Thực trạng việc sử dụng bài tậpvật lí theo hướng tiếp cận PiSa trong dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và hướng dẫn học sinh giải các bài tập phần động lực học chất điểm vật lí 10 trung học phổ thông theo hướng tiếp cận pisa (Trang 41 - 44)

1 .Lý do chọn đề tài

9. Cấu trúc luận văn

1.5. Thực trạng việc sử dụng bài tậpvật lí theo hướng tiếp cận PiSa trong dạy

trong dạy học vật lí ở trường THPT

1.5.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu tình hình dạy bài tập phần động lực học chất điểm vật lí 10 nói chung và việc sử dụng bài tập tình huống trong dạy học nói riêng. Để

phát hiện ra những điều còn hạn chế về phương pháp dạy học và việc sử dụng bài tập tình huống trong dạy học phần kiến thức này. Những kết quả tìm hiểu là cơ sở để tơi biên soạn các bài tập tình huống theo hướng tiếp cận PiSa. Theo hướng phát huy năng lực phổ thơng, phát huy tích cực, tự chủ, năng lực sáng tạo của học sinh.

1.5.2. Nội dung điều tra

- Những phương pháp mà giáo viên đã sử dụng tổ chức dạy học - Hoạt động của sinh trong giờ học vật lí.

- Việc sử dụng bài tập tình huống trong giờ học vật lí của giáo viên.

1.5.3. Đối tượng điều tra

- Học sinh lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ - Từ Sơn – Bắc Ninh. - Giáo viên dạy vật lí trường THPT Lý Thái Tổ - Từ Sơn – Bắc Ninh. - Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp giáo viên và học sinh.

- Dùng phiếu điều tra thăm dò ý kiến.

- Dự giờ một số tiết dạy bài tập phần “Động lực học chất điểm”.

1.5.4. Kết quả điều tra

- Qua việc tổng hợp kết quả tham khảo ý kiến, trao đổi trực tiếp với giáo viên, tham gia dự giờ trên lớp tôi nhận thấy.

* Đối với giáo viên:

+ Giáo viên vẫn coi mục tiêu giờ dạy trên lớp là dạy hết những gì trong sách giáo khoa viết, dập khuôn cứng nhắc.

+ Phương pháp dạy của giáo viên chủ yếu là phương pháp thuyết trình, thiếu sự sáng tạo chưa đổi mới phương pháp dạy học, còn hạn chế trong việc sáng tạo các dạng bài tập và hướng dẫn gải bài tập.

+ Giáo viên chưa mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giờ dạy và chưa khơi dậy được sự sáng tạo, khả năng làm chủ tri thức của học sinh sự ham học hỏi, yêu môn học của học sinh.

+ Một số giáo viên đã tổ chức tình huống học tập nhưng chưa đưa ra được những tình huống phù hợp, chưa tạo được điều kiện để học sinh tích cực tìm tịi xây dựng kiến thức, các câu hỏi trong các tình huống có tính chất rời rạc, khơng làm cho học sinh có cái nhìn tổng qt vấn đề hay cách giải quyết tồn diện vấn đề. Các tình huống chưa kích thích được tính chủ động của học sinh, chưa khai thác được những hiện tượng liên quan tới phần động lực học trong đời sống.

+80℅ giáo viên chưa quan tâm đến xây dựng bài tập tình huống theo hướng tiếp cận PI SA.

+20%tỉ lệ giáo viên cịn lại có biết tới PI SA nhưng chưa áp dụng trong giảng dạy .

* Đối với học sinh:

+ Trong giờ học học sinh chủ yếu ghi nhớ, tái hiện kiến thức.

+ Học sinh ít có khả năng liên hệ những kiến thức vật lí được học với thực tế cuộc sống.

+Tính tích cực, chủ động, sáng t ạo trong học tập của học sinh chưa cao, rất nhiều học sinh học một cách thụ động, máy móc.

+ Khả năng diễn đạt của học sinh rất kém, các em thường lúng túng khi diễn đạt ý tưởng của mình về một vấn đề nào đó.

+ Kết quả học tập của học sinh trong các giờ bài tập chưa thật cao Qua điều tra, tìm hiểu cho thấy việc xây dựng và hướng dẫn học sinh giải các bài tập dựa theo tình huống theo hướng tiếp cận PI SA là cần thiết tuy nhiên để hoàn thiện hệ thống bài tập kiểu này cần có nhiều thời gian cần

có sự thẩm định và thử nghiệm trong q trình dạy học .Có thể đây là những phác thảo đầu tiên để tác giả cùng các đồng nghiệp hoàn thiện dần trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và hướng dẫn học sinh giải các bài tập phần động lực học chất điểm vật lí 10 trung học phổ thông theo hướng tiếp cận pisa (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)