Nghiên cứu quy luật phát sinh gây bệnh thối rễ chảy gôm do nấm Phytophthora

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh do nấm phytophthora spp gây hại trên cây ăn quả có múi và biện pháp phòng chống theo hướng sinh học tại cao bằng (Trang 60 - 62)

CHƯƠNG II VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.4. Nghiên cứu quy luật phát sinh gây bệnh thối rễ chảy gôm do nấm Phytophthora

trên cây ăn quả có múi.

2.5.4.1. Nghiên cứu diễn biến phát sinh phát triển của bệnh thối rễ chảy gôm

Điều tra: Theo phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật 1997; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây ăn quả có múi (QCVN 01 - 119: 2012/BNNPTNT).

Điều tra trên vườn cây 8 tuổi, mỗi huyện điều tra 5 vườn mỗi vườn điều tra 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm cố định 3 cây. Điều tra định kỳ 15 ngày/lần.

Phương pháp phân cấp bệnh trên thân (Theo Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 579: 2003) Cấp 1: Có 1 vết bệnh trên thân (cành)

Cấp 3: Có 2 vết bệnh trên thân (cành) hoặc có 1 vết bệnh thân (cành) với chiều rộng của vết bệnh chiếm <20 % chu vi vịng thân (cành)

Cấp 5: Có 3 - 4 vết bệnh trên thân (cành) hoặc 1 vết bệnh trên thân (cành) có chiều rộng chiếm 20 - <50% chu vi vịng thân (cành)

Cấp 7: Có 4 -5 vết bệnh trên thân (cành) hoặc 1 vết bệnh trên thân (cành) có chiều rộng chiếm từ 50 - <75% chu vi vòng thân (cành)

Cấp 9: Có trên 5 vết bệnh trên thân (cành) hoặc 1 vết bệnh trên thân (cành) có chiều rộng chiếm từ 75% chu vi vòng thân (cành) trở lên

Ghi chú: chu vi thân (cành) được đo tại vị trí vết bệnh có chiều rộng lớn nhất

Phương pháp phân cấp bệnh trên lá: (Gade và Kloch 2012, Choudhari và cs. 2018) Cấp 0: Lá khơng có màu vàng Cấp 1. Lá biến vàng và lá rụng (1-10%) Cấp 3. Lá biến vàng và lá rụng (11-25%) Cấp 5. Lá biến vàng và lá rụng (26-50%) Cấp 7. Lá biến vàng và rụng > 50% Cấp 9. Cành bị khô

- Chỉ tiêu theo dõi: Mức độ phổ biến, Tỷ lệ bệnh % (TLB %), chỉ số bệnh % (CSB %). Mức độ phổ biến: (+): số cây bị bệnh < 10%; (++): số cây bị bệnh từ >10-25%. (+++): số cây bị bệnh >25-50% ; (++++): số cây bị bệnh >50% Số cây bị bệnh

Tỉ lệ bệnh (%) = x100 Tổng số cây điều tra

 (ni x vi)

Chỉ số bệnh (%) = x 100 (N x k)

Trong đó:  (ni x vi) là tổng tích số lá cây bị bệnh với trị số cấp bệnh tương ứng, k là trị số cấp bệnh cao nhất. N là tổng số lá điều tra.

2.5.4.2. Tình hình bệnh thối rễ chảy gơm trên các giống cây ăn quả có múi

Điều tra trên các vườn trồng các giống cây ăn quả có múi đang được trồng phổ biến tại Cao Bằng ở giai đoạn cây 8 năm tuổi. Mỗi giống chọn 5 vườn, mỗi vườn điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 5 cây.

Phương pháp điều tra theo phương pháp điều tra diễn biến phát sinh phát triển của bệnh

Chỉ tiêu theo dõi: Tỉ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%).

2.5.4.3. Tình hình bệnh thối rễ chảy gơm trên cây có múi ở các độ tuổi khác nhau

Điều tra trên các vườn cây có độ tuổi từ 2-3 năm, 5-6 năm, 8-10 năm và trên 10 năm. Mỗi tuổi cây chọn 5 vườn, mỗi vườn điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 5 cây.

Phương pháp điều tra theo phương pháp điều tra diễn biến phát sinh phát triển của bệnh

Chỉ tiêu theo dõi: Tỉ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%).

2.5.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình đến bệnh thối rễ chảy gơm

Điều tra trên các vườn trồng ở khu vực có kiểu địa hình khác nhau. Mỗi kiểu địa hình điều tra 3 vườn, mỗi vườn điều tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 5 cây

Phương pháp điều tra: theo phương pháp điều tra diễn biến phát sinh phát triển của bệnh

Chỉ tiêu theo dõi: Tỉ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh do nấm phytophthora spp gây hại trên cây ăn quả có múi và biện pháp phòng chống theo hướng sinh học tại cao bằng (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)