Biểu 1 : Số lượng và trình độ cán bộ cơng nhân viên của công ty trong năm 2012-2014
3.3 Kế toán TSCĐ :
3.3.1 Khái niệm và đặc điểm :
Khái niệm :
TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn , tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của DN và giá trị của nó được chuyển dần dần,từng phần vào giá trị sản phẩm dịch vụ sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.
Tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ là:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. -Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
-Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên
-Có giá trị theo quy định hiện hành (theo quy định hiện nay là từ 30.000.000 đồng trở lên)
Đặc điểm :
- Tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh,
- TSCĐ bị hao mịn và giá trị của nó được dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì.
- TSCĐ giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐ:
Phản ánh kịp thời số hiện có, tình hình biến động của từng thứ loại, nhóm TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũng như trong từng đơn vị sử dụng, đảm bảo an toàn về hiện vật, khai thác và sử dụng đảm bảo hết cơng suất có hiệu quả
Báo cáo thực tập lần 1 2016
Nguyên tắc quản lý:
- Phải lập bộ hồ sơ cho mọi TSCĐ có trong DN .Hồ sơ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan.
- Tổ chức phân loại, thống kê, đánh số, lập thẻ riêng và theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phịng kế tốn và đơn vị sử dụng - TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá trị cịn lại trên sổ kế tốn
- Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính DN phải tiến hành kiểm kê TSCĐ.Mọi trường hợp thiếu hay thừa đều phải lập biên bản tìm ra nguyên nhân và xử lý.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh ,tổng hợp số liệu chính xác ,đầy đủ, kịp thời về số lượng , hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm , đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mịn của TSCĐ trong q trình sử dụng, tính tốn và phản ánh chính xác số khấu hao và chi phí kinh doanh trong kỳ của đơn vị có liên quan.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự tốn chi phí sửa chữa TSCĐ
- Tham gia công tác kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường, đánh giá lại TSCĐ trong trường hợp cần thiết. Tổ chức phân tích, tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.