Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.5. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.3. Phân tích kết quả về mặt định lượng
Để đánh giá kết quả định lượng về hiệu quả của hệ thống bài tập soạn thảo trong luận văn khi đưa vào giảng dạy tại trường THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai, chúng tôi căn cứ vào kết quả cụ thể của bài kiểm tra được thực hiện đồng bộ trên hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Sau khi các lớp TN và ĐC học hết chương "Sóng cơ và sóng âm" chúng tơi đã tổ chức kiểm tra viết theo cùng một đề. Nội dung bài kiểm tra được trình bày trong phần phụ lục.
Mục đích kiểm tra: Bài kiểm tra được tiến hành đồng thời và trên cùng một đề đối với cả hai đối tượng TN và ĐC nhằm đánh giá chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh. Qua đó đánh giá được mức độ đạt được mục tiêu của thực nghiệm sư phạm thơng qua các hình thức dạy "đối chứng" và " thực nghiệm". Đề và đáp án bài kiểm tra được in trong phần phụ lục, bài kiểm tra được tiến hành đồng thời ở cả 2 lớp TN và ĐC trong thời gian 45 phút.
Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra của học sinh, việc đánh giá được tiến hành bằng cách sử dụng phương pháp thống kê tốn học để phân tích và xử lý kết quả thu được. Từ đó cho phép đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học, đồng thời kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài.
So sánh chất lượng kiến thức của học sinh thông qua việc so sánh điểm kiểm tra, chúng tôi sử dụng các đại lượng thống kê với các ký hiệu sau:
a. Trung bình cộng: Tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu.
b. Phương sai ( ), độ lệch chuẩn (S): Tham số đo mức độ phân tán của số liệu quanh giá trị trung bình cộng.
và S =
Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
c. Hệ số biến thiên V: Trong trường hợp hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau, người ta so sánh mức độ phân tán của số liệu đó bằng hệ số biến thiên. Nghĩa là nhóm nào có hệ số biến thiên V nhỏ hơn sẽ có chất lượng đồng đều hơn.
- Nếu V < 30%: Độ dao động đáng tin cậy.
- Nếu V > 30%: Độ dao động không đáng tin cậy. d. Bảng phân phối tần số và tần suất, tần suất lũy tích: - Tần số: cho biết số học sinh đạt điểm .
- Tần suất: cho biết tỉ lệ % học sinh đạt điểm .
- Tần suất lũy tích: cho biết tỉ lệ % học sinh đạt điểm trở xuống. e. Đồ thị đường lũy tích: Biểu diễn tỉ lệ % học sinh đạt điểm trở xuống. Nếu đồ thị đường lũy tích của nhóm nào cao hơn chứng tỏ chất lượng của nhóm đó tố hơn (điểm trung bình các bài kiểm tra của nhóm đó cao hơn nhóm còn lại).
Các kết quả kiểm tra sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm và các đại lượng thống kê đánh giá được ghi trong bảng 3.1
Bảng 3.1. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích Điểm Tần số (số học sinh đạt điểm Xi) Tần suất (% học sinh đạt điểm Xi) Tần suất lũy tích (% học sinh đạt điểm Xi trở xuống) Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 2 1 0 2,22 0,00 2,22 0,00 3 5 3 11,11 6,67 13,13 6,67 4 5 2 11,11 4,45 24,44 11,11 5 6 6 13,33 13,33 37,78 24,44 6 8 9 17,79 20,00 55,56 44,44 7 9 6 20,00 13,33 75,56 57,78 8 9 11 20,00 24,44 95,56 82,22 9 2 5 4,44 11,11 100,00 93,33 10 0 3 0,00 6,67 100,00 100,00 Tổng 45 45 100,00 100,00 Từ bảng 3.1 có thể tính được:
Giá trị điểm trung bình của lớp thực nghiệm: Giá trị điểm trung bình của lớp đối chứng:
- Từ sô liệu về tỉ lệ học sinh đạt điểm Xi trở xuống ( tần suất lũy tích) trong bảng 3.1, chúng tơi xây dựng được đồ thị đường tích lũy như hình 3.1
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích
Quan sát đồ thị 3.1 ta thấy: Khi tiến về mức điểm khá giỏi đường lũy tích của nhóm đối chứng cao hơn nhóm thực nghiệm, ở mỗi mức điểm Xi > 3 bất kì nhóm đối chứng có số học sinh đạt dưới điểm Xi nhiều hơn nhóm thực nghiệm, chứng tỏ chất lượng chung của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.
- Từ bảng 3.1 chúng tôi xây dựng được bảng 3.2 (bảng phân loại học sinh). Trên cơ sở đó vẽ được biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra học sinh theo điểm như hình 3.2:
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp phân loại học sinh theo kết quả điểm kiểm tra
Lớp
Phân loại học sinh
Đối chứng Thực nghiệm Số học sinh Tần suất (%) Số học sinh Tần suất (%) Đạt điểm yếu kém (0-5) 17 37,78 11 24,44 Đạt điểm trung bình (6-7) 17 37,78 15 33,33 Đạt điểm giỏi (8-10) 11 24,44 19 42,22
Hình 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra học sinh theo điểm
Bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu kém , trung bình ở nhóm thực nghiệm ít hơn nhóm đối chứng, tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Bên cạnh đó, giá trị điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng chứng tỏ kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm tốt hơn so với lớp đối chứng.
- Từ kết quả bài kiểm tra chất lượng học sinh ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm chúng tôi đưa ra được các thông số đặc trưng để đánh giá tính khả thi của đề tài như bảng 3.3:
Bảng 3.3 – Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng
Lớp Sĩ số S V(%)
Đối chứng 45 5,95 3,41 1,85 31,09
Thực nghiệm 45 6,80 3,53 1,88 27,65
Bảng 3.3 cho thấy: Điểm trung bình kiểm tra của các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Giá trị của phương sai S2 và giá trị độ lệch chuẩn S của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khơng lớn, chứng tỏ số liệu thu được ít bị phân tán.
Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng, chứng tỏ độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp thực nghiệm cũng nhỏ hơn lớp đối chứng, nghĩa là chất lượng học sinh ở lớp thực nghiệm đồng đều hơn lớp đối chứng.