Hướng dẫn hoạt động giải bài tập vật lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống và hướng dẫn giải bài tập chương sóng cơ và sóng âm vật lý lớp 12 cơ bản theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 28 - 32)

1.3. Cơ sở lý luận về dạy và học bài tập vật lí phổ thơng

1.3.6. Hướng dẫn hoạt động giải bài tập vật lí

1.3.6.1. Những công việc cần làm để hướng dẫn học sinh giải một bài tốn vật lí cụ thể

Để có thể thực hiện tốt việc hướng dẫn học sinh giải một bài tốn cụ thể thì giáo viên cần làm tốt các khâu sau:

- Trước tiên, Giáo viên phải giải bài tốn đó theo phương pháp giải một bài tập vật lí một cách tỉ mỉ. Tìm ra các cách giải bài tốn đó (nếu có).

- Sau đó, xác định rõ mục đích sử dụng bài toán này. Bài toán được sử dụng để xây dựng một đơn vị kiến thức mới, hay để luyện tập, ôn tập, củng cố kiến thức.

- Trên cơ sở đó xác định những kiến thức áp dụng để giải bài toán. - Khi làm tốt các khâu trên, cần xác định bài toán được áp dụng cho những đối tượng học sinh nào. Với mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh, khi giải bài tốn này thì có thể gặp những khó khăn gì.

- Từ đó, soạn hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn.

1.3.6.2. Các phương thức hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí.

Thơng thường có ba phương thức hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí như sau:

Hướng dẫn theo mẫu (Hướng dẫn angôrit).

Là sự hướng dẫn chỉ rõ cho học sinh những hành động cụ thể cần thực hiện và trình tự thực hiện các hành động đó để đạt được kết quả mong muốn. Kiểu hướng dẫn này đòi hỏi giáo viên phải xây dựng được một angôrit giải, phải phân tích một cách khoa học việc giải bài tập và đảm bảo cho các hành động được thực hiện là những hành động sơ cấp đối với học sinh và họ phải nắm được các hành động này.

Kiểu hướng dẫn angôrit thường được sử dụng khi cần hình thành các kỹ năng hẹp hoặc khi cần dạy cho học sinh phương pháp giải một bài tập điển hình nào đó. Điều này cần thiết ở giai đoạn đầu khi giải một loại bài tập mới mà học sinh chưa thể xác định được một cách rành mạch các bước hành động. Ưu điểm của hướng dẫn angôrit là đảm bảo cho học sinh giải được bài tập đã được giao một cách chắc chắn, giúp cho việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập của học sinh ở giai đoạn đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, do việc hướng dẫn học sinh chỉ quen chấp hành những hành động đã được chỉ dẫn theo mẫu đã có sẵn nên tác dụng rèn khả năng tìm tịi sáng tạo của học sinh bị hạn chế.

Việc truyền đạt cho học sinh angơrit giải một loại bài tập xác định có thể theo những cách khác nhau: Chỉ dẫn cho học sinh angơrit có sẵn trước khi cho học sinh tiến hành giải bài tập hoặc cho học sinh giải một bài tập mẫu, sau đó mới cho học sinh xác định angơrit giải loại bài tập đó. Đối với những học sinh yếu, giáo viên cần đưa ra những bài tập nhỏ đảm bảo học sinh thực hiện được những chỉ dẫn riêng lẻ trong angôrit giải lớn hơn. Đối với những học sinh khá giỏi, trong quá trình giải bài tập, giáo viên có thể lơi cuốn học sinh tham gia vào q trình xây dựng angơrit chung để giải loại bài tập đó và mở rộng áp dụng cho những bài tập tiếp theo nhằm rèn luyện và phát triển tư

duy sáng tạo cho học sinh.

Hướng dẫn tìm tịi (hướng dẫn ơrixtic).

Là kiểu hướng dẫn mang tính chất gợi mở để học sinh tự tìm cách giải quyết, tự xác định các hành động cần thực hiện để đạt được kết quả.

Kiểu hướng dẫn này được áp dụng khi cần giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn để giải được bài tốn nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu phát triển tư duy của học sinh, vẫn tạo điều kiện để học sinh tự tìm tịi phát hiện cách giải quyết.

Ưu điểm của kiểu hướng dẫn này là giáo viên chỉ định hướng cho học sinh cách giải bài tập chứ không phải làm bài tập thay học sinh. Khi giải xong, giải đúng bài tập, học sinh sẽ hân hoan, vui sướng, tự tin và có hứng thú học tập.

Tuy nhiên, khó khăn của kiểu định hướng này là học sinh thực hiện nhiệm vụ một cách mò mẫm theo cách thử và sai. Do đó, kết quả là nhiệm vụ có thể thực hiện được nhưng hành động mà nhờ đó nhiệm vụ được thực hiện khơng bền vững khi thay đổi điều kiện.

Định hướng khái qt chương trình hóa.

Là kiểu định hướng tư duy của học sinh theo đường lối khái quát của việc giải quyết vấn đề, kích thích học sinh tự xây dựng cơ sở định hướng hành động và sau đó thực hiện hành động theo cơ sở định hướng đó. Nếu học sinh hồn tồn khơng thể đáp ứng được địi hỏi của giáo viên thì sự giúp đỡ tiếp theo của giáo viên chính là sự phát triển định hướng khái quát ban đầu, cụ thể hóa thêm một bước bằng cách gợi ý thêm cho học sinh để thu hẹp thêm phạm vi tìm tịi giải quyết cho vừa sức học sinh và phải thực hiện các bước tiếp theo cho đến khi giải quyết xong vấn đề.

Kiểu hướng dẫn này được áp dụng khi có điều kiện hướng dẫn tiến trình hoạt động giải bài tập, nhằm giúp cho học sinh tự giải được bài tập đã cho, đồng thời dạy cho học sinh cách suy nghĩ trong quá trình giải bài tập.

Ưu điểm của kiểu hướng dẫn này là kết hợp việc thực hiện hai yêu cầu cơ bản nhất khi giải một bài tập vật lí. Đó là:

- Rèn luyện tư duy học sinh trong quá trình giải bài tập. - Đảm bảo cho học sinh giải được bài tập đã cho.

Với định hướng khái quát đòi hỏi giáo viên phải phân tích cho được cơ sở định hướng hành động và các hành động cần thực hiện khi giải một bài tập vật lí, đồng thời phải theo sát tiến trình hoạt động giải bài tập của học sinh. Người giáo viên không thể chỉ dựa vào những lời hướng dẫn có thể soạn sẵn mà phải kết hợp việc định hướng với việc kiểm tra kết quả hoạt động của học sinh để điều chỉnh sự giúp đỡ thích ứng với trình độ của học sinh.

Tóm lại: Phương pháp giải bài tập vật lý được biểu diễn tổng thể qua sơ đồ sau đây:

Hình 4: Sơ đồ phương pháp giải bài tập vật lí

Hình1.4: Sơ đồ các phương thức hướng dẫn giải bài tập vật lí

Phương pháp giải bài tập vật lý

Các giai đoạn để giải 1 bài tập vật lý

Hướng dẫn giải bài tập vật lý

Hướng dẫn theo mẫu Hướng dẫn tìm tịi Định hướng khái quát Xây dựng lập luận trong

giải bài tập định tính

Xây dựng lập luận trong giải bài tập định lượng

Phương pháp phân tích Phương pháp tổng hợp Xây dựng lập luận trong

bài tập giải thích hiện tượng vật lý

Xây dựng lập luận trong bài tập dự đốn hiện

tượng vật lý Tìm hiểu đề bài Phân tích hiện tượng Xây dựng lập luận Biện luận Phương pháp giải bài tập vật lý

Các giai đoạn để giải 1 bài tập vật lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống và hướng dẫn giải bài tập chương sóng cơ và sóng âm vật lý lớp 12 cơ bản theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập nhằm bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)