Điều kiện về kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất và tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối của các dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú trên vùng cát ven biển huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 49)

x ma 1− ma 2 là cặp trị số trung bình lớn thứ nhất và thứ hai trong công

4.1.3.Điều kiện về kinh tế xã hộ

4.1.3.1. Nguồn nhân lực

a. Dân số

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện Phong Điền, đến 31/12/2012 tổng dân số trên địa bàn huyện là 100,730 người, mật độ dân số bình qn tồn huyện 106 người/km2, tuy nhiên mật độ dân số không đều giữa các xã, thị trấn; các xã, thị trấn có mật độ dân số cao là Thị trấn Phong Điền, Điền Lộc, Điền Hịa, Điền Hải, Phong Hải, Phong Bình, Phong An, các xã có mật độ dân số thấp là Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn.

- Phân theo giới tính: Nam: 47659 người, Nữ: 53071 người

- Phân theo thành thị, nông thôn: Thành thị: 6452 người, Nông thôn: 94276 người

b. Lao động

Tổng số lao động trên địa bàn huyện tính đến đến 31/12/2012 là 50.063 người. Trong đó, số lao động tham gia trong các ngành kinh tế là 48.076 người chiếm 90,9% so với số dân trong độ tuổi lao động, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (chiếm khoảng 70%). Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là lao động nông - lâm - ngư nghiệp.

- Số lao động phân theo ngành nghề như sau:

+ Lao động trong khu vực nông lâm nghiệp: 38.731 chiếm 80,5%.

+ Lao động hoạt động trong lính vực cơng nghiệp và xây dựng: 3.597 người chiếm 7,5%.

- Số lao động thiếu việc làm 3.037 người, gồm số người trong độ tuổi lao động làm nội trợ 1.099 người, số lao động không làm việc 1.382 người, số lao động khơng có việc làm 566 người.

4.1.3.2. Thực trạng kinh tế - xã hội

a. Về kinh tế

* Sản xuất nơng nghiệp

• Trồng trọt:

° Diện tích các loại cây trồng: - Cây lương thực:

+ Diện tích trồng lúa: 9.845,7 ha, trong đó lúa Đơng Xn 4.963 ha, lúa Hè Thu 4.882,7 ha.

+ Diện tích trồng ngơ: 69,0 ha.

+ Diện tích trồng khoai lang và các loại khác: 1.075 ha + Diện tích trồng sắn: 1.800 ha

- Rau các loại: 781 ha

- Cây công nghiệp hàng năm: 1.358 ha bao gồm Lạc, Mía, Vừng, Bàng, Thuốc lá và cây hàng năm khác.

- Cây công nghiệp: 1.611 ha, bao gồm Cao su 1.523 ha, Hồ tiêu 80 ha, Dừa 8 ha.

- Cây ăn quả: 427,4 ha gồm các loài cây Dứa 23 ha, Chuối 49,6 ha, Cam, quýt, bưởi, chanh 284,9 ha, Xoài 13,9 ha và các loài cây khác 56 ha.

- Các loại cây trồng khác 32,2 ha. ° Sản lượng:

- Sản lượng lương thực có hạt: 53.703,2 tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 53.510 tấn, cây lương thực có hạt khác: 193,2 tấn.

- Sản lượng các loại cây trồng khác: Khoai lang 4.069 tấn, Sắn 36.000 tấn, Rau các loại 2.857,5 tấn, Đậu các loại 212,9 tấn, Lạc 2.821 tấn, Vừng 19, 2 tấn, Mía 270,0 tấn.

Lương thực bình qn đầu người (quy thóc) trên địa bàn huyện đạt khoảng 4,2 tạ/người/năm. Với sản lượng lương thực hàng năm như hiện nay đảm bảo vấn đề an tồn lương thực.

• Chăn nuôi:

- Đàn lợn: 34.235 con, Trâu: 4.925 con, Bị: 2.490 con, Gia cầm các loại: 408.130 con

• Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp: Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2012 đạt 716.816 triệu đồng.

* Sản xuất công nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện là 732 cơ sở bao gồm cơng nghiệp khai khống 16 cơ sở, cơng nghiệp chế biến 727 cơ sở. Trong đó có 3 cơ sở do tỉnh quản lý, tập thể 1 cơ sở, tư nhân 2 cơ sở, cá thể 9 cơ sở, hỗn hợp 727 cơ sở.

- Giá trị sản xuất cơng nghiệp đạt 634.503 triệu đồng, trong đó giá trị cơng nghiệp do tỉnh quản lý đạt 102.130 triệu đồng, tập thể 242 triệu đồng, tư nhân 430.053 triệu đồng, cá thể 75.511 triệu đồng.

b. Cơ sở hạ tầng

* Giao thơng

Trên địa bàn huyện có hệ thống đường giao thơng tương đối thuận lợi, có quốc lộ IA chạy dọc theo chiều dài huyện với 9 km, hệ thống các đường tỉnh lộ, đường quốc phòng ven biển được rải nhựa và kiên cố hóa, 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, hệ thống đường giao thông nông thơn đang từng bước được bê tơng hóa (153 km). Tuy nhiên, một số xã phía Tây của huyện hệ thống đường vận chuyển lâm nghiệp chưa phát triển do khả năng đầu tư của các xã cịn hạn chế, địa hình phức tạp.

* Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện còn chậm phát triển, trên địa bàn huyện hệ thống nước tưới chủ yếu được cung cấp từ đập Quao và một số hồ đập nhỏ khác tuy nhiên những hồ đập này chưa đáp ứng được khả năng tưới cho tồn bộ diện tích sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện. Hệ thống kênh mương mới được kiên cố hóa ở một vài xã nhưng chất lượng còn thấp, khả năng tưới về mùa khơ và thốt nước về mùa mưa còn hạn chế.

Hệ thống điện năng cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện có 243 km đường dây cao thế, 364 km đường dây hạ thế, 83 trạm biến áp với tổng dung lượng 12.625 KVA đã đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của người dân. Trên địa bàn huyện 21.080 hộ đã dùng điện sinh hoạt từ lưới điện quốc gia chiếm tỷ lệ 98,9%.

c. Văn hóa xã hội

* Y tế

Theo số liệu thống kê năm 2007, tồn huyện có 1 bệnh viện tại thị trấn Phong Điền, 3 phịng khám đa khoa tại 3 xã Phong Bình, Điền Hải và Phong Xuân, ở các xã, thị trấn có 13 trạm y tế.

Số cán bộ y tế là 725 người, bình qn 272 người dân có một cán bộ y tế. Những năm qua, ngành y tế đã có nhiều cố gắng, các chương trình Quốc gia về y tế đều được triển khai tích cực và đã thu được kết quả cao. Tuy nhiên về cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh cũng như lực lượng y, bác sỹ còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

* Giáo dục

Theo niên giám thống kê 2012, năm học 2012 - 2013 huyện Phong Điền có 82 trường các cấp với tổng số 877 lớp học, số học sinh 22.978 học sinh; tổng số giáo viên là 1.666 người. Trong đó:

- Trường mầm non có 18 trường với 146 lớp học, 3.735 học sinh và 303 giáo viên.

- Trường tiểu học có 27 trường với 353 lớp học, 7.505 học sinh và 509 giáo viên.

- Trường trung học cơ sở có 15 trường với 262 lớp học, 6.740 học sinh và 532 giáo viên.

- Trường trung học phổ thơng có 4 trường với 116 lớp học, 4.409 học sinh và 262 giáo viên.

Những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên cơ sở vật chất của ngành giáo dục đã được chú trọng đầu tư, xây dựng. Các phòng học đã được nâng cấp, các cơ sở phân trường cũng đã được bố trí xây dựng tới tận thơn bản (trung bình có từ 15-18 học sinh/1 giáo viên). Đời sống của cán bộ giáo viên ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, trang thiết bị, giáo cụ phục vụ giảng dạy

và học tập vẫn chưa thật đầy đủ, do đó đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất và tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối của các dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú trên vùng cát ven biển huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 49)