Vai trò của học liệu thƣ viện trong việc hỗ trợ dạy, học tại trƣờng đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý học liệu tại thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 31 - 34)

học, mỗi loại học liệu có những tính năng nổi trội, cần biết khai thác và phát huy thế mạnh của mỗi loại. Việc phân loại này còn mang ý nghĩa phục vụ công tác tổ chức, quản lý học liệu, xây dựng các quy định phục vụ học liệu trong thƣ viện đại học.

Quản lý học liệu là tác động có mục đích của ngƣời quản lý nhằm

xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả học liệu phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong trƣờng đại học.

1.4. Vai trò của học liệu thƣ viện trong việc hỗ trợ dạy, học tại trƣờng đại học học

Thƣ viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho ngƣời đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tƣ duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trƣờng hồn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc. Để thƣ viện đại học thật sự là nơi đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả giáo dục, vai trò của học liệu rất quan trọng, học liệu đảm bảo về nội dung, đảm bảo về loại hình bao gồm đầy đủ sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo chuyên ngành phù hợp với ngành nghề đào tạo của nhà trƣờng. Bên cạnh đó các nguồn thơng tin đƣợc bổ sung từ các bài báo cáo khoa học, các báo cáo ngoại khóa theo chuyên đề...Học liệu phải đa dạng về thể loại: Ngoài các loại tài liệu sách, báo, tạp chí truyền thống, cần thu thập đầy đủ các sản phẩm thông tin ở bất kỳ nơi nào và dƣới bất cứ dạng nào. Đặc biệt là chất lƣợng học liệu phải đảm bảo phù hợp, đáp ứng đƣợc yêu cầu học tập, giảng dạy nghiên cứu của cán bộ, giảng viên sinh viên trong trƣờng [21].

Do đó học liệu trong thƣ viện các trƣờng đại học đóng một vai trị đặc biệt quan trọng hỗ trợ tích cực cho hoạt động giảng dạy, học tâp, nghiên cứu của NDT.

1.4.1. Hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy

Đối với giảng viên, thƣ viện đại học là nới lƣu trữ đầy đủ nhất, hệ thống nhất và mới nhất những tài liệu, học liệu về ngành nghề, về lĩnh vực

khoa học để nghiên cứu, giảng dạy (trƣớc sự bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay, một cá nhân giảng viên khó có thể sở hữu đƣợc đầy đủ tất cả các nguồn thông tin của nhân loại về vấn đề mình quan tâm). Ngồi ra, thơng tin trong các học liệu tại thƣ viện giúp giảng viên thƣờng xuyên cập nhật nội dung giảng dạy, làm mới cũng nhƣ làm phong phú nội dung giảng dạy. Từ đây giảng viên sẽ biên soạn ra những cuốn học liệu mới với nội dung cập nhật, phù hợp nhất với mục tiêu mơn học mà mình giảng dạy.

Trong thời đại mà nguồn thơng tin phát triển mạnh mẽ thì ngƣời giảng viên khơng thể truyền đạt hết những kiến thức cần thiết của ngành nghề, của một lĩnh vực khoa học nhất định. “Nếu nhƣ trƣớc kia ngƣời ta có thể sử dụng thời gian bốn, năm năm đại học để trang bị một vốn tri thức về một nghề nghiệp cao cấp nào đó cho một sinh viên để anh ta sử dụng hầu nhƣ trong cả cuộc đời hành nghề của mình, thì ngày nay điều đó là điều hoang tƣởng”. Bên cạnh đó, phƣơng pháp truyền thụ một chiều của giảng viên sẽ làm cho sinh viên thụ động trong việc tiếp thu tri thức mới và hạn chế khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Với sự hỗ trợ của thƣ viện đại học, học liệu, giảng viên chỉ cần truyền đạt những kiến thức cơ bản, nền tảng của ngành nghề, của lĩnh vực khoa học và hƣớng dẫn sinh viên tìm kiếm thơng tin, tìm kiếm tri thức về ngành nghề , về lĩnh vực khoa học đó trong học liệu ở thƣ viện, phát huy tính chủ động của sinh viên trong quá trình đào tạo.

Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc phƣơng pháp dạy học tích cực thì u cầu giảng viên phải là ngƣời sử dụng thành thạo các nguồn lực thông tin về ngành nghề, lĩnh vực khoa học mà mình giảng dạy, phải biết sử dụng tốt nguồn thông tin, nguồn học liệu của thƣ viện. Từ đó, giảng viên mới là ngƣời hƣớng dẫn tích cực cho sinh viên trong việc tìm kiếm, sử dụng học liệu phục vụ học tập, nghiên cứu.

Đối với giảng viên, tài liệu nói chung và học liệu nói riêng là phƣơng tiện giúp giảng viên thực hiện phƣơng pháp giảng dạy tích cực, là cơ sở giúp giảng viên mở rộng nội dung giảng dạy, tăng thêm thời lƣợng học tập của

sinh viên. Sinh viên phát huy đƣợc khả năng tự học, tự nghiên cứu và tính sáng tạo trong quá trình học tập.

1.4.2. Hỗ trợ cho hoạt động học tập

Đối với sinh viên, Học liệu thƣ viện đóng vai trị quan trọng trong q trình học tập và tích lũy tri thức. Trƣớc hết, học liệu cung cấp những kiến thức giúp giải quyết những bài tập, những vấn đề mà giảng viên yêu cầu. Ở khía cạnh này, vai trò của sinh viên vẫn mang tính thụ động (vì chỉ đọc những gì theo yêu cầu của bài tập). Khi những kiến thức thu đƣợc qua nghe giảng, qua yêu cầu đọc, không đủ để giúp sinh viên giải quyết các bài toán trong cuộc sống, họ tự tìm tịi, nghiên cứu để tìm ra lời giải. Đây chính là lúc sinh viên đã bƣớc sang giai đoạn chủ động trong quá trình học tập và nhu cầu sử dụng học liệu, nguồn lực thông tin trở nên cấp thiết, không thể thiếu trong quá trình học tập của sinh viên. Học liệu tại thƣ viện đại học không chỉ là nguồn giúp sinh viên bổ sung nội dung học tập một cách đầy đủ, chuyên sâu mà còn là nơi giúp sinh viên phát triển tri thức , kỹ năng về ngành nghề, để từ đó sinh viên có đủ phẩm chất, năng lực vững vàng bƣớc vào cuộc sống.

Ngoài ra, với phƣơng pháp học tập tích cực này, giảng viên và sinh viên đều là ngƣời cùng tìm kiếm thơng tin mới, những tri thức mới về ngành nghề đào tạo. Khơng chỉ có giảng viên mới là ngƣời tìm kiếm tri thức mới và truyền đạt tri thức đó cho sinh viên, mà cả sinh viên cùng với giảng viên để tìm kiếm tri thức mới, “Q trình dạy học là cơ hội thầy trị cùng học”. Ngƣời học là ngƣời tiếp nhận kiến thức nhƣng đồng thời cũng là ngƣời chủ động tạo kiến thức, hƣớng tới đáp ứng những nhu cầu của thị trƣờng lao động ngoài xã hội. Do đó, chỉ với một cuốn giáo trình hay một bài giảng của thầy khơng đủ để tìm kiếm tri thức mới mà sinh viên phải tìm kiếm trong nguồn học liệu phong phú của thƣ viện đại học.

Nói tóm lại, trong thời đại ngày nay, biên độ của lớp học không thể hạn chế trong một không gian nhất định, nội dung giảng dạy mang tính tƣơng

đối và thời điểm, thì kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên đối với học liệu tại thƣ viện đại học là kỹ năng cơ bản theo các em trong suốt cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý học liệu tại thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)