CHƯƠNG II VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của nấm Phytophthora
2.5.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của nấm Phytophthora.
- Nấm được nhân nuôi trên môi trường PDA, CRA và V8A trong điều kiện 250C. Quan sát màu sắc tản nấm, hình dạng, kích thước bào tử túi. Đo kích thước bào tử túi trên kính hiển vi quang học (OLYMPUS CX41).
2.5.3.2. Nghiên cứu các dặc điểm sinh học, sinh thái của nấm Phytophthora a. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm Phytophthora
Cấy miếng thạch có nấm 5 mm vào chính giữa các hộp petri có chứa các môi trường PDA, PCA, CMA, CRA, PSA và V8A. Thí nghiệm nhắc lại 3 lần, mỗi lần 3 đĩa petri, các hộp ptri được để ở nhiệt độ 250C.
Chỉ tiêu theo dõi: đường kính tản nấm sau 2,4 và 6 ngày sau nuôi cấy.
b. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Phytophthora.
Khoanh nấm được ni cấy trong đĩa petri có chứa mơi trường PDA ở điều kiện tối hoàn toàn ở các nhiệt độ 5, 10,15, 20, 25, 30, 35 và 400C. Thí nghiệm nhắc lại 3 lần, mỗi lần 3 đĩa petri.
Chỉ tiêu theo dõi: Đường kính tản nấm sau 2,4 và 6 ngày sau ni cấy
c. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh bọc bào tử của nấm Phytophthora
Nấm được nhân nuôi trên môi trường V8A ở nhiệt độ 250C. Sau 24h rửa tản nấm bằng nước cất khử trùng 3 lần và được đặt ở nhiệt độ 10,15,20,25,30 và 350C. Sau 48h, chuyển nấm vào ống nghiệm, cho thêm 10 ml nước cất, lắc đều trong 30 giây và đếm số lượng bọc bào tử bằng buồng đếm hồng cầu. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần mỗi lần 3 đĩa.
d. Ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm Phytophthora
Thí nghiệm được thực hiện trên môi trường PDA ở 9 mức pH từ 4, đến 8 với khoảng cách 0,5. Điều chỉnh pH trên môi trường bằng 0,1M NaOH hoặc 0,1M HCl. Sau khi cấy truyền khoanh nấm, các đĩa petri được đặt trong tủ định ôn ở nhiệt độ 250C trong điều kiện 12h tối/12h sáng. Thí nghiệm bao gồm 9 công thức (các mức pH), Mỗi công thức nhắc lại 3 lần mỗi lần 3 đĩa.
Chỉ tiêu theo dõi: Đường kính tản nấm sau 2,4 và 6 ngày sau nuôi cấy