Vị trí, mục tiêu, nội dung của phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề của australia vào phần lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến giữa thế kỉ XIX, lớp 10 THPT, (chương trình chuẩn) (Trang 38 - 40)

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung của phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX kỉ XIX

2.1.1. Vị trí của phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX

Chương trình lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn) cấu trúc thành ba phần chính như sau: Phần một: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, Cổ đại và trung đại; Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX; Phần ba: Lịch sử thế giới cận đại. Như vậy, phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX nằm ở phần hai của chương trình lịch sử lớp 10, chương trình chuẩn.

2.1.2. Mục tiêu của phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX

Phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX trong chương trình lớp 10 cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc trong khoảng 10 thế kỉ xây dựng và phát triển. Vì vậy, sau khi học xong phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:

Về kiến thức: Trình bày được các giai đoạn phát triển của nhà nước phong kiến

Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX; trình bày được những thành tựu chính về kinh tế, văn hóa và xã hội nước ta qua các thế kỉ; trình bày được những nét chính về diễn biến các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII. Lập được bảng so sánh các thành tựu về kinh tế, văn hóa qua các giai đoạn. Đánh giá được vai trị của các triều đại đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc

Về kĩ năng: Phát triển các kĩ năng, kĩ xảo trong q trình học tập bộ mơn Lịch

như: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, tư liệu, lập bảng thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…. ; kĩ năng thuyết trình; kĩ năng làm việc nhóm...Tăng cường kĩ năng thực hành bộ môn, tự kiểm tra và đánh giá.

Về thái độ: Giáo dục truyền thống yêu nước và truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Giáo dục lòng biết ơn và trân trọng những thành tựu mà ông cha đã xây dựng qua các thời kì lịch sử.

2.1.3. Nội dung của phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX

Phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX trong sách giáo khoa lịch sử 10, chương trình chuẩn gồm 3 chương:

Chƣơng I. Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Thế kỉ X mở đầu thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhà nước quân chủ được thành lập và từng bước phát triển đến đỉnh cao ở thế kỉ XV trên một lãnh thổ thống nhất. Với niềm tự hào chân chính và ý thức vươn lên, từ thế kỉ X cho đến thế kỉ XV, nhân dân Việt Nam đã cần cù lao động, xây dựng và phát triển một nền kinh tế tự chủ, toàn diện. Ruộng đất ngày càng mở rộng, thủ công nghiệp ngày càng phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển của thương nghiệp trong nước cũng như giao lưu với thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên, do sự chi phối của quan hệ sản xuất phong kiến, xã hội ngày càng phân hóa. Trong những thế kỉ xây dựng đất nước, nhân dân vẫn phải liên tục tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Với lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng, nhân dân Đại Việt đã làm nên biết bao chiến thắng huy hoàng, giữ vững nền tảng độc lập dân tộc. Trong các thế kỉ X-XV, cùng với sự nghiệp chính trị, quân sự và phát triển kinh tế, nhân dân Việt Nam đã từng bước xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Những thành tựu văn hóa đạt được, vừa là sản phẩm của sự nghiệp chung nói trên, vừa đặt nền móng vững chắc lâu dài cho dân tộc.

Chƣơng II. Việt Nam từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII

Cuộc khủng hoảng chính trị đầu thế kỉ XVI đã làm sụp đổ triều Lê sơ. Nhà Mạc ra đời chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và tiếp đó là cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Hai chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngồi được hình thành tồn tại cho đến cuối thế kỉ XVIII. Mặc dù chính trị có nhiều biến động, nhưng do nhiều điều kiện khác nhau nên nền kinh tế vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện có ý nghĩa xã hội quan trọng.Vào cuối thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng Trong bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy tàn. Một phong trào nông dân bùng lên rầm rộ, mở đầu từ ấp Tây Sơn (Bình Định) và trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình đã làm nên hai sự nghiệp lớn: Bước đầu thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Những biến động lớn của xã hội đã ảnh hưởng đến tình hình văn hóa, giáo dục. Hơn nữa, ở các thế kỉ XVI - XVIII, sự phát triển của ngoại

thương, của kinh tế hàng hóa và giao lưu với thế giới bên ngoài cũng tác động lớn đến đời sống văn hóa của nhân dân ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề của australia vào phần lịch sử việt nam từ thế kỉ x đến giữa thế kỉ XIX, lớp 10 THPT, (chương trình chuẩn) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)