Phương pháp và nội dung thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh giỏi THPT qua dạy học bài tập phần điện li, hóa học 11 (Trang 89 - 90)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Phương pháp và nội dung thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm

Đối tượng thực nghiệm sư phạm là lớp đội tuyển khối 11 tại 2 trường THPT Quang Trung, Hải Phịng và trường THPT Bình Xun, Vĩnh Phúc trong năm học 2016-2017.

Trường Số HS TN Số HS ĐC Giáo viên dạy

THPT Quang Trung 12 12 Đồn Văn Tồn

THPT Bình Xuyên 12 12 Vũ Thị Minh Thuý

GV dạy thực nghiệm có chun mơn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình, có trách nhiệm trong cơng tác bồi dưỡng HSG. Trình độ nhận thức của HS hai trường tương

đương nhau. Các cặp lớp TN và ĐC của 2 trường tương đương nhau về số lượng, chất lượng học tập bộ môn và cùng một GV giảng dạy.

3.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm

* Trước thực nghiệm:

- Trao đổi những vấn đề liên quan đến nội dung TN với các GV ở cả lớp TN và lớp ĐC. Cung cấp các tài liệu liên quan đến dạy học (nội dung 3 chuyên đề, giáo án, phiếu học tập), công cụ đánh giá sự phát triển NLTDST cho HS của các lớp TN để GV nghiên cứu.

- Lấy lớp đội tuyển HSG của 2 trường chia làm 2 nhóm TN và ĐC, ở mỗi nhóm là 12 HS tổng cộng là 48 HS.

- Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra trước thực nghiệm (xem phụ lục 5) ở mỗi trường với thời gian làm bài 60 phút để đánh giá sự tương đương giữa các nhóm có phải ngẫu nhiên hay không.

* Tiến hành thực nghiệm:

- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm vào học kì I năm học 2016 - 2017. - Quá trình dạy đội tuyển:

+ Ở nhóm ĐC: GV dạy theo tài liệu dạy học GV tự xây dựng.

+ Ở nhóm TN: GV dạy theo tài liệu dạy học được biên soạn theo nội dung của luận văn. Tiến hành trao đổi về việc bồi dưỡng HSG với các GV có nhiều kinh nghiệm, các GV trực tiếp phụ trách đội tuyển của 2 trường đồng thời trao đổi trực tiếp với HS trong các đội tuyển, từ đó nắm bắt tình hình học tập thực tế của HS.

* Kiểm tra, đánh giá thực nghiệm:

- Tổ chức cho HS làm 2 bài kiểm tra giữa và sau thời gian thực nghiệm (xem phụ lục 5) ở mỗi trường với thời gian làm bài 60 phút.

- Chấm bài theo đáp án đã xây dựng và phân loại HS từ cao tới thấp.

- Dùng thống kê tốn học để xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm. - So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng từ đó rút ra kết luận và tính khả thi của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh giỏi THPT qua dạy học bài tập phần điện li, hóa học 11 (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)