Nguồn nhân lực cho việc triển khai Chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu định hướng và một số kiến nghị nhằm phát triển chính phủ điện tử ở việt nam (Trang 36 - 37)

I) Đánh giá về các tiền đề cho việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam

2. Nguồn nhân lực cho việc triển khai Chính phủ điện tử

Để triển khai Chính phủ điện tử, việc cần thiết nhất là phải có một nguồn nhân lực dồi dào. Nguồn nhân lực ở đây được hiểu là đội ngũ cán bộ làm việc trong

lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông, đội ngũ cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ về cơng nghệ thơng tin cũng như Chính phủ điện tử. Nguồn nhân lực mạnh mẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự thành cơng của chiến lược xây dựng Chính phủ điện tử.

Đầu tiên là nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Cho tới năm 1980, lực lượng làm công nghệ thông tin (CNTT) ở nước ta chủ yếu là các cán bộ thuộc các ngành toán, lý chuyển sang.

Hiện nay trên phạm vi tồn quốc ước tính có khoảng 20.000 cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT, trong đó có khoảng 2.000 người chuyên làm về phần mềm tin học. Ngồi ra, có khoảng 50.000 người Việt Nam ở nước ngồi đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT.

Từ năm 1980, một số trường đại học đã bắt đầu có khoa tin học và cho tới nay hầu hết tất cả các trường đại học đều có khoa tin học và tất cả các sinh viên đều được đào tạo tin học đại cương. Bảy trường lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một vài tỉnh miền Trung đã được Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các khoa CNTT với mục tiêu đào tạo 2000 cử nhân và kỹ sư tin học mỗi năm. Cho tới nay, trung bình mỗi năm có khoảng 3.500 người được đào tạo cơ bản về tin học. Tuy nhiên, nếu tính bình qn đầu người so với Singapore thì nước ta cịn kém khoảng 50 lần. Hiện nay, chúng ta vẫn đang thiếu nhân lực về CNTT, số sinh viên tốt nghiệp hàng năm chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và doanh nghiệp. (Nguồn: Thương mại điện tử - Học viện hành chính quốc gia - NXB Lao động 2003)

Còn về đội ngũ cán bộ quản lý các dự án tin học hố quản lý hành chính nhà nước, mặc dù đóng vai trị rất quan trọng trong q trình tin học hố này nhưng đa số các cán bộ khơng có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nó. Một dự án tốt mà những nhà lãnh đạo chủ chốt lại khơng có nhận thức đầy đủ về bản chất của vấn đề thì khơng bao giờ có thể thành cơng được.

Một phần của tài liệu định hướng và một số kiến nghị nhằm phát triển chính phủ điện tử ở việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w