Các yếu tố nguy cơ dự báo co thắt mạch não sau chảy máu dưới nhện:
- Nhóm bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, tỷ lệ co thắt mạch tăng gấp 3,86 lần so với nhóm không có tiền sử tăng huyết áp.
- Nhóm bệnh nhân Fisher độ III, có tỷ lệ co thắt mạch não tăng gấp 3,59 lần so với nhóm bệnh nhân Fisher độ I, Nhóm bệnh nhân Fisher độ IV, có tỷ lệ co thắt mạch não tăng gấp 5,68 lần so với nhóm bệnh nhân Fisher độ I.
- Nhóm bệnh nhân có phình mạch não, tỷ lệ co thắt mạch tăng gấp 3,3 lần so với nhóm không có phình mạch não.
Giá trị của siêu âm Doppler xuyên sọ và các triệu chứng lâm sàng trong chẩn đoán co thắt mạch não:
- Siêu âm Doppler xuyên sọ có độ nhạy 0,95, độ đặc hiệu 0,91, giá trị dự báo dương tính 0,94, giá trị dự báo âm tính 0,93. Mức độ phù hợp của siêu âm Doppler xuyên sọ và chụp cắt lớp vi tính 64 dãy mạch não trong chẩn đoán co thắt mạch não sau chảy máu dưới nhện là rất cao (hệ số Kappa = 0,94), có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Liệt nửa người có độ nhạy 0,34, độ đặc hiệu 0,92, giá trị dự báo dương tính 0,86; giá trị dự báo âm tính 0,49.
- Hôn mê có độ nhạy 0,17; độ đặc hiệu 0,95; giá trị dự báo dương tính 0,84; giá trị dự báo âm tính 0,44.
KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu và kết luận của luận án, tôi có kiến nghị như sau:
Siêu âm Doppler xuyên sọ có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính và giá trị dự báo âm tính rất cao trong chẩn đoán và giúp theo dõi co thắt mạch não sau chảy máu dưới nhện. Kỹ thuật siêu âm Doppler xuyên sọ có thể được chuyển giao và triển khai ở các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện nhằm giúp theo dõi và phát hiện sớm biến chứng co thắt mạch não sau chảy máu dưới nhện.
1. Võ Hồng Khôi, Lê Văn Thính (2006), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và hướng xử trí một số biến chứng của chảy máu dưới nhện không do chấn thương”, Y học lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, (số chuyên đề đặc biệt Thần kinh học Bệnh viện Bạch Mai - số 10), tr. 37-41.
2. Võ Hồng Khôi, Lê Văn Thính, Hoàng Văn Thuận và cộng sự (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị bệnh nhân chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch não giữa”, Tạp chí Y học Việt Nam, (tập 385, số 1 tháng 9), tr. 41-45.
3. Võ Hồng Khôi, Lê Văn Thính, Hoàng Văn Thuận và cộng sự (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và hướng xử trí một số biến chứng của chảy máu dưới nhện”, Tạp chíY Dược lâm sàng 108, tập 6 số 5, tr. 56-62.