Những thách thức, khó khăn khi phát triển chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu định hướng và một số kiến nghị nhằm phát triển chính phủ điện tử ở việt nam (Trang 29 - 34)

1) Những thách thức, khó khăn chung

1.1. Những thách thức về kỹ thuật

Vấn đề bảo mật luôn là vấn đề quan trọng trong chiến lượt phát triển Chính phủ điện tử ở các nước. Do vậy, để đảm bảo được tính an tồn và bảo mật những thơng tin liên quan đến cơng dân và doanh nghiệp, một Chính phủ điện tử hiệu quả cần phải có hai thành phần cơng nghệ quan trọng sau:

- Một mạng lưới an tồn: cơng nghệ này bảo vệ mạng lưới khỏi bị nghe trộm và sữa đổi thông tin được truyền tải. Mặc dù hiện nay ở các nước đã có một số công nghệ bảo mật như SSL/V3 và S/MIME, nhưng chúng ta cần phát triển thêm nhiều công nghệ hơn nữa để đảm bảo an toàn ngày càng cao cho người sử dụng.

- Sự thẩm định điện tử: để xây dựng Chính phủ điện tử thành cơng, trước tiên phải có một hệ thống thẩm định điện tử đáng tin cậy cho các cá nhân, doanh nghiệp và các viên chức Chính phủ, những người phải xử lý các mẫu đơn và quyết định mẫu đơn của các nội dung đó.

1.2. Khung pháp lý và chính sách cơng cộng

Việc áp dụng cơng nghệ thơng tin và viến thơng có thể gặp phải những trở ngại về vấn đề pháp luật và chính sách. Luật pháp và chính sách phải đảm bảo cho việc thực hiện các giao dịch và các tài liệu điện tử diễn ra dể dàng. Do

đó các nhà hoạch định chính sách phải xem xét ảnh hưởng của pháp luật và chính sách tới q trình phát triển Chính phủ điện tử.

1.3. khoảng cách số

“ Khoảng cách số” vẫn là vấn đề nhức nhối của tất cả các Chính phủ trong quá trính phát triển Chính phủ điện tử, kể cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Ví dụ như ở Mỹ, chính Bộ Thương Mại Mỹ đã báo động về một khoảng cách số khá sâu rộng trong xã hội. Số người Mỹ da trắng có khả năng sắm máy tính gấp 2 lần so với mỹ gốc phi hay Tây Ban Nha. Riêng số người Mỹ da trắng ngồi nhà truy cập Internet vẫn nhiều hơn so với tất cả những người Mỹ da màu vào Internet bất cứ đâu.

Xóa bỏ “ khoảng cách số” khơng phải là một chuyện sớm chiều, mà cần phải có sự nổ lực hết sức của chính phủ trong một khoảng thời gian rất dài. Đây là thách thức không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, vì nếu khơng xóa bỏ “khoảng cách số” này thì khơng thể nào xây dựng được một Chính phủ điện tử hồn chỉnh.

1.4. Ngân sách cho việc triển khai Chính phủ điện tử

Đây là vấn đề hết sức quan trọng để hỗ trợ cho việc triển khai Chính phủ điện tử được sn sẻ. Đối với một nước có nguồn ngân sách hạn chế, chính hủ nên tìm kiếm các nguồn đầu tư hay có thể duy trì các chương trình tiết kiệm để tránh lãng phí. Các nhà hoạch định chính sách cần đặt ra các mục tiêu cụ thể và hợp lý dựa vào các nguồn lực sẵn có.

1.5) Các cản trở khác đối với Chính phủ điện tử

Theo cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore, có 4 cản trở lớn của Chính phủ điện tử: ý muốn duy trì quyền lực, tệ tham nhũng, và trình độ cơng chức. Đây là những khó khăn nội tại của Chính phủ điện tử, Chính phủ các nước phải giải quyết được các khó khăn này.

2) Những thách thức riêng ở nước ta cần chú ý

2.1) Việc thực hiện chính phủ điện tử ở VN cịn thấp

- Q trình triển khai Chính phủ điện tử (e-government) ở VN, từ Trung ương tới các địa phương, người dân trong thời gian vừa qua cịn rất trì trệ. Đó là ý kiến chung của các đại biểu tham dự bàn trịn, 3-11 về góp ý xây dựng “dự thảo phát triển chính phủ điện tử VN đến năm 2010”.

Thứ trưởng Bộ bưu chính Viễn thơng Mai Liêm Trực cho rằng mặc dù thời gian qua, VN đã tiến hành nhiều hoạt động liên quan tới chính phủ điện tử như: đã hơn 50% bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc đã có trang web, và

có nhiều dịch vụ như: xin cấp giấy phép kinh doanh, làm thủ tục hải quan...được triển khai. Nhưng thơng tin trên các website cịn nghèo nàn, các dịch vụ mới chỉ đạt được ở bước đầu, và thực hiện còn độc lập, sơ sài.

2.2) Khả năng sẵn sàng cho chính phủ điện tử cịn thấp

Thực tế cho thấy trong bảng xếp hạng về chỉ số sẵn sàng chính phủ điện tử (do Liên Hợp Quốc cung cấp), VN xếp thứ 97/173 nước, với điểm số E-Gov Index là 0.357 (điểm tối đa là 1, quốc gia có điểm cao nhất là 0.927, quốc gia có điểm thấp nhất là 0.009). Trong khu vực ASEAN, VN chỉ hơn được Lào, Campuchia và Myamar.

Trong khi hiện nay Singapore đã đưa được gần 2.000 dịch vụ hành chính lên mạng, trong đó có việc giải quyết hồ sơ hồn thuế, xin cấp hộ chiếu, đăng ký tham gia các trung tâm thể thao. Khoảng 75% dân Singapore đã sử dụng các cơng cụ điện tử trong giao dịch với chính quyền. Thì Việt Nam mới có 6,67 người sử dụng Internet/100 dân.

Theo ông Mai Liêm Trực - Thứ trưởng Bộ BCVT, việc thực hiện chính phủ điện tử cịn thấp là do nhận thức của các bộ, ngành, địa phương cịn thấp; Hạ tầng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng cịn yếu; Mơi trường pháp lý chưa hình thành, bí mật và án tồn thơng tin chưa đảm bảo; Cải cách hành chình chậm phương thức điều hành lạc hậu; và Đầu tư dàn trải, thực hiện không tập trung và nguồn nhân lực cao cấp thiếu. Việc xây dựng các đề án, dự án thiếu cụ thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc áp dụng chính phủ điện tử khơng hiệu quả.

“Mơ hình chính phủ điện tử giúp bộ máy trong minh bạch hơn, tiết kiệm thời gian, thu hẹp khoảng cách giữa người dân và chính phủ, đẩy mạnh sự tiến bộ kinh tế, xã hội thơng qua tin học hóa hành chính nhà nước. Nhưng rất tiếc là nhận thức của lãnh đạo, trung ương cũng như địa phương về vấn đề cịn này rất kém”, ơng Trực phát biểu.

Theo ơng Trực, VN đang phấn đấu để trở thành nước tiên tiến về chính phủ điện tử trong những năm tới. Nhưng nếu tình trạng cứ như hiện nay, từ trung ương tới địa phương còn chưa nắm vững được khái thế nào là chính phủ điện tử, thì kế hoạch đặt ra cịn khó có thể đạt được.

2.3) Trình độ hiểu biết của người dân cịn thấp

Hiện nay, đa phần người dân vẫn chưa nhận thức rõ vai trị và lợi ích của việc áp dụng CPĐT mang lại, đại bộ phận chưa bao giờ tiếp cận với máy tính và việc truy cập vào Internet là khó khăn và xa vời. Tuy nhiên, chỉ có một bộ phận nào đó có trình độ ln mong muốn thúc đẩy sự phát triển CPĐT. Nhưng con số này chưa phải là nhiều.

Theo những số liệu thống kê mới nhất mà Tổng cục thống kê cơng bố tháng 3/2009 thì cả nước hiện chỉ có 17,2% số lao động biết sử dụng máy tính, chủ yếu là các ngành nghề có liên quan chẳng hạn như ngành thơng tin truyền thơng, tài chính ứng dụng… Các chuyên gia khẳng định tỉ lệ 17,2% là con số cực kỳ khiêm tốn cho thấy trình độ ứng dụng CNTT ở Việt Nam còn khá thấp, và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc triển khai CPĐT hiện nay và sau này.

2.4) Điều kiện kinh tế- xã hội

Điều kiện kinh tế- xã hội cũng là một rào cản mà các nhà hoạch định triển khai CPĐT cần cân nhắc tới.

Mặt bằng chung của nền kinh tế xã hội cũng làm cho việc đầu tư phát triển lĩnh vực này cũng bị giới hạn. Cho dù có ưu tiên nhưng Chính phủ cũng phải cân đối đầu tư cho các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Bên cạnh đó những thói quen làm việc bên giấy tờ của người dân, công chức và quan chức cần có thời gian để thay đổi. Một nước có GDP tương đối thấp như nước ta, lại chưa có kinh nghiệm thực tế triển khai CPĐT nên rất cần sự quyết tâm của người lãnh đạo vừa làm vừa rút kinh nghiệm trên quy mơ nhỏ, sau đó mới nhân rộng ra cả nước.

Vì vậy, việc triển khai CPĐT không thể diễn ra ngay lập tức mà cần phải cân bằng với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội ở Việt Nam cũng như trình độ dân trí hiện nay.

2.5) Mục tiêu của nhiều dự án chưa đạt được

Theo kế hoạch 48 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 thì đến hết năm 2010, Việt Nam sẽ phải xây dựng được các cơ quan điện tử. Cụ thể , trung bình 60% thông

tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp phải được đưa lên cổng thông tin điện tử, 80% cán bộ , công chức phải sử dụng thư điện tử trong công việc. Tuy nhiên, trên thực tế số thông tin chỉ đạo online chỉ mới đạt 30%. Điều đó cho thấy lãnh đạo nhều bộ ngành chưa thực sự vào cuộc và coi CNTT là giải pháp hàng đầu để thúc đẩy tổ chức phát triển.

Cho tới thời điểm này, số dịch vụ công được ứng dụng rộng rãi, thiết thực vẫn cịn q ít. Có một thực trạng là Bộ ban ngành này công khai một phần thủ tục hành chính lên mạng, tun bố số hóa một khâu “ sát vườn” với người dân nhưng khi người dân đến làm thủ tục lại bị vướng mắc ở các khâu khác, vốn chưa được “số hóa”. Kết quả là những dịch vụ đã được số hóa cũng chẳng dẫn tới đâu.

Chương 3. giải pháp và hướng phát triển

Một phần của tài liệu định hướng và một số kiến nghị nhằm phát triển chính phủ điện tử ở việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w