Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất và tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối của các dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú trên vùng cát ven biển huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 35)

x ma 1− ma 2 là cặp trị số trung bình lớn thứ nhất và thứ hai trong công

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, rộng 953,751 km2, gần bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, có tọa độ địa lý (chỉ tính đất liền) từ 16020'55'' đến 16044'30'' vĩ Bắc và 10703'00'' đến 107030'22'' kinh Đơng.

- Phong Điền phía Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.

- Về phía Tây, Tây Nam và phía Nam, Phong Điền giáp hai huyện Đakrơng và A Lưới.

- Về phía Đơng và Đơng Nam, Phong Điền giáp hai huyện Quảng Điền và Hương Trà. Phong Điền phía Đơng Bắc giáp biển Đơng với đường bờ thẳng tắp theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trên chiều dài gần 16 km.

- Lãnh thổ Phong Điền trải rộng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc từ Trường Sơn ra tận biển với chiều dài gần 46 km. Đi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam lãnh thổ thu hẹp. Nơi hẹp nhất chỉ chừng 10 km (cửa sơng Ơ Lâu đến Hải Lăng). Sự phân bố lãnh thổ huyện như trên khiến sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Tây - Đơng đa dạng hơn chiều Nam - Bắc.

Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Phong Điền

Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt xuyên Việt chạy qua với chiều dài khoảng 17 km là điều kiện thuận lợi giao lưu hội nhập, trao đổi hàng hoá, thông tin khoa học kỹ thuật, khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.1.2. Địa hình, địa thế

Lãnh thổ Phong Điền trải rộng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc từ Trường Sơn ra tận biển Đông với chiều dài gần 46km, hình thành một vùng đất, có đầy đủ cả núi đồi, đồng bằng, và vùng ven biển.

- Núi đồi: Chiếm gần 70% diện tích tự nhiên của huyện, tạo thành một bề mặt dốc nghiêng, thoải dần từ Tây sang Đơng. Núi cao trung bình chỉ chiếm một diện tích nhỏ phía cực Tây (từ 750 đến 1.666 m), cịn đại bộ phận là núi thấp trải dần ra phía đơng (cao từ 100 đến 750 m trên mực nước biển). Địa hình đồi có độ cao từ 10 đến 100 m, phân bố từ rìa núi thấp phía Tây đến Quốc lộ 1A (theo

chiều Tây - Đông), và từ ranh giới Quảng Trị đến sông Bồ (theo chiều Bắc - Nam).

- Đồng bằng: Phong Điền đại bộ phận phân bố ở vùng phía Đơng Quốc lộ 1A, phía Tây chỉ chiếm một phần nhỏ. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành được phân làm hai loại: đồng bằng thềm biển (thường gọi là vùng cát nội đồng) do quá trình bồi tụ cát biển, và đồng bằng phù sa do quá trình bồi tụ phù sa từ sơng ngịi. Đồng bằng thềm biển chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ phía đơng, chạy từ Bắc vào Nam dài khoảng 18 – 19 km, từ Tây sang Đông rộng khoảng 5 - 6 km, chiếm diện tích 10.470 ha, cao trên mực nước biển từ 8 – 10 m. Đồng bằng phù sa phân bố dọc hai bờ sông Ơ Lâu ở phía Bắc, Đơng Bắc huyện và các nhánh sơng Bồ ở phía Nam huyện.

- Vùng ven biển: Phong Điền là vùng bờ biển cát chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, từ làng Trung Đồng (giáp ranh Quảng Trị) đến hai xã Điền Hải và Phong Hải của huyện (giáp ranh Quảng Điền) dài gần 16km, độ cao 28-30 m, rộng từ 3.000 đến 5.000 m ở phía Bắc và thu hẹp dần về phía Nam. Do gió biển, vùng này thường xuyên hình thành những cồn cát di động hướng về phía làng mạc đầm phá ở phía Tây.

Địa hình trên địa bàn huyện Phong Điền có dạng thấp dần từ Tây sang Đơng, gồm 4 dạng địa hình chính là dạng địa hình núi trung bình và núi thấp, dạng địa hình gị đồi, dạng địa hình đồng bằng dun hải, dạng địa hình đầm phá và biển ven bờ.

a. Địa hình núi trung bình và núi thấp

Khu vực núi trung bình và núi thấp được phân bố ở phía Tây, Tây Nam của huyện, tập trung ở 3 xã Phong Mỹ, Phong Xuân và Phong Sơn, có diện tích khoảng 51.000 ha chiếm gần 80% diện tích đồi núi và trên 54% diện tích tự nhiên của huyện. Độ cao tuyệt đối từ 300m đến gần 1.600 m, mức độ chia cắt địa hình khá mạnh, độ dốc trung bình trên 250, việc sản xuất kinh doanh lâm nghiệp tương đối khó khăn.

b. Địa hình gị đồi

Khu vực gị đồi có diện tích khoảng 13.000 ha chiếm trên 20% diện tích đồi núi và chiếm khoảng 14% diện tích tự nhiên. Được phân bố ở các xã Phong An, Phong Thu, thị trấn Phong Điền và một phần của các xã Phong Mỹ, Phong Sơn và Phong Xn. Địa hình vùng gị đồi tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp.

c. Địa hình đồng bằng

Đồng bằng là vùng tương đối bằng phẳng có độ cao tuyệt đối từ 15 m trở xuống, bao gồm đồng bằng ven sông, đồng bằng ven biển và đầm phá. Vùng đồng bằng có diện tích khoảng 23.000 ha, chiếm khoảng 24% diện tích tự nhiên của huyện.

Vùng đồng bằng ven sông được phân bố dọc theo hai hệ thống sơng chính (sơng Ơ Lâu và Sơng Bồ) chạy dọc trên địa bàn các xã Phong Mỹ, Phong Thu, Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An và thị trấn Phong Điền.

Vùng đồng bằng ven biển và đầm phá được phân bố trên địa bàn các xã Phong Hiền, Phong Chương, Phong Hịa, Phong Bình.

d. Địa hình đầm phá và biển ven bờ

Trên địa bàn huyện Phong Điền, tiếp nối sau đồng bằng ven biển, lần lượt gặp đầm phá, sau đó là cồn, đụn cát chắn bờ và cuối cùng là biển ven bờ. Khu vực này bao gồm các xã Điền Hải, Phong Hải, Điền Hịa, Điền Lộc, Điền Mơn và Điền Hương.

4.1.1.3. Khí hậu

Phong Điền mang đặc điểm khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, có nền tảng chung với khí hậu cả nước. Đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Tuy nhiên do tác động chắn gió của địa hình Trường Sơn mà khí hậu Phong Điền - Thừa Thiên Huế có những nét độc đáo, khơng giống, thậm chí cịn lệch hẵn với khí hậu cả phía Bắc lẫn phía Nam.

Một là, sự sai lệch của mùa mưa ẩm lớn sang các tháng Thu Đông: mùa mưa bắt đầu chậm và kết thúc cũng chậm so với Bắc bộ, Nam bộ và Tây Nguyên. Và trong khi mùa Hạ là mùa mưa ở cả ba vùng trên thì ở Phong Điền là thời kỳ khơ nóng kéo dài.

Hai là, tính chất chuyển tiếp, trung gian về chế độ nhiệt giữa hai miền Bắc Nam: từ đây trở ra đến biên giới phía Bắc là khí hậu gió mùa nội chí tuyến, có mùa Đơng lạnh, trong khi từ đây trở vào Nam là khí hậu gió mùa á xích đạo khơng có mùa Đơng lạnh. Ở Phong Điền khơng có mùa Đơng lạnh thực sự và kéo dài như ở Bắc bộ mà chỉ có thời tiết lạnh.

Các yếu tố khí hậu trên địa bàn huyện Phong Điền như sau:

- Gió: Phong Điền - Thừa Thiên Huế trong năm chịu sự khống chế của hai mùa gió chính là gió mùa Đơng và gió mùa Hè. Gió mùa Đơng (từ tháng 9 đến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tháng 4 năm sau) hướng thịnh hành là Tây Bắc và Đông Bắc, mang lại thời tiết xấu, lạnh và gây mưa. Gió mùa Hè (từ tháng 3, 4 đến tháng 9) cịn gọi là gió Lào mang lại thời tiết khơ và nóng. Ngồi ra cịn có gió Đơng và Đơng Nam (tức Nồm, cịn gọi là gió ấm) đem lại thời tiết tốt trong các tháng chuyển tiếp 3 - 4, 8 - 9, và ngay cả trong mùa Đơng, giữa hai đợt gió chính.

- Mưa: Phong Điền là huyện có lượng mưa trung bình năm gần 3.000 mm, tăng dần từ Đông sang Tây, từ đồng bằng lên vùng núi. Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu vào mùa mưa chính từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm đến 72- 75% lượng mưa năm. Tám tháng còn lại chỉ chiếm 25-30%. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng ngập lụt vào mùa mưa và thiếu nước, khô hạn vào mùa hè.

- Nhiệt độ: Phong Điền - Thừa Thiên Huế có nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm trên đại bộ phận lãnh thổ đạt 20 - 250C, trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 19 - 200C, tháng nóng nhất (tháng bảy) là 29,40C. Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè đạt 40 - 410C, thấp nhất vào mùa đông xuống 8 - 90C.

- Bão, dông, lốc, sương mù: Phong Điền chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất vào tháng 9 (chiếm 35%), tháng 10 (chiếm 28%) và tháng 8 (chiếm 18%). Có năm khơng có cơn bão nào, nhưng có năm 3 - 4 cơn liên tiếp. Nhìn chung số lượng bão không nhiều nhưng thiệt hại gây ra rất nghiêm trọng vì gió mạnh kèm theo mưa to và rất to, gây lũ lụt lớn và sạt lở bờ biển. Ngồi bão cịn có dơng là hiện tượng phóng điện (sấm sét) thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9, nhiều nhất là tháng 5. Dơng thường kèm theo mưa rào, đơi khi có gió mạnh. Vào mùa Hè cũng thường có lốc nhất là khi có gió Tây khơ nóng. Nhiều cơn lốc có sức gió mạnh cấp 10 cuốn phăng cây cối, nhà cửa, gây nhiều thiệt hại khơng kém gì bão.

4.1.1.4. Thủy văn

Do địa hình dốc nghiêng ra biển nên sơng ngịi có đặc điểm là ngắn, dốc, lắm thác ghềnh, cửa sông hẹp. Vào mùa mưa lưu lượng nước lên cao, lưu lượng nước trung bình khoảng 3.000 m/s, mùa khơ lịng sơng nước khơ cạn, lưu lượng nước xuống thấp 3 – 4 m/s. Toàn bộ lãnh thổ của huyện thuộc 3 lưu vực sơng là sơng Ơ Lâu (khoảng 40% diện tích lãnh thổ) và sơng Bồ, thuộc hệ thống sơng Hương (khoảng 35% diện tích lãnh thổ) và đầu nguồn sơng Mỹ Chánh (khoảng 25% diện tích lãnh thổ):

+ Phía Bắc và Tây Bắc có hệ thống sơng Ơ Lâu và sơng Mỹ Chánh. Đây là 2 con sơng ngắn có lưu vực thượng lưu nằm tồn bộ trong xã Phong Mỹ và có

vai trị hết sức quan trọng trong việc đi lại cũng như cung cấp nước cho khu vực vùng hạ lưu.

+ Phần ranh giới phía Nam có sơng Bồ với các nhánh suối của thượng nguồn là Khe Quao, Rào Trăng.

Ngồi ra trong vùng cịn có các hệ thống khe rạch, sơng cụt chỉ hoạt động vào mùa mưa, cạn kiệt vào mùa khơ

Sơng Ơ Lâu bắt nguồn từ vùng núi phía Tây giữa Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ở độ cao tuyệt đối xấp xỉ 905m, có chiều dài dịng chính 66 km, với diện tích lưu vực sông khoảng 49.500 ha. Sông chảy qua địa bàn các xã: Phong Mỹ, Phong Thu, Phong Hịa, Phong Bình, Phong Chương, Điền Hương, Điền Mơn, Điền Lộc, Điền Hòa và thị trấn Phong Điền.

Sơng Bồ, một phụ lưu chính của hệ thống sơng Hương, bắt nguồn từ vùng núi có độ cao tuyệt đối khoảng 650 m ở phía đơng A Lưới, chảy qua lãnh thổ huyện Phong Điền theo hướng Bắc Nam và là ranh giới tự nhiên giữa huyện Phong Điền và huyện Hương Trà, từ ngã ba hội lưu với Rào Trăng đến Phú Ốc sông chuyển hướng Tây Nam - Đơng Bắc, sau đó lại chuyển hướng Đơng cho đến chỗ hội lưu với dịng chính sơng Hương ở ngã ba Sình. Chiều dài dịng chính sơng Bồ tính đến An Lỗ là 69 km, diện tích lưu vực đến Cổ Bi là 720 km2. Sông chảy qua địa bàn các xã: Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An, Phong Hiền.

Đầu nguồn sơng Mỹ Chánh nằm ở vùng núi phía Tây giữa Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ở độ cao tuyệt đối xấp xỉ 1.300 m, có chiều dài khoảng 40 km, với diện tích lưu vực đầu nguồn khoảng 13.000 ha, chảy qua lãmh thổ huyện Phong Điền theo hướng Nam Bắc sau đó chuyển hướng Đông Nam - Tây Bắc và chảy qua địa phận tỉnh Quảng Trị rồi hợp với sơng Ơ Lâu tại Phước Tích.

Bảng 4.1. Đặc điểm thuỷ văn các sơng lớn ở huyện Phong Điền

Số TT Tên sơng Chiều dài (km) Chiều rộng (m) D.tích lưu vực (km2) Lưu lượng BQ Modun dịng chảy Mùa lũ (m3/s) Mùa kiệt (m3/s) Mùa lũ (m3/s/km ) Mùa kiệt (m3/s/km) 1 Sông Bồ 150 50- 200 680 4000 5,0 1520 7,5 2 Sơng Ơ Lâu 50 50- 115 4000 4,0 446 2,5

150

3 Sông Mỹ Chánh 45 50-80 200 3000 2,0 - -

(Nguồn: Trạm thuỷ văn Km17 - Quốc lộ 1- TP Huế) 4.1.1.5. Tài nguyên đất

Được chia các loại đất chính như sau:

- Đất cát (C): Diện tích 16.091,0 ha chiếm 17,80% diện tích điều tra, được hình thành ven biển và các cửa sông gồm 2 loại: đất cát ven biển (C) và cồn cát trắng vàng (Cc). Do hoạt động của biển và sơng đã tạo thành những dịng chảy mạnh, các hạt cát lắng đọng tạo thành những dải có mức độ dài ngắn khác nhau, sự tác động của gió đã làm những cồn cát di động. Đặc điểm nhóm đất này là sự phân hố phẫu diện khơng rõ, thành phần cơ giới rời rạc, hạt khô, khả năng giữ nước và độ phì kém.

- Trong nhóm này, diện tích đất cát phân bố dọc bờ sơng Ơ Lâu, ven phá Tam Giang và vùng cát nội đồng là có giá trị trong sản xuất nơng nghiệp nhưng đất có thành phần cơ giới nhẹ, khơng có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp, các chất dinh dưỡng (mùn, đạm, lân…) đều nghèo, Kali tổng số cao nhưng Kali trao đổi thấp. Loại đất này thích hợp cho trồng các loại hoa màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày như: mía, lạc, đậu đỏ, cây ăn quả, cam, chanh…

- Đất phù sa: Gồm 3 loại là đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), đất phù sa ít được bồi (Pi) và đất phù sa khơng được bồi (Pk) có tổng diện tích 4.019,2 ha, chiếm 4,45% diện tích điều tra, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình. Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa, màu...phân bố chủ yếu ở Phong Chương, Phong Bình, Phong Hồ, Phong Hiền.

- Đất đỏ vàng trên đá sét biến chất (Fs): Diện tích 17.114,4 ha, chiếm 18,93% diện tích điều tra được phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá macma bazơ và trung tính, đá vơi… phân bố ở địa hình tương đối cao đến bằng thoải lượn sóng. Đất có thành phần cơ giới nặng đến trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng đất trung bình đến dày, thốt nước tốt. Nhóm đất này rất thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, nông lâm kết hợp (cao su, hồ tiêu, mía, thơng, keo, màu…).

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 42.855,9 chiếm 47,41 % diện tích điều tra được phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau: granit, macma axit, trầm tích và biến chất… đất có màu vàng nhạt do giàu Silic, thành phần cơ giới

nhẹ. Độ dày tầng đất mặt trung bình, độ phì tự nhiên nghèo, khả năng thấm nước khá nhưng giữ nước kém.

- Đất xói mịn trơ sỏi đá (E): Diện tích 2.087,5 ha chiếm 2,31% diện tích điều tra phân bố trên đất dốc, tầng mặt bị xói mịn rửa trơi. Đất này chỉ có khả năng sử dụng cho việc khai thác vật liệu xây dựng hoặc khoanh ni bảo vệ rừng. Diện tích này cần được phủ xanh sớm bằng các chương trình phát triển lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất và tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối của các dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú trên vùng cát ven biển huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 28 - 35)