CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.5. Nhận xét chung và vấn đề quan tâm
Nấm Phytopthora là một trong những loài nấm gây hại quan trọng trên cây ăn quả có múi. Các lồi nấm P. nicotianae, P. citrophthora, P.palmivora được xác định là các tác nhân chính gây bệnh thối rễ, chảy gôm, thối quả trên cây ăn quả có múi và đã được nghiên cứu tồn diện về vị trí phân loại, đặc điểm sinh học và các biện pháp phòng trừ tại các vùng sản xuất cây ăn quả có múi trên thế giới.
Ở Việt Nam nấm Phytophthora gây hại trên cây ăn quả có múi đã được phát hiện từ những năm 1950 tại đồng bằng sông Cửu Long nhưng cho đến nay những nghiên cứu
về bệnh Phytophthora trên cây ăn quả có múi ở Việt Nam còn rời rạc không liên tục và thường chỉ hạn chế ở mức điều tra tỷ lệ bệnh. Chưa có nghiên cứu phát triển chiến lược quản lý bệnh, quản lý vườn ươm, tạo giống kháng bệnh tại các vùng sản xuất cây ăn quả có múi. Đặc biệt tại Cao Bằng chưa có những nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh và biện pháp quản lý bệnh thối rễ, chảy gôm thối quả trên các cây cam, quýt, bưởi đặc sản.
Việc nghiên cứu sử dụng các vi sinh vật đối kháng, để sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh Phytophthora trên các cây trồng chính ở nước ta đã có những kết quả ban đầu nhưng chỉ là những thử nghiệm trong phịng thí nghiệm hay trên vườn cây diện tích nhỏ chưa đáp ứng được với yêu câu của sản xuất.
Điều kiện đất đai, khí hậu của Cao Bằng phù hợp cho cây ăn quả có múi phát triển. Cây ăn quả có múi đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tại Cao Bằng. Mặc dù vậy việc sản xuất cây ăn quả có múi ở Cao Bằng mới đang ở những bước ban đầu chưa có những nghiên cứu hệ thống để bảo vệ và phát triển sản xuất cây ăn quả có múi.
Hướng nghiên cứu xác định các loài nấm Phytopthora hại cây ăn quả có múi và sử dụng các chế phẩm sinh học quản lý bệnh tại Cao Bằng là một điều cần thiết để đáp ứng được nhu cầu phát triển vùng cây ăn quả có múi đặc sản của Cao Bằng.