I. Định h-ớng phát triển thị truờng chứng khoán Việt
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị truờng vốn của Việt Nam, trong đó thị trường chứng khốn đóng vai trò chủ đạo; từng bước đưa thị trường vốn vào trở thành một cấu thành quan trọng của thị truờng tài chính, góp phần đắc lực huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế; đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và duy trì trật tự, an tồn, hiệu quả, tăng cường giám sát quản lý thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh chủ động hội nhập thị truờng tài chính quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, thị truờng vốn Việt Nam phát triển tương đuơng các nước trong khu vực.
2. Mục tiêu cụ thể
Phát triển thị truờng vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010 giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 50%GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP.
3. Các giải pháp thị trƣờng
Giải pháp dài hạn
a) Phát triển thị truờng vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao gồm thị truờng cổ phiếu, trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị trường tập trung và phi tập trung…. ) vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết các thị trường khu vực và quốc tế.
13 Trích Đề án phát triển thị trường vốn VN đến năm 2010 và tầm nhìn 2020- Thủ tướng Chính phủ kí ngày 2-8-2007.
b) Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị truờng; mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cấu thành một thị trường vốn phát triển trong khu vực.
c) Tăng cường quản lý Nhà nước, thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt dộng trên thị trường.
. Giải pháp trước mắt đối thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phát triển quy mơ, nâng cao chất lượng và đa dạng hố các loại hàng hoá để đáp ứng nhu cầu thị trường.
a. Cổ phiếu
Đẩy mạnh chương trình cổ phần hoá các doanh nghiệp, tổng cơng ty Nhà nước, tập đồn kinh tế và các ngân hàng thương mại Nhà nước, gắn việc cổ phần hoá với niêm yết trên thị truờng chứng khoán; Đối với những doanh nghiệp đã cổ phần hoá đủ điều kiện phải thực hiện việc niêm yết; đồng thời tiến hành rà soát, thực hiện việc bán tiếp cổ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần. Chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sang hình thức cơng ty cổ phần và niêm yết, giao dịch trên thị truờng chứng khoán;
b. Trái phiếu
Mở rộng quy mơ và đa dạng hố các loại trái phiếu, các phuơng thức phát hành trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn; phát triển các loaị trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp, trái phiếu cơng trình để đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia. Tách thị truờng trái phiếu ra khỏi thị truờng cổ phiếu để hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt .
II. CÁC VÀ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI THỊ TRUỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI THỊ TRUỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1. Triệt để thực hiện chƣơng trình gắn cổ phần hoá với niêm yết, phát triển cung chứng khốn tăng qui mơ thị trƣờng
Có một điều chắc chắn là chất lượng nguồn cung chứng khoán là một trong những nhân tố quan trọng giúp thị trường phát triển lành mạnh, bền vững và khó có thể tìm ra chứng cứ để bác bỏ lập luận cho rằng (TTCK) Việt Nam có được sự sơi động là nhờ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng như việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp này trên thị trường. Tuy nhiên, cho dù có chiếm phần lớn trong các công ty đang niêm yết và đăng ký giao dịch trên hai trung tâm giao dịch chứng khoán, nhưng so với khối tài sản mà các DNNN đang nắm giữ thì số đã được cổ phần hóa cũng hết sức khiêm tốn và cũng chỉ một số nhỏ trong đó được đưa ra niêm yết. Vậy làm thế nào để đẩy mạnh quá trình CPH cũng như đưa các doanh nghiệp này ra niêm yết để tạo hàng hoá cho TTCK.
Hiện nay vẫn còn khoảng 2.200 doanh nghiệp nhà nước loại lớn mà tổng vốn 31 tỷ đô la, tương đương 31%GDP. Nhà nước dự tính sẽ chỉ giữ lại 554 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Theo Quyết định số 1729/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 29/12/2006 về việc phê duyệt danh sách các tổng công ty và tập đoàn kinh tế được cổ phần hố đã cơng bố trong giai đoạn 2007-2010 sẽ có 71 tổng cơng ty Nhà nước và tập đoàn kinh tế quan trọng được cổ phần hóa và niêm yết. Năm 2007 có 20 Tập đồn và Tổng Cơng ty Nhà nước phải cổ phần hóa trong đó có những doanh nghiệp lớn như Tổng Công ty Bia Hà Nội, Công ty Bia Sài Gòn, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà, Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị của Hà Nội. Năm 2008 có 26 Tập đồn và Tổng Cơng ty Nhà nước trong đó có các doanh nghiệp lớn như hai doanh nghiệp lớn phải thực hiện cổ phần hoá là Tổng công ty hàng không Việt Nam và Tập đoàn dệt may Việt Nam ; năm 2009, Tổng công ty giấy, Tổng công ty thép và Tổng công ty lương thực miền Bắc là những doanh nghiệp quan trọng trong năm 2009 trong số 19 Tập đồn và Tổng Cơng ty Nhà nước phải thực hiện cổ phần hố; năm 2010 có 06 Tập đồn và Tổng Cơng ty Nhà nước. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành các công ty cổ phần
cho phù hợp với thực tế và đồng bộ với các quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khốn. Theo đó, Nghị định đã bổ sung thêm đối tượng cổ phần hố là cơng ty mẹ của tập đồn kinh tế, cơng ty mẹ trong tổ hợp Công ty mẹ-công ty con, công ty TNHH do Nhà nước nắm giữ 100% vốn. Nghị định mới đã mở rộng đối tượng nhà đầu tư chiến lược, cho phép các nhà đầu tư nước ngồi cũng có thể tham gia mua cổ phần trở thành nhà đầu tư chiến lược. Nghị định mới đã đưa thêm các hình thức bán cổ phần lần đầu khác như bảo lãnh phát hành, và thoả thuận trực tiếp. Nếu áp dụng phương thức đấu giá cơng khai, doanh nghiệp có khối lượng cổ phần bán ra dưới 10 tỷ đồng thì được đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian. Ngược lại, nếu khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng phải đấu giá tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán. Điểm đặc biệt là nghị định cũng yêu cầu những doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khốn theo quy định của pháp luật có liên quan về chứng khoán phải thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch ngay trên Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán trong khi cổ phần hoá.
Bên cạnh những biện pháp để tăng tốc cổ phần hoá như cải thiện thủ tục cổ phần hoá, đặc biệt vấn đề định giá và xử lý nợ xấu thì biện pháp nhằm tăng tốc quá trình gắn cổ phần hoá với niêm yết cũng cần được đặc biệt xem xét để giải quyết tình trạng hiện nay là cổ phần hố thì nhiều mà niêm yết thì ít.
Thứ nhất, cần quan niệm việc phát triển TTCK là một q trình mang tính thị truờng, chịu sự tác động của các quy luật mang tính thị truờng về cung-cầu hàng hố niêm yết nói chung và các quy luật của thị truờng vốn nói riêng. Từ đó có các giải pháp nhằm tác động đến phía cung hay cầu của thị truờng. Chẳng hạn, cùng với sự phát triển mang tính tuần tự, tuân thủ quy luật cung cầu của thị trường, khi nhu cầu đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước tăng lên, khi nhu cầu huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên, khi nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp tăng lên, các doanh nghiệp sẽ tìm đến con đuờng niêm yết để thực hiện nhu cầu và họ sẽ ―gặp gỡ‖ với nhu cầu đầu tư. Sự sôi động của TTCK với đặc trưng là giá cổ phiếu tăng cao thời gian gần đây đã cho thấy sự hấp dẫn của bản thân thị trường đối với cả hai phía cung—cầu.
Thứ hai, thực tế, cho thấy việc ban hành quy định áp dụng thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp niêm yết (công văn số 11924 TC/CST ngày 20/10/2004) đã phần nào đã khuyến khích doanh nghiệp lên sàn, tuy nhiên, chính chính sách bỏ ưu đãi thuế TNDN (công văn 10997/BTC-CST ra ngày 8/9/2006) đã tạo nên cú hích nhất định trong tiến độ niêm yết của nhiều doanh nghiệp. Nếu như trước đây các doanh nghiệp còn chần chừ giữa nên hay không nên tham gia TTCK, thì vào thời điểm cuối năm 2006 các cơng ty đã ráo riết hồn tất các thủ tục cần thiết để kịp tham gia thị truờng. Trong thời gian tới, để tạo nguồn hàng có bài bản, tự nguyện, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung, ban hành mới những cơ chế ưu đãi đặc biệt, những biện pháp mang tính kích cầu, tạo địn bẩy bằng các công cụ kinh tế, thị trường.
Thứ ba, để tạo thêm sức cung cho thị trường, nhất là các hàng hố có chất lượng cao, các cơ quan có thẩm quyền cần kiến nghị lựa chọn đưa lên niêm yết một số cổ phiếu có độ hấp dẫn cao như Vietcombank, Mobifone,… vừa có tác dụng dẫn dắt thị truờng vừa đáp ứng được yêu cầu nội tại của doanh nghiệp về vốn cho sản xuất kinh doanh. Giải pháp ở đây là quyết định lựa chọn các cổ phiếu có nhu cầu niêm yết với độ hấp dẫn cao đối với công chúng và nhà đầu tư. Biện pháp thực hiện mang tính thị trường có định hướng.
Thứ tư, để tạo nguồn hàng một cách chủ động, đảm bảo quyền năng của chủ sở hữu Nhà nước đối với Doanh nghiệp cổ phần hoá, Nhà nước cần nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách ràng buộc, bắt buộc hơn nữa. Chẳng hạn như có thể lập ra một danh sách có chọn lọc cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá cần lên sàn để có những chính sách ứng xử đặc biệt nhằm đẩy nhanh tiến trình hồn thiện thủ tục niêm yết, đăng kí giao dịch cho các cổ phiếu này.
Cơng ty cổ phần và thị trường chứng khoán là hai thành tố không thể tách rời, với đặc trưng riêng của nền kinh tế Việt Nam. Việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa đưa các cơng ty niêm yết để tạo ra một thị trường vốn phát triển là điều cần thiết và cấp bách hiện nay.
2. Phát triển nhanh thị truờng trái phiếu đặc biệt là thị truờng trái phiếu doanh nghiệp. doanh nghiệp.
Đề án xây dựng thị truờng trái phiếu Chính phủ chuyên biệt tại HASTC nhằm tăng cuờng tính thanh khoản cho trái phiếu Chính phủ thứ cấp, trên cơ sở đó thúc đẩy thị truờng trái phiếu sơ cấp và thị truờng trái phiếu doanh nghiệp nói chung.
Theo dự kiến, hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt sẽ được đưa vào vận hành trên HASTC từ năm 2008. Thành viên giao dịch trên thị truờng ngồi các cơng ty chứng khốn sẽ mở rộng ra các ngân hàng thương mại lớn trong nuớc và chi nhánh ngân hàng thương mại nuớc ngoài tại Việt Nam. Các công ty chứng khoán đuợc phép giao dịch trái phiếu Chính phủ cho chính mình và khách hàng. Các ngân hàng thương mại với tư cách thành viên đặc biệt chỉ được phép giao dịch trái phiếu Chính phủ cho chính mình.
Cũng theo dự thảo đề án thành lập thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ riêng biệt, hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ sẽ là một phân hệ độc lập trong hệ thống giao dịch tại HASTC. Dự kiến, hệ thống giao dịch trái phiếu đuợc thiết kế theo mơ hình khơng sàn, được kết nối trực tiếp từ hệ thống quản lý của HASTC đến các nhà kinh doanh trái phiếu thành viên. Cơ chế niêm yết giá trái phiếu sẽ theo thông lệ quốc tế và thói quen của nhà đầu tư tại Việt Nam (niêm yết theo lợi suất trái phiếu và theo giá trái phiếu).
Trên cơ sở sự phát triển ổn định của thị truờng này, UBCKNN sẽ tiếp tục triển khai mở rộng sang thị truờng trái phiếu chính quyền địa phuơng và trái phiếu cơng ty.
Bên cạnh đó, để kích thích cho thị truờng trái phiếu doanh nghiệp, xin được kiến nghị những biện pháp sau đây :
Đầu tiên phải khẳng định rằng, trái phiếu của doanh nghiệp khơng phải là trái phiếu chính phủ nên độ rủi ro cao hơn nhiều, do vậy đánh giá mức tín nhiệm là cơng việc bắt buộc. Song song với việc ban hành những nghị định hướng dẫn và khuyến khích phát hành trái phiếu thì việc thành lập những tổ chức có uy tín để đánh giá mức tín nhiệm của từng cơng ty là cơng việc cần làm cấp bách lúc này. Để khắc phục khó khăn này, chúng ta có thể học tập mơ hình mà các nuớc láng giềng
như Malaysia, Nhật Bản hay Hàn Quốc đang áp dụng. Nhật Bản có thể xem là một ví dụ điển hình. Nuớc này có những quy định pháp lý hết sức chặt chẽ về tiêu chuẩn để trở thành một tổ chức định mức tín nhiệm (CRAs). Khơng những vậy, Nhật Bản cịn thơng qua những ban giám sát để cấp phép và theo dõi chặt chẽ các hoạt động của các CRAs nhằm tranh sự câu kết với các doanh nghiệp.
Ngồi ra, việc tăng cuờng vai trị của các Hiệp hội, thúc đẩy đối thoại thị truờng, song hành với việc nghiên cứu hình thành cơ quan quản lý nợ thống nhất nhằm phát triển thị trường trái phiếu, đa dạng hoá kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển, gắn phát hành trái phiếu với phát triển TTCK cũng là một biện pháp hữu hiệu thúc đẩy sự đi lên cũng như tạo ra sự sôi động cho thị truờng trái phiếu doanh nghiệp.
Cuối cùng cần có một sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Khả năng quản lý, giám sát thị truờng được tăng cuờng thì thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển một cách bền vững. Những cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm chính như Bộ Tài chính và ngân hàng nhà nước là đầu tàu trong giải pháp này.
3. Hoàn thiện khung pháp lý đối với thị trƣờng niêm yết Việt Nam
TTCK Việt Nam đã đi vào hoạt động đuợc hơn 7 năm và đã đang đạt đuợc những thành tích đáng kể đóng góp cho cơng cuộc đổi mới đất nước, tuy nhiên, so với các thị trường trên thế giới, TTCK nước ta vẫn còn ở trong giai đoạn đầu phát triển, nhiều yếu tố thị truờng vẫn cịn chưa có hoặc bắt đầu hình thành. Do đó, các văn bản pháp luật cũng cần đuợc thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của thị truờng.
Kiến nghị với Bộ Tài Chính và UBCKNN : UBCKNN cần tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ, chặt chẽ về thị trường vốn, TTCK. Khuôn khổ pháp lý đối với TTCK khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi Luật Chứng khốn mà cịn bao hàm các nội dung, các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh Bảo hiểm. Khuôn khổ pháp lý về TTCK cần quán triệt nguyên tắc quản lý thị trường mà IOSCO (Hiệp hội Ủy ban chứng khoán quốc tế)
đã khuyến nghị đồng thời phải phù hợp với đặc điểm tình hình của Việt Nam theo