cuộc sống. Nhiều em học sinh bày tỏ quan điểm các em không hề ghét học Lịch sử nhưng cách dạy của các thầy cô cùng với những yêu cầu phải học thuộc và ghi nhớ các sự kiện lịch sử khiến các em sợ học sử.
Đây là những ý kiến, những đề xuất quan trọng từ thực tế dạy và học lịch sử ở trường phổ thơng hiện nay góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi thực hiện đề tài này. Theo ý kiến của giáo viên đang giảng dạy tại trường THPT chuyên Chu Văn An- Hà Nội cho rằng: “Dạy học lịch sử theo chủ đề là rất hay và phù hợp với quá trình đổi mới giáo dục hiện nay. Đồng thời việc vận dụng những ý tưởng hay của Australia về các PPDH theo chủ đề vào môn lịch sử ở các trường THPT là cần thiết. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp ngành và của toàn xã hội đối với bộ môn.”
1.2.2.4. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Điều tra, khảo sát ý kiến giáo viên và học sinh không chỉ giúp cho vi ệc đưa ra những đánh giá, nhận xét về thực trạng dạy học nói chung, vấn đề tổ chức và hướng dẫn học sinh học mơn Lịch sử theo chủ đề nói riêng mà cịn là cơ sở nêu ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học.
Thứ nhất, môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông chưa phải là môn học được nhiều học sinh yêu thích. Nguyên nhân chủ yếu là do Lịch sử là một môn học khô
khan, lượng kiến thức q dài và khó nhớ.Khơng những vậy phương pháp dạy học của giáo viên chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của học sinh. Giáo viên vẫn chủ yếu chú trọng mục tiêu nhận thức cho học sinh mà chưa chú ý giáo dục đạo đức, tư tưởng và phát triển các kĩ năng cần thiết.Đặc biệt, nhiều giáo viên còn chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, chưa chịu khó đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chưa ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học để làm tăng tính hấp dẫn cho bài giảng.
Thứ hai, nhiều giáo viên cho rằng việc dạy học lịch sử theo chủ đề là cần thiết bởi vậy, họ đã chủ động xây dựng và dạy học Lịch sử theo chủ đề. Tuy nhiên, một số
giáo viên vẫn gặp khó khăn trong quá trình xây dựng các chủ đề cũng như mất thời gian trong quá trình triển khai. Mặc dù nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc triển khai dạy học Lịch sử theo chủ đề song giáo viên chưa chú ý đúng mức đến việc hướng dẫn học sinh học tập các chủ đề, chưa thiết kế được công cụ hỗ trợ phù hợp cho hoạt động học tập và kiểm tra đánh giá của học sinh.
Thứ ba, nhiều học sinh rất hứng thú với việc dạy học lịch sử theo các chủ đề.Có
thể nói đây là tín hiệu rất đáng mừng. Tuy nhiên, để phát huy được điều này đòi hỏi giáo viên cần có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc