0
Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Những vấn đề đặt ra cho phát triển DL biển

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN VÀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ XUÂN THÀNH - HUYỆN NGHI XUÂN - TỈNH HÀ TĨNH (Trang 34 -34 )

Qua phân tích thực trạng phát triển DL biển, đối chiếu với những yêu cầu cơ bản của phát triển DL, có thể thấy một số vấn đề chính đặt ra cho phát triển DL biển bền vững ở Việt Nam bao gồm:

- Hiện nay DL biển chưa xây dựng được những sản phẩm DL đặc sắc, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế để thu hút khách từ những thị trường trọng điểm như: Nhật Bản, Đức, Mỹ…

- CSHT DL, đặc biệt là hệ thống cảng DL có khả năng tiếp nhận các tàu DL biển quốc tế, các nước trong khu vực, chưa phát triển để đáp ứng được yêu cầu phát triển.

- Môi trường biển, đặc biệt ở một số khu vực trọng điểm phát triển du lịch biển như: Hạ Long – Cát Bà, Huế - Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu… đã có sự suy thối do các hoạt động phát triển KT – XH. Nguy cơ ô nhiễm dầu do sự cố có chiều hướng gia tăng.

- Việc khai thác tài nguyên DL còn thiếu bền vững do tình trạng chồng chéo trong quản lý.

- Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển DL cịn hạn chế và mang tính tự phát, thiếu sự hướng dẫn, tạo điều kiện từ phía ngành và chính quyền địa phương.

- Công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và bảo vệ mơi trường cịn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Vị trí địa lý

Xã Xuân Thành - huyện Nghi Xuân - tỉnh Hà Tĩnh nằm trên bờ biển đông cách trung tâm huyện Nghi Xn 5km về phía Đơng Nam, cách thành phố Hà Tĩnh 50km về phía Bắc – Tây Bắc. Xã Xn Thành có bãi biển chạy dọc theo bờ biển với chiều dài hơn 5km và có độ dốc thoai thoải, du khách có thể lội bộ ra xa tới vài trăm mét. Phía Nam giáp với xã Cổ Đạm, phía Bắc giáp xã Xuân Yên, phía Tây giáp với xã Xuân Mỹ gần với cảng Cửa Hội nơi dịng sơng Lam đổ ra biển và giáp với thành Vinh – trung tâm kinh tế, văn hố, chính trị, giáo dục của tỉnh Nghệ An. Phía Đơng giáp với biển Đơng trơng ra vịnh Bắc Bộ, hướng mắt ra xa là những hòn đảo Ngư, đảo Mắt.

Với vị trí địa lý như vậy, là điều kiện thuận lợi cho phép xã Xuân Thành phát triển kinh tế, thông thương với các địa bàn trong tỉnh và cũng là điều kiện để Xn Thành có thể giao lưu kinh tế, chính trị, xã hội với các xã và các tỉnh khác….tạo điều kiện phát triển DL.

3.1.2 Khí hậu

Xn Thành nằm hồn tồn trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc, có mùa đơng lạnh và mùa hè khơ nóng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông ở đây bớt lạnh và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc.

Nhiệt độ trung bình thường cao, nhiệt độ khơng khí vào mùa đơng chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ trung bình năm: 23,9oC; nhiệt độ thấp nhất là 14,9oC; nhiệt độ cao nhất là 39,4oC. Nhiệt độ trung bình vào mùa đơng thấp đạt khoảng

20,3oC; chính vì vậy khơng thích hợp cho việc tắm biển và vui chơi với biển nên mùa này lượng du khách rất ít.

3.1.3 Hải văn

Hàng năm vùng biển Xuân Thành chịu ảnh hưởng của hai hệ thống gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Tây Nam. Ngồi ra cịn chịu quy luật hồn lưu chung của vịnh Bắc Bộ. Nhiệt độ nước biển trung bình từ 25 – 27oC; nhiệt độ cao nhất là 29 – 31oC; nhiệt độ thấp nhất là 18 – 23oC. Qua đó ta thấy nhiệt độ rất lý tưởng cho du khách song vẫn có sự biến động giữa hai mùa nên việc duy trì hoạt động DL quanh năm gắn liền với biển là một khó khăn của vùng.

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 3.2.1 Tình hình đất đai

Xn Thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 930,71ha, trong các loại đất thì đất nơng nghiệp vẫn chiếm diện tích lớn nhất với 35,26% trong tổng diện tích đất tự nhiên đạt 328,21ha, xếp thứ 2 là diện tích đất chuyên dùng chiếm 22,81% đạt 212,25ha, tiếp đến là diện tích đất NTTS chiếm 17,90% đạt 166,6ha, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 12,3% đạt 114,44ha, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,62% đạt 80,26ha và đất thổ cư là chiếm diện tích ít nhất chỉ chiếm 3,11% đạt 28,95ha (số liệu thống kê năm 2007). Theo số liệu trên chúng ta thấy rằng tiềm năng đất đai của xã khơng cịn nhiều vì vậy chính quyền và người dân ở đây cần có kế hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất hiện có đồng thời cải tạo diện tích đất cịn lại để khai thác có hiệu quả hơn.

3.2.2 Dân cư và lao động

Xuân Thành là một xã có dân số khá đơng với tổng số nhân khẩu là 4696 người, số nhân khẩu nơng nghiệp trên tồn xã là 2643 người chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng nhân khẩu. Có thể nói rằng đây vẫn là một xã thuần nông thu nhập vẫn chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp. Cả xã có 1130 hộ, với tốc độ tăng dân số tương đối cao vì thế lực lượng lao động của địa phương rất dồi dào, tình

trạng lao động thiếu việc làm tương đối cao (số liệu thống kê 2007). Bởi vậy giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này như thế nào là một vấn đề đang được địa phương hết sức quan tâm và tìm cách để chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ là một hướng giải quyết cho địa phương.

3.2.3 Văn hóa – xã hội

Xuất phát điểm là một vùng đi lên chủ yếu là từ kinh tế nơng nghiệp, trình độ canh tác lạc hậu, mức độ tiếp cận tất cả các lĩnh vực của người dân còn thấp. Cùng với sự phát triển của xã người dân Xuân Thành ngày càng nâng cao dân trí trong giao tiếp cộng đồng, trong văn hóa ứng xử đến hoạt động kinh doanh du lịch. Nguồn lao động phục vụ DL được trang bị kiến thức phục vụ nhu cầu của du khách ngày một chu đáo và lịch sự hơn.

Nằm trên đất học Nghi Xuân nên sự nghiệp GD - ĐT luôn được quan tâm, công tác giáo dục được phối hợp với huyện, tỉnh chặt chẽ, tồn xã đã hồn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sỏ. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp hàng năm đều đạt khá. Xã có một trạm y tế và mạng lưới thông tin tuyên truyền rộng khắp đến tận từng thôn. Từ năm 1997 xã Xuân Thành đã được bộ văn hố thơng tin - bảo tồn, bảo tàng cơng nhận bằng di tích văn hóa, đến nay Xn Thành vẫn là xã có truyền thống sản xuất, an ninh quốc phịng và phát triển KT – XH của huyện.

3.2.4 Kinh tế

Cùng với xu hướng chung của toàn xã hội, nền kinh tế của xã trong vài năm gần đây đã có những bước chuyển biến đáng kể theo hướng tích cực. Cán bộ và nhân dân xã đã và đang tập trung sức lực vào việc phát triển kinh tế đặc biệt là khai thác thế mạnh của hoạt động DL biển tại địa phương bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định.

Năm 2007, trong tổng giá trị sản xuất đạt 23076 triệu đồng, ngành nông nghiệp chiếm 31,64% đạt giá trị 7453,55 triệu đồng, đứng thứ hai là ngành

TTCN – TMDV - DL chiếm 46,55% đạt giá trị 10741,88 triệu đồng. Với tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm từ 2005 - 2007 tương đối cao đạt 14,78%. Các ngành khác cũng đang được chú trọng phát triển

Những kết quả đạt được cho thấy ngành TMDV nói chung và hoạt động DVDL nói riêng đang nổi lên trở thành một hướng đi mới của địa phương nhưng nhìn chung sự phát triển của nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Vì vậy trong những năm tới chính quyền và nhân dân xã phải có giải pháp để sớm đưa ngành TMDV đi lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

3.3 Tiềm năng du lịch tại xã Xuân Thành 3.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Xã Xuân Thành chạy dọc theo bờ biển từ xã Xuân Yên đến xã Cổ Đạm kéo dài hơn 5km, bờ biển Xuân Thành thuộc loại thấp, bằng phẳng có bãi cát dài trắng mịn, khơng gian bãi biển thống rộng, nước biển trong xanh ít tạp chất và sét, khơng có bùn, mơi trường trong sạch, khơng gian tự nhiên gần như còn giữ được vẻ nguyên sơ chưa bị phá vỡ bởi những kiến trúc bê tông của các khách sạn như nhiều bãi biển đang bị đơ thị hố. Phần lớn cơ sở lưu trú, nhà nghỉ, nhà hàng có quy mơ nhỏ và độ cao chỉ khoảng vài ba tầng, chính vì vậy tầm nhìn khơng bị che chắn giúp du khách có cảm giác được hồ mình vào thiên nhiên và có một sự thư giãn dễ chịu. Ở giữa có rặng phi lao xanh ngút ngàn là nơi tránh nắng cho du khách tắm biển, phía sau bãi có dịng lạch nhỏ chạy men theo đường vào làm tăng vẻ trữ tình cho khu vực. Độ mặn trung bình của nước biển nơi đây là 27 – 30%o, vào mùa hè độ

mặn thường đạt 30%o, nhiệt độ nước trung bình từ 18 – 20oC vào mùa đông và khoảng 25oC vào mùa hè nên rất thích hợp cho việc tắm biển. Khơng chỉ có thế dọc chiều dài bãi biển cịn có dịng sơng nước ngọt Mỹ Dương từ núi Hồng Lĩnh chảy về chạy song song, sông không sâu nhưng nước không bao giờ cạn, đôi bờ sông là những tán cây xanh mát rượi. Vượt qua cây cầu bê tơng kiên cố bắt ngang sơng, có thể bắt gặp một dải rừng cây phịng hộ ngăn gió bảo vệ cho khu dân cư phía trong

bờ, trải qua dải rừng này là có thể đến bãi tắm biển, một không gian xanh của mặt biển bao la và bờ cát trắng trải dài bất ngờ mở ra cuối con đường mang lại cho du khách sự hứng khởi đầy thú vị.

Đến đây du khách khơng những được thưởng thức vẻ huy hồng của cảnh bình minh lên hay khi hồng hơn bng xuống mặt biển mà cịn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lao động biển cả của các ngư dân vạn chài Xuân Thành, những con người “ăn sóng – nói gió”, bản tính cứng cỏi, cần cù và giàu lịng mến khách.

Phóng tầm mắt ra xa, cách bờ biển khoảng 4km du khách sẽ bắt gặp con cá khổng lồ che chắn bão to, gió lớn cho Cửa Hội đó là hịn đảo Ngư. Màu xanh bốn mùa của nước biển trải dài ra thì gặp màu mây pha sắc hung hung đỏ của nách đảo lúc trời rạng sáng tạo nên một màu sắc thật huyền ảo. Ngoài việc tắm biển ngắm đảo hưởng khơng khí trong lành, du khách cịn có thể leo núi, lặn biển, du ngoạn bằng thuyền quanh đảo thăm ni cá ở đảo Ngư. Khơng chỉ có thế đảo Ngư cịn là nơi sinh sống của các hệ động thực vật phong phú gồm các loài như: khỉ, dê, các lồi chim… du khách có thể đến đây để du lịch sinh thái. Đi xa hơn, cách đất liền chừng 15km là núi Quỳnh Nhai gồm hai hòn lớn và hòn bé nối với nhau mà từ đất liền nhìn ra như hai cặp mắt nên người dân quen gọi là đảo Mắt. Phía Đơng Nam của đảo Mắt có một cụm đá lơ nhơ chất đống tạo nên những hang động kỳ thú gọi là đảo Tiên. Ngoài ra xung quanh điểm du lịch này là những danh thắng nổi tiếng như: Sông Lam, núi Hồng, núi Quyết, đền Củi, chùa Hương Tích… mà du khách có thể kết hợp tham quan trong chuyến du lịch của mình.

3.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Một điều làm nên sức hấp dẫn của bãi biển Xuân Thành với du khách là sự phong phú của ẩm thực miền biển. Sau mỗi lần ngâm mình trong sóng nước và ngắm nhìn đảo Ngư, đảo Mắt du khách được “nhâm nhi” những món hải sản tươi như: cua, ghẹ, tơm, sị huyết, mực và các món cá luộc, cá nướng đủ loại với giá cả vừa phải, thậm chí khách có thể tự đi mua, tự mình lựa chọn các loại hải sản

ngay từ thuyền đánh cá của ngư dân mới cập bờ neo đậu trên bãi biển và đưa vào các nhà hàng để đầu bếp chế biến, nấu nướng theo yêu cầu.

Thời gian nghỉ tại đây du khách có thể đi thăm những điểm du lịch khá nổi tiếng trong vùng như: khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du tại làng Tiên Điền, khu di tích về nhà thờ Nguyễn Công Trứ tại làng Uy Viễn và thăm làng ca trù Cổ Đạm cách đó 3km để được lắng nghe những làn điệu ca trù cổ từ các nghệ nhân của làng.

Với hệ thống khách sạn, nhà nghỉ cùng các dịch vụ đang được đầu tư xây dựng và mở rộng hướng tới tính chuyên nghiệp, Xuân Thành đang nổi lên trở thành một điểm đến hấp dẫn của Hà Tĩnh. Bên cạnh đó Xn Thành cịn tổ chức lễ hội Trọ Kiều Sỹ - Nông – Công – Thương, đây là một ngày lễ lớn thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và thi đấu. Lễ hội được tổ chức vào hai ngày 30/4 và 1/5 hàng năm với hoạt động chủ yếu là đua thuyền rồng được tổ chức ở bãi tắm. Trong lễ hội có rước các vị thần linh nhằm cầu mong mưa thuận gió hồ và thể hiện truyền thống của địa phương.

Sự đa dang và phong phú của tài nguyên DL cả tự nhiên và nhân văn đã tạo điều kiện cho DL Xuân Thành phát triển nhiều loại hình hoạt động DL trong năm.

PHẦN IV

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp lựa chọn địa bàn nghiên cứu

Đây là phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất, nghiên cứu có thành cơng hay khơng phụ thuộc vào sự lựa chọn này. Địa điểm nghiên cứu cần phải phù hợp với yêu cầu của nội dung cũng như các mục tiêu mà đề tài đề ra.

Vậy tại sao chúng tôi lại chọn xã Xuân Thành làm địa điểm nghiên cứu? Xuất phát từ nội dung đề tài là: “Tìm hiểu hoạt động du lịch và sinh kế của người dân” nên chúng tơi có sự lựa chọn này xuất phát từ những đặc điểm sau:

- So với nhiều địa phương khác trong huyện và tỉnh, Xuân Thành là một xã có truyền thống phát triển hoạt động DL tương đối lâu dài, đã tạo được thành phong trào khắp toàn xã. Mặt khác, khả năng phát triển DL ở Xuân Thành hứa hẹn một tiềm năng lớn, hoạt động DVDL ở đây tương đối phát triển thu hút được khá nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Các hoạt động DVDL nổi trội là: Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác..

- Vấn đề mà chúng tôi quan tâm nhất khi lựa chọn xã Xuân Thành làm điểm nghiên cứu là sự chuyển đổi hoạt động sinh kế từ sản xuất nông nghiệp thuần tuý sang hoạt động DVDL ở một số hộ lâu năm có tác động như thế nào tới sinh kế của họ.

4.2 Phương pháp thu thập số liệu

4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu đã công bố

Phương pháp thu thập số liệu đã cơng bố hay cịn gọi là số liệu thứ cấp, đây là nguồn số liệu để đảm bảo tính hiện thực khách quan cho đề tài nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài chúng tôi tiến hành thu thập số liệu này như sau:

- Trong chương I và chương II: Chúng tôi tập trung thu thập số liệu từ sách báo và Internet, các số liệu này có tính chất tổng quan, khái quát nhưng góp phần nào giúp người nghiên cứu bước đầu hình dung được tình hình phát triển của ngành DL nói chung và DL biển nói riêng.

- Ở chương III: Chúng tôi thu thập các số liệu phác hoạ điều kiện tự nhiên, điều kiện KT – XH, đó là các số liệu về đất đai, dân cư và lao động, nguồn lực tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh, số cơ sở và thời gian lưu trú,doanh thu từ

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN VÀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ XUÂN THÀNH - HUYỆN NGHI XUÂN - TỈNH HÀ TĨNH (Trang 34 -34 )

×